Thứ tư 01/01/2025 18:24

Giải phóng mặt bằng tại Cửa khẩu Hữu Nghị: Có thể áp dụng cưỡng chế

Liên quan đến xử lý vướng mắc giải phóng mặt bằng giai đoạn II, dự án bến bãi… phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa, tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, ông Nguyễn Duy Anh - Chủ tịch UBND huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, khi trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Công Thương, cho biết: Có thể áp dụng biện pháp hành chính cưỡng chế di dời.

Nói về xã hội hóa đầu tư hạ tầng tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và các cửa khẩu khác trên địa bàn, ông Nguyễn Hữu Chiến - Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Lạng Sơn, cho biết: Trong giai đoạn từ 2010-2015, lượng hàng hóa XNK qua tỉnh Lạng Sơn tăng đột biến, đặc biệt là việc xuất khẩu hàng hóa nông sản, khiến nhu cầu về bến bãi tập kết phương tiện tăng cao, gây ách tắc. Do nguồn lực từ ngân sách địa phương có hạn, tỉnh Lạng Sơn đã thực hiện xã hội hóa đầu tư, kêu gọi khu vực tư nhân (doanh nghiệp) tham gia đầu tư, kinh doanh hạ tầng bến bãi phục vụ hoạt động XNK và đã thu được những kết quả rất tích cực. Hiện nay, tỉnh Lạng Sơn vẫn đang tiếp tục nỗ lực đầu tư hoàn thiện hạ tầng bến bãi… phục vụ hoạt động XNK tại các cửa khẩu, trong đó có việc kêu gọi doanh nghiệp đầu tư.

Hộ dân (vòng tròn đánh dấu) chưa chịu di rời do vướng mắc giải phóng mặt bằng

Tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Công ty TNHH Xuân Cương là nhà đầu tư đã thực hiện đầu tư bến xe, bãi xe và điểm tập kết hàng hóa XNK, dự án có qui mô diện tích rộng 25 héc ta. Giai đoạn I, nhà đầu tư đã được giao 17 héc ta mặt bằng sạch, đã đầu tư và hiện đang khai thác. Giai đoạn II còn 8,5 héc ta, doanh nghiệp đang tiếp tục triển khai đầu tư, nhưng gặp vướng mắc về giải phóng mặt bằng. Công ty TNHH Xuân Cương đã nhiều lần kiến nghị, UBND tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo UBND huyện Cao Lộc khẩn trương giải quyết. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay vẫn chưa thể xử lý dứt điểm.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Trần Ngọc Anh - Phó Giám đốc điều hành Công ty TNHH Xuân Cương, cho biết: Công ty đã đầu tư trên 1.000 tỷ đồng cho giai đoạn I (17 héc ta) xây dựng hạ tầng bến bãi… tại Cửa khẩu Hữu Nghị, hiện có thể đáp ứng tập kết được từ 1.400 - 1.500 phương tiện chở hàng hóa XNK. Nếu hoàn thành nốt giai đoạn II của dự án, năng lực bến bãi tại Cửa khẩu Hữu Nghị có thể đáp ứng tập kết được khoảng 2.500 phương tiện chở hàng hóa XNK. Tuy nhiên, trong vòng 2 năm vừa qua, Công ty TNHH Xuân Cương triển khai đầu tư giai đoạn 2 với 8,5 héc ta còn lại vẫn dở dang chưa thể hoàn thành, do vướng mắc ở khâu giải phóng mặt bằng, không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của công ty, mà còn ảnh hưởng tới hoạt động XNK qua Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị.

Theo ông Trần Ngọc Anh, vướng mắc về giải phóng mặt bằng thuộc giai đoạn II của dự án bến bãi tại Cửa khẩu Hữu Nghị, nằm ở một vài hộ dân, với diện tích khoảng 1 héc ta, nhưng lại ảnh hưởng đến khoảng 1/3 diện tích còn lại đầu tư giai đoạn II của dự án không thực hiện được. Các hộ dân khi đàm phán với doanh nghiệp, đã đưa ra mức giá đền bù cao hơn 20-30 lần so với giá đền bù theo qui định. Mặc dù Công ty TNHH Xuân Cương đã chấp nhận chi trả đền bù, hỗ trợ di rời giải phóng mặt bằng cho các hộ còn vướng mắc với giá trị đền bù cao gấp đôi so với qui định, nhưng họ vẫn không đồng ý.

Ông Nguyễn Duy Anh - Chủ tịch UBND huyện Cao Lộc trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Công Thương

Thực trạng nêu trên cho thấy, vấn đề liên quan đến giải phóng mặt bằng giai đoạn II của dự án hạ tầng, bến bãi phục vụ XNK tại Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị hiện nay, đó là xung đột về lợi ích giữa doanh nghiệp và người dân, mà điểm mấu chốt là ở mức giá trị đền bù, hỗ trợ di rời, tái định cư. Nếu không có vai trò trung gian của chính quyền giải quyết, thông qua các giải pháp phù hợp với các qui định của pháp luật hiện hành, đảm bảo hài hòa được lợi ích của người dân, doanh nghiệp…, thì rất khó xử lý dứt điểm.

Tại cuộc họp báo quý II/2020, do UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức ngày 24/7/2020 vừa qua, trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Công Thương, ông Nguyễn Duy Anh - Chủ tịch UBND huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, cho biết: Dự án bến xe và trạm chung chuyển hàng hóa tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, do Công ty TNHH Xuân Cương thực hiện, huyện Cao Lộc đang tích cực xử lý các vướng mắc để giải phóng mặt bằng giai đoạn II, với diện tích thu hồi còn lại là trên 5 héc ta (đã bàn giao cho chủ đầu tư 3,40 héc ta). Trong số 43 hộ dân bị ảnh hưởng, vẫn còn 27 hộ chưa đồng ý nhận tiền bồi thường tái định cư do không đồng ý với giá bồi thường, đòi hỏi thêm suất tái định cư, mà theo qui định của pháp luật là không được.

Ông Nguyễn Duy Anh cho biết, giải phóng mặt bằng đã được UBND huyện Cao Lộc coi là một nhiệm vụ trọng tâm của năm 2020. Từ đầu năm đến nay, UBND huyện Cao Lộc đã tổ chức 5 cuộc tuyên truyền trực tiếp với các hộ dân thuộc diện di rời, còn vướng mắc, lãnh đạo huyện cũng đã 3 lần lên Cửa khẩu Hữu Nghị để họp với chủ đầu tư và các bên có liên quan về vấn đề này để lắng nghe, giải thích và tìm hướng xử lý phù hợp. Hiện nay, UBND huyện Cao Lộc đã giao cho các cơ quan chức năng của huyện khẩn trương rà soát, hoàn thiện hồ sơ đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối với 3 hộ gia đình có nhiều đất bị thu hồi ở khu vực đầu đường dự án, tiếp tục tổ chức tuyên truyền, vận động chấp hành chính sách, pháp luật, nếu cố tình không tuân thủ thì UBND huyện Cao Lộc sẽ tính đến việc sử dụng biện pháp hành chính là cưỡng chế di rời theo pháp luật. Ngoài ra, ông Nguyễn Duy Anh còn cho biết, UBND huyện Cao Lộc cũng có thể tính đến phương án đề xuất điều chỉnh qui hoạch một số điểm thuộc diện tích giải phóng mặt bằng giai đoạn II của dự án cho phù hợp với thực tế nếu xét thấy cần thiết.

Ngọc Quỳnh
Bài viết cùng chủ đề: Xuất nhập khẩu

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu