Chủ nhật 29/12/2024 01:27

Giữ nguyên giá bán, giảm sử dụng Quỹ Bình ổn xăng dầu

Chiều nay (30/12), Bộ Tài chính đã có công văn yêu cầu các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu giảm mức sử dụng Quỹ Bình ổn xăng dầu từ 500 đồng/lít xuống 300 đồng/lít. Kèm theo đó cho phép phục hồi một phần lợi nhuận định mức.

 - Theo Bộ Tài chính, giá xăng dầu thành phẩm thế giới trong một vài ngày gần đây có biến động so với các phiên giao dịch trước đó (có ngày tăng, có ngày giảm) và diễn biến phức tạp, thất thường. Nếu so sánh giá xăng dầu thành phẩm thế giới bình quân 30 ngày (chốt giá đến ngày 29/10/2012) với bình quân 30 ngày làm căn cứ điều hành giá xăng dầu ngày 11/9/2012 (giảm thuế nhập khẩu và tăng mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá với các mặt hàng dầu) giảm từ 1,79 đến 5,05% tùy từng chủng loại xăng dầu.

Căn cứ diễn biến giá xăng dầu thế giới trong thời gian gần đây; sau khi thống nhất với Bộ Công Thương; trên cơ sở nguyên tắc tính toán giá cơ sở theo các quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP, Thông tư số 234/2009/TT-BTC (trong đó thuế suất thuế nhập khẩu, mức trích Quỹ Bình ổn giá như quy định hiện hành) thì chênh lệch giữa giá bán hiện hành và giá cơ sở bình quân 30 ngày (từ ngày 30/9/2012 đến hết ngày 29/10/2012: trong đó giảm từ ngày 22/10/2012 đến ngày 25/10/2012 và tăng trở lại từ ngày 29/10/2012) các mặt hàng xăng dầu như sau:

Đơn vị: đồng/lít,kg

Mặt hàng

Giá bán hiện hành

Giá cơ sở

Chênh lệch giữa giá bán hiện hành và giá cơ sở

(1)

(2)

(3) =(1)-(2)

1. Xăng RON 92

23.650

24.069

-419

2. Điêzen 0,05 S

21.850

22.322

-472

3. Dầu hoả

21.900

22.561

-661

4. Madút

18.650

18.668

-18

Ghi chú: (+) giá hiện hành cao hơn giá cơ sở; (-) giá hiện hành thấp hơn giá cơ sở; mức giá hiện hành lấy theo giá bán hiện hành của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam.

Căn cứ kết quả tính toán giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu nêu trên, kết hợp tình hình thị trường kinh doanh xăng dầu trong thời gian vừa qua (kể từ lần điều hành giá xăng dầu ngày 28/8/2012: yêu cầu doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đồng thời chưa tính lợi nhuận định mức 300 đồng/lít,kg trong cơ cấu giá cơ sở...); hơn nữa, do số dư Quỹ BOG hiện nay không còn nhiều, nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối hiện Quỹ BOG đang bị âm. Từ tình hình trên, để thống nhất thực hiện nguyên tắc hài hòa các lợi ích người tiêu dùng, doanh nghiệp và Nhà nước, Liên Bộ Tài chính - Công Thương thống nhất yêu cầu doanh nghiệp:

Giữ ổn định giá bán lẻ và giữ ổn định mức trích Quỹ Bình ổn giá như hiện hành với tất cả các chủng loại xăng dầu (300 đồng/lít,kg).

 Giảm mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá đối với xăng và dầu điêzen 200 đồng/lít (từ 500 đồng/lít xuống 300 đồng/lít); dầu hỏa: giữ nguyên mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá như hiện hành là500 đồng/lít. Riêng dầu mazút: ngừng sử dụng Quỹ Bình ổn giá;

Về lợi nhuận định mức của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu: Phần chênh lệch còn lại để khôi phục một phần lợi nhuận định mức trong cơ cấu giá cơ sở với tất cả các mặt hàng xăng dầu.

Thời điểm áp dụng thông báo này kể từ 15 giờ hôm nay (30/10/2012).

Bộ Tài chính cho biết, Liên Bộ Tài chính- Công Thương sẽ tiếp tục kiên trì thực hiện điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Liên Bộ tiếp tục bám sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, khi có điều kiện Liên Bộ sẽ yêu cầu các doanh nghiệp giảm giá bán lẻ xăng dầu trong nước vì quyền lợi của người tiêu dùng và của cả doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.

Thanh Hương

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ