Thứ hai 23/12/2024 05:39
Dự án Giảm nghèo Khu vực Tây Nguyên

Giảm nghèo bền vững nhờ các sinh kế phù hợp

Hai năm trở lại đây, đồng bào DTTS tại nhiều huyện miền Trung và Tây Nguyên đã xem các cơ hội sinh kế của Dự án Giảm nghèo Khu vực Tây Nguyên như “chiếc phao cứu sinh” cho cuộc sống vốn đang rất khó khăn. Bởi lẽ, với các sinh kế này, đồng bào đang từng bước nhận ra con đường giảm nghèo bền vững.
Niềm vui của người dân huyện Nam Trà My (Quảng Nam) khi được nhận dê giống do dự án hỗ trợ

Sinh kế được xây dựng dựa trên nhu cầu

Lựa chọn việc cải thiện cơ hội sinh kế cho các hộ nghèo là mục tiêu chính, từ năm 2014, Dự án Giảm nghèo Khu vực Tây Nguyên đã đầu tư hàng nghìn tiểu dự án sinh kế hỗ trợ người dân trong vùng dự án thoát nghèo. Trong đó, tập trung hỗ trợ hộ nghèo nuôi bò, trâu, gà, dê; áp dụng các mô hình trồng lúa, bắp, cải tạo vườn… Ngoài hợp phần hỗ trợ sinh kế, dự án còn triển khai nhiều công trình phát triển hạ tầng cấp cơ sở, như: Nhà văn hóa, công trình nước sạch, đường giao thông thôn, xóm. Các công trình đã giúp người dân rút ngắn được khoảng cách đi lại, các em đến trường đã bớt khó khăn hơn vào mùa mưa lũ. Việc giao thương, buôn bán, phát triển kinh tế được thuận lợi hơn nhiều.

Điều đáng ghi nhận là, các hình thức hỗ trợ sinh kế, xây dựng cơ sở hạ tầng của dự án đều xuất phát từ nhu cầu và đặc điểm của người hưởng lợi. Nói cách khác, các hình thức hỗ trợ đều do chính đồng bào vùng dự án đề xuất, ban quản lý dự án chỉ tiến hành thẩm định và thực hiện đầu tư.

Cụ thể như, với Gia Lai, sau một năm triển khai các tiểu dự án sinh kế, như: nuôi bò, nuôi gà, nuôi heo, trồng lúa, trồng bắp, cải tạo vườn hộ…, đã giải quyết được tình trạng đói giáp hạt, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhiều hộ dân vùng dự án. Hay như ở tỉnh Đắk Lắk, các hình thức hỗ trợ sinh kế đã giúp cho số hộ nghèo của tỉnh giảm đi trông thấy. Đặc biệt, nhận thức của bà con đã có những chuyển biến rõ rệt.

“Bà con buôn mình nhà nào cũng có đất vườn quanh nhà, trước đây chỉ biết nuôi heo thả rông theo truyền thống. Dự án đã giúp bà con tập hợp theo nhóm, được tập huấn cách làm rau, chăn nuôi, cách chế biến để đảm bảo dinh dưỡng. Dự án cũng hỗ trợ kinh phí mua giống, phân bón, thức ăn chăn nuôi, làm chuồng... Riêng vườn nhà mình ngày nào cũng có rau bán, tăng thêm thu nhập” - bà H’Ring B’Krông, buôn Tul B, xã Ea Wer, huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk phấn khởi cho biết.

Những hiệu quả bước đầu

Theo đại diện Ban Quản lý Dự án giảm nghèo khu vực Tây Nguyên huyện Ia Pa, Gia Lai cho biết: “Năm 2015, huyện Ia Pa được dự án hỗ trợ 15 công trình hạ tầng cấp xã, thôn và kênh mương nội đồng. Hiện nay, tất cả các công trình này đã được thi công và đưa vào sử dụng, chất lượng các công trình được đánh giá tốt, không chỉ tránh được tình trạng lãng phí mà còn giúp tạo thêm việc làm và thu nhập cho một bộ phận người dân tại địa phương”.

Đến nay, hầu hết các mô hình triển khai đều mang lại hiệu quả, bước đầu cải thiện sản xuất, thu nhập của người dân tham gia dự án. Hơn thế nữa, việc thành lập các tổ, nhóm sinh kế cũng đã góp phần nâng cao năng lực cán bộ địa phương và người dân, gắn kết tình đoàn kết giữa các thành viên, giúp họ cùng nhau phát triển kinh tế, hướng đến việc thoát nghèo bền vững.

Mặc dù, trên thực tế, do trình độ nhận thức của đồng bào còn hạn chế, bà con lại chưa có kinh nghiệm nên không ít cây, con giống đã bị chết hoặc phát triển không như mong đợi. Tuy nhiên, sau 2 năm triển khai dự án, số hộ gia đình tiếp thu và vận dụng tốt các quy trình kỹ thuật vào sản xuất, sử dụng giống mới, gieo trồng và chăm sóc cây trồng, vật nuôi theo hướng dẫn, biết tính toán sử dụng vật tư, phân bón hợp lý, phòng bệnh cho cây trồng, vật nuôi đúng cách…, đã tăng lên rõ rệt. Việc tổ chức sản xuất theo nhóm đã tạo cơ sở để hình thành vùng sản xuất tập trung, đủ lớn đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây cũng là cơ sở để dự án tiếp tục kết nối với doanh nghiệp, phát triển thị trường trong thời gian tiếp theo.

Dự án Giảm nghèo Khu vực Tây Nguyên tập trung vào 130 xã, thuộc 26 huyện nghèo của 6 tỉnh: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Nam và Quảng Ngãi. Dự án có tổng số vốn đầu tư là 165 triệu đô-la Mỹ (tương đương 3.465 tỷ đồng). Dự án được thực hiện trong 5 năm, bắt đầu từ năm 2014.
H.M
Bài viết cùng chủ đề: giảm nghèo bền vững

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: những cán bộ cơ sở gánh tròn cả 'hai vai'

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu