Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực

Các chỉ tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt đã được nhiều kết quả tích cực.
Tín dụng chính sách: Đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi Tín dụng chính sách: Tạo nguồn lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi lựa chọn những cơ hội lớn

Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, cần tăng cường hỗ trợ tiếp cận thông tin hơn nữa đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Kết quả tích cực

Việt Nam có 53 dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu ở vùng miền núi, chiếm 3/4 diện tích cả nước, dân số khoảng 14,1 triệu người, chiếm 14,7% dân số cả nước. Những vùng này thường có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt đã được nhiều kết quả tích cực. Ảnh: VGP

Thời gian qua, với sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực vươn lên của bà con, đã giúp cho các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 đạt được nhiều kết quả khá tích cực.

Cụ thể: Tỷ lệ nghèo dân tộc thiểu số năm 2022 đã giảm 3,4%, vượt 3% mục tiêu kế hoạch giao. Các nội dung thành phần của chương trình đi sâu, bao phủ hầu hết các mặt của đời sống kinh tế - xã hội với kỳ vọng ưu tiên giải quyết những vấn đề cấp thiết nhất hiện nay của đồng bào dân tộc thiểu số như: Đất ở, nhà ở, nước sạch, đất sản xuất, dịch vụ xã hội cơ bản, cơ sở hạ tầng thiết yếu, giáo dục, đào tạo nghề...

Dù mới đưa vào tổ chức tại thực tiễn địa phương từ nửa cuối năm 2022 nhưng ước tính đến cuối năm 2023, một số chỉ tiêu hoàn thành, vượt mục tiêu kế hoạch được giao như: Tỷ lệ xã, thôn có đường ô tô đến trung tâm xã được trải nhựa hoặc bê tông, cứng hóa; tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới, các nguồn điện khác phù hợp và sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Đặc biệt, trên cơ sở nguồn lực của chương trình và sự nỗ lực của các địa phương, đến nay nhiều xã, thôn thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn, từng bước hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, ổn định và phát triển. Nhiều vướng mắc, bất cập đã được Chính phủ kịp thời nắm và quyết liệt chỉ đạo cơ quan chức năng tháo gỡ; việc triển khai các dự án, tiểu dự án đã thu được kết quả bước đầu.

Theo đánh giá của cơ quan giám sát, quá trình triển khai thực hiện chương trình đã bám sát mục tiêu tổng quát là “Giảm nghèo nhanh, bền vững, giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn, sắp xếp ổn định dân cư, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ, thu hẹp dần khoảng cách mức sống, thu nhập so với bình quân chung của cả nước...”.

Theo ông Hà Việt Quân - Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đến nay cấp Trung ương đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ xây dựng, ban hành văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện về Chương trình Mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực
Người dân xã Pù Nhi, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) thu hoạch mận để trao đổi hàng hóa, phát triển kinh tế gia đình. Ảnh: Bích Nguyên

Từ thực tiễn địa phương, ông Đầu Thanh Tùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa - cho biết: Chương trình đã góp phần thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng so với bình quân chung của tỉnh; giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn.

Tại Thanh Hóa, tỷ lệ hộ nghèo khu vực miền núi giảm từ 19,9% xuống còn 15,19% theo chuẩn nghèo giai đoạn 2022-2025 (giảm 4,81%), tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số năm 2022 giảm từ 27,23% xuống còn 19,86% (giảm 7,37%); thu nhập bình quân đầu người khu vực miền núi năm 2022 đạt 38,12 triệu đồng, thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số và miền núi năm 2022 đạt 34,6 triệu đồng.

Hay tại Tuyên Quang, theo ông Nguyễn Thế Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang: Chương trình có ý nghĩa rất quan trọng, tác động sâu rộng đến hầu hết các xã, thôn, bản và số đông người dân trong tỉnh. Tuy vậy, một số nội dung chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân nhưng các địa phương được giao nguồn vốn đầu tư phát triển, do vậy sẽ không có khả năng thực hiện nếu không có sự điều chính các quy định, hướng dẫn của Trung ương.

Đẩy mạnh tuyên truyền

Tuy đã đạt được nhiều kết quả tích cực nhưng đến nay chương trình vẫn còn một số mục tiêu quan trọng chưa thực hiện được như: Khoảng cách chênh lệch, mức sống giữa các dân tộc, vùng miền chưa được thu hẹp; vùng đồng bào dân tộc miền núi cơ bản không còn hộ đói nhưng Chính phủ vẫn phải cấp hàng chục ngàn tấn gạo từ nguồn dự trữ Quốc gia để hỗ trợ cho các tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số; vẫn còn 1.551 xã đặc biệt khó khăn; chưa hoàn thành công tác định canh, định cư, chấm dứt tình trạng di cư tự do; chưa giải quyết được vấn đề đất sản xuất cho nông dân thiếu đất; khả năng tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản của đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế; hủ tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan chậm được khắc phục…

Vì vậy, theo ông Đinh Xuân Thắng – Phó Vụ trưởng Tuyên truyền, Ủy ban Dân tộc: Thời gian tới cần tập trung tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thông tin thiết yếu cho xã hội, đặc biệt là thông tin có liên quan đến cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, thông tin cho người dân sống trên địa bàn các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực
Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền đến đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Ông Đinh Xuân Thắng cho biết thêm: Chính sách giảm nghèo giai đoạn 2021 – 2025 thông tin là 1 trong 6 dịch vụ xã hội cơ bản trong chuẩn nghèo đa chiều (việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, thông tin). Trong đó, sự thiếu hụt thông tin với đồng bào các dân tộc thiểu số, người sống ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo… được xét trên 2 tiêu chí: Sử dụng dịch vụ viễn thông (hộ gia đình không có thành viên nào sử dụng dịch vụ Internet) và tài sản phục vụ tiếp cận thông tin (hộ gia đình không có phương tiện nào trong số các phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin: Phương tiện dùng chung: Tivi, radio, máy tính để bàn, điện thoại; phương tiện cá nhân: Máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh).

Mặc dù đã được Đảng và Nhà nước quan tâm hỗ trợ, đầu tư phát triển, nhưng do xuất phát điểm thấp nên vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đến nay vẫn là nơi khó khăn nhất; chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất; kinh tế - xã hội phát triển chậm nhất; tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản thấp nhất; tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao nhất. Do đó, việc quan tâm về mọi mặt cho các tỉnh miền núi và dân tộc thiểu số cũng như hỗ trợ truyền tải thông tin có yếu tố quyết định trong công cuộc giảm nghèo thông tin theo mục tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra.

Ông Thắng dẫn ví dụ thực tế khi đi phỏng vấn ở Hà Giang: Nhiều hộ nghèo được cấp tivi, radio, nhưng chưa bao giờ mở ra, không xem, không nghe và không có thời gian nghe. “Ví dụ đồng bào Mông ở Hà Giang đi làm từ 3 giờ sáng đến 9 – 10 giờ tối mới về thì xem tivi vào lúc nào”, ông Thắng chia sẻ.

Vì vậy, chuyên gia cho rằng, việc cấp thiết bị cho hộ nghèo cũng có hai mặt, bởi cần định hướng tốt, đánh giá đúng thực trạng, có thiết bị nhưng dùng như thế nào là nội dung cần phản ánh khách quan, do đó việc thông tin đến với vùng đồng bào dân tộc thiểu số là rất quan trọng.

Cùng quan điểm với ông Thắng, chia sẻ giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả giảm nghèo bền vững cho giai đoạn 2022-2025, nhiều chuyên gia cũng nhấn mạnh: Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong công tác giảm nghèo; động viên, hướng dẫn người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kinh nghiệm trong lao động, sản xuất, chủ động vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội.

Bên cạnh đó, hoàn thiện chính sách giảm nghèo, chuẩn nghèo đa chiều gắn với mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm mức sống tối thiểu tăng dần và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; đổi mới cách tiếp cận về giảm nghèo…

Giảm nghèo thông tin vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Quan trọng và thiết thực
Sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo

Đồng thời huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo đảm nguồn lực, đồng thời huy động tối đa các nguồn lực xã hội tham gia công tác giảm nghèo bền vững.

Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo. Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan điều phối về giảm nghèo các cấp theo hướng tập trung, thống nhất đầu mối quản lý…

Hiện nay, công tác dân tộc, miền núi có nhiều chuyển biến tích cực. Tất cả các huyện đều có đường đến trung tâm huyện; 98,4% xã có đường ô tô đến trung tâm xã; 100% xã được tiếp cận với điện lưới quốc gia; tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng điện đạt 93,9%; 100% xã có trường tiểu học và trung học cơ sở, 99,7% xã có trường mầm non, mẫu giáo; 99,3% xã có trạm y tế; gần 100% số xã có nhà văn hóa hoặc điểm bưu điện văn hóa.
Tâm An
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: dân tộc thiểu số

Tin cùng chuyên mục

Siêu tàu cao tốc TP. Hồ Chí Minh đi Côn Đảo chỉ mất hơn 4 giờ có gì đặc biệt?

Siêu tàu cao tốc TP. Hồ Chí Minh đi Côn Đảo chỉ mất hơn 4 giờ có gì đặc biệt?

Chi tiết mức lương giáo viên trước và sau cải cách tiền lương

Chi tiết mức lương giáo viên trước và sau cải cách tiền lương

Các cấp công đoàn ngành Công Thương: Đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới

Các cấp công đoàn ngành Công Thương: Đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới

Hơn 500 thuốc, biệt dược vừa được Bộ Y tế cấp mới, gia hạn

Hơn 500 thuốc, biệt dược vừa được Bộ Y tế cấp mới, gia hạn

Xác định nguyên nhân ban đầu vụ sạt lở ở Ba Vì khiến 3 em nhỏ tử vong

Xác định nguyên nhân ban đầu vụ sạt lở ở Ba Vì khiến 3 em nhỏ tử vong

Hà Nội: 3 bé gái bị vùi lấp tử vong trong khu vui chơi tại Ba Vì

Hà Nội: 3 bé gái bị vùi lấp tử vong trong khu vui chơi tại Ba Vì

Nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học

Nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học

Thời tiết hôm nay ngày 13/5/2024: Bắc Bộ nhiều nơi mưa dông, đề phòng lốc, sét, mưa đá

Thời tiết hôm nay ngày 13/5/2024: Bắc Bộ nhiều nơi mưa dông, đề phòng lốc, sét, mưa đá

Dự báo thời tiết biển hôm nay 13/5/2024: Có mưa rào và dông vài nơi, gió giật mạnh

Dự báo thời tiết biển hôm nay 13/5/2024: Có mưa rào và dông vài nơi, gió giật mạnh

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 13/5/2024: Hà Nội có mưa dông, lốc, sét, gió mạnh

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 13/5/2024: Hà Nội có mưa dông, lốc, sét, gió mạnh

Nhiều tuyến đường Hà Nội biến thành sông sau cơn mưa lớn kéo dài

Nhiều tuyến đường Hà Nội biến thành sông sau cơn mưa lớn kéo dài

Chính phủ đề ra 7 trọng tâm thúc đẩy “tri thức hóa nông dân”

Chính phủ đề ra 7 trọng tâm thúc đẩy “tri thức hóa nông dân”

Xác minh thông tin 2 du khách nước ngoài tố bị taxi

Xác minh thông tin 2 du khách nước ngoài tố bị taxi 'chặt chém'

Ngành điện phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2024

Ngành điện phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2024

Nghệ sĩ nhân dân Tường Vi - giọng ca “Tiếng đàn Ta Lư” qua đời ở tuổi 86

Nghệ sĩ nhân dân Tường Vi - giọng ca “Tiếng đàn Ta Lư” qua đời ở tuổi 86

Chi tiết cách tính 9 loại phụ cấp sau cải cách tiền lương

Chi tiết cách tính 9 loại phụ cấp sau cải cách tiền lương

Xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh: Nội dung quan trọng của Công đoàn Công Thương Việt Nam

Xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh: Nội dung quan trọng của Công đoàn Công Thương Việt Nam

Thời tiết hôm nay ngày 12/5/2024: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa lớn; Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Thời tiết hôm nay ngày 12/5/2024: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa lớn; Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Dự báo thời tiết biển hôm nay 12/5/2024: Có mưa dông, lốc xoáy, gió giật mạnh

Dự báo thời tiết biển hôm nay 12/5/2024: Có mưa dông, lốc xoáy, gió giật mạnh

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 12/5/2024: Hà Nội giảm nhiệt, có mưa rào và dông

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 12/5/2024: Hà Nội giảm nhiệt, có mưa rào và dông

Xem thêm