Lạng Sơn: Năm 2024, xuất nhập khẩu tăng trưởng 27,6%

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tất cả các loại hình qua cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2024 ước đạt 66,4 tỷ USD, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024 Số lượng C/O ưu đãi được cấp năm 2024 tăng 18%

Lưu lượng phương tiện xuất nhập khẩu trung bình đạt 1.300 xe/ngày

Ông Đoàn Thanh Sơn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn - cho biết, với sự chủ động, quyết tâm của tỉnh Lạng Sơn trong phát triển kinh tế cửa khẩu, thương mại biên giới, cùng sự quan tâm, giúp đỡ của Chính phủ, các bộ, ban, ngành Trung ương, đặc biệt là Bộ Công Thương, sự phối hợp của các cơ quan tương ứng phía Quảng Tây (Trung Quốc) và sự ủng hộ, đồng hành của các doanh nghiệp, xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh luôn được duy trì và ngày càng phát triển, ngay cả trong thời điểm dịch bệnh khó khăn.

Cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn (Ảnh: Minh họa)
Cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn (Ảnh minh họa)

Kết quả từ đầu năm 2024 đến nay, hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra thông suốt và rất sôi động. Nông sản, trái cây xuất khẩu luôn được tạo điều kiện, điều tiết kịp thời vào các bến bãi, không để xảy ra hiện tượng ùn ứ, ảnh hưởng tới hàng hóa và doanh nghiệp.

Lưu lượng phương tiện chở hàng xuất nhập khẩu trung bình đạt 1.300 xe/ngày, tăng 18,2% so với năm 2023 (cao điểm đạt gần 1.600 xe/ngày), trong đó, khoảng 450 xe xuất (xe nông sản chiếm trên 75%), xe nhập khẩu đạt 850 xe.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tất cả các loại hình qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh năm 2024 ước đạt 66,4 tỷ USD, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu nông sản mở tờ khai tại Cục Hải quan Lạng Sơn đạt khoảng 2,2 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước. Những kết quả đó đã góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh với đánh giá là đạt, vượt 15/18 chỉ tiêu đề ra của năm 2024.

Năm 2024 cấp đạt trên 50.300 C/O

Những năm qua, kinh tế cửa khẩu luôn được Lạng Sơn xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, có vai trò động lực, đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tỉnh đã triển khai kịp thời nhiều giải pháp đồng bộ hỗ trợ, tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là mặt hàng nông - lâm - thủy sản thế mạnh của Việt Nam. Trong 20 năm qua, Lạng Sơn đã cấp trên 1.754.000 giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O), trung bình hàng năm cấp từ 30.000 - 50.000 C/O, chủ yếu là Form E hàng nông sản với thị trường Trung Quốc, riêng năm 2024 cấp đạt trên 50.300 C/O.

Năm 2024, tỉnh Lạng Sơn đã tập trung khởi công và phối hợp triển khai các tuyến đường giao thông như: Tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng, tuyến cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng); cải tạo, nâng cấp quốc lộ 4B; đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Khu trung chuyển hàng hóa; dự án cải tạo Ga đường sắt Đồng Đăng, quy hoạch kết nối với các khu vực dịch vụ logistics quan trọng, phát huy hiệu quả tính chất liên vận quốc tế...; dự án Cảng cạn Lạng Sơn nằm trong Tổ hợp Khu phi thuế quan và trung tâm kho bãi lưu trữ hàng hóa quốc tế...

Đây đều là những dự án lớn, phục vụ hiệu quả nhu cầu dịch vụ logistics của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật và chuyển đổi số trong công tác quản lý xuất nhập khẩu thông qua Nền tảng cửa khẩu số tỉnh Lạng Sơn, giúp tiếp nhận và xử lý thông tin công khai, nhanh chóng, từ đó kịp thời điều tiết các phương tiện, tăng hiệu suất thông quan.

ông Đoàn Thanh Sơn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn phát biểu tại Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024 tổ chức tại Lạng Sơn chiều 27/12
Ông Đoàn Thanh Sơn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn - phát biểu tại Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024 tổ chức tại Lạng Sơn chiều 27/12

Ông Đoàn Thanh Sơn cho biết, tỉnh đang tập trung triển khai thực hiện Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1119-1120 và đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1088/2-1089 thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan.

Đây là mô hình thí điểm đầu tiên trên cả nước với việc xây dựng tuyến đường chuyên dụng xuất nhập khẩu độc lập, khép kín, tách biệt với tuyến vận chuyển truyền thống hiện nay. Mô hình này sẽ kết nối đồng bộ hạ tầng, cơ sở dữ liệu giữa hai nước, áp dụng vận chuyển không tiếp xúc, không gián đoạn với công nghệ không người lái trên tuyến cố định, cẩu container tự động hóa dựa trên định vị vệ tinh và 5G.

Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh được kỳ vọng hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu với mục tiêu: phấn đấu đến năm 2027, nâng cao năng lực thông quan gấp 2 - 3 lần so với thời điểm hiện nay. Phấn đấu đến năm 2030, nâng cao năng lực thông quan gấp 4 - 5 lần so với thời điểm hiện nay.

Ngày 14/11/2024 vừa qua, UBND tỉnh Lạng Sơn và Chính phủ nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) đã ký Bản ghi nhớ về cơ chế gặp gỡ, trao đổi định kỳ cùng xây dựng thí điểm cửa khẩu thông minh, thể hiện sự phối hợp tích cực giữa chính quyền hai bên trong công tác trao đổi, nghiên cứu triển khai xây dựng thí điểm cửa khẩu thông minh.

Cùng với đó, tỉnh đã tăng cường triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bến bãi, doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu nói chung, trong đó có nông lâm thủy sản, trong quá trình tiếp cận và triển khai các quy định pháp luật về đầu tư kinh doanh; tỉnh luôn sát sao chỉ đạo các lực lượng chức năng tại cửa khẩu thường xuyên trao đổi, hội đàm với các cơ quan liên quan phía Trung Quốc để tạo điều kiện tối đa trong hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt trong các thời điểm hoạt động xuất nhập khẩu nông sản tại các cửa khẩu tăng đột biến như trao đổi thống nhất tăng thời gian làm việc trong ngày, làm ngày nghỉ, ngày lễ kịp thời giải quyết các thủ tục cho doanh nghiệp, không để tồn đọng, ùn ứ hàng hóa.

Ông Đoàn Thanh Sơn khẳng định, trong hoạt động xuất nhập khẩu, tỉnh Lạng Sơn cam kết thực hiện nhất quán chủ trương tạo điều kiện thuận lợi nhất để hỗ trợ cho hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp, xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, thông thoáng, thân thiện; tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan và các địa phương trong nước để kịp thời triển khai công tác quản lý chuyên ngành, tiếp tục đẩy mạnh xuất nhập khẩu qua địa bàn.

Đồng thời, đề nghị Bộ Công Thương, các bộ, ngành liên quan tiếp tục quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ tỉnh về cơ chế, chính sách, nguồn lực trong hoạt động xuất nhập khẩu, thương mại biên giới, đặc biệt là hỗ trợ tỉnh triển khai thành công Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh nhằm phát huy lợi thế của tỉnh, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn tỉnh.

Tại Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 19/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định xây dựng Lạng Sơn trở thành một trong các cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế của vùng trung du và miền núi phía Bắc, là “cầu nối” ngày càng quan trọng trong kết nối kinh tế, thương mại giữa Việt Nam, các nước ASEAN, Trung Quốc và châu Âu. Đồng thời, phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn thành trung tâm kinh tế cửa khẩu hiện đại, năng động, trung tâm dịch vụ cửa khẩu và hậu cần logistics quốc gia và quốc tế.
Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Đan Mạch tăng trưởng trên 20%

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Đan Mạch tăng trưởng trên 20%

Trong 11 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Đan Mạch đã tăng trưởng mạnh, đạt mức 20,3%.
Thị trường dệt may năm 2025 có gì mới?

Thị trường dệt may năm 2025 có gì mới?

Thị trường dệt may năm 2025 được nhận định nhiều rủi ro, khó đoán định bởi những yếu tố mới về chính trị từ những nhà nhập khẩu lớn và tăng nhiệt cạnh tranh.
Xuất nhập khẩu đầu năm 2025, khí thế mới, thắng lợi mới

Xuất nhập khẩu đầu năm 2025, khí thế mới, thắng lợi mới

Ngay những ngày đầu năm 2025, hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu và các nhà máy sôi động, báo hiệu một năm khởi sắc cho thương mại Việt Nam.
Trung tâm hành chính Cửa khẩu Ma Lù Thàng chính thức hoạt động

Trung tâm hành chính Cửa khẩu Ma Lù Thàng chính thức hoạt động

Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Lai Châu tổ chức đưa vào hoạt động Trung tâm tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính Cửa khẩu quốc tế Ma Lù Thàng.
Xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2024 ước đạt 786 tỷ USD

Xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2024 ước đạt 786 tỷ USD

Tổng cục Hải quan ước tính tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong năm 2024 đạt 786,07 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Tin cùng chuyên mục

10 dấu ấn nổi bật năm 2024 - nhiều nội dung đậm nét ngành Công Thương

10 dấu ấn nổi bật năm 2024 - nhiều nội dung đậm nét ngành Công Thương

Cổng Thông tin điện tử Chính phủ bình chọn 10 dấu ấn nổi bật của Việt Nam năm 2024, trong đó, có nhiều nội dung đậm nét về ngành Công Thương.
Loạt chỉ tiêu tăng trưởng 2 con số của ngành Công Thương

Loạt chỉ tiêu tăng trưởng 2 con số của ngành Công Thương

Năm 2024, hàng loạt các chỉ tiêu quan trọng về công nghiệp, thương mại đều đạt mức tăng trưởng 2 con số, đóng góp lớn vào thành tích chung của cả nước.
Thương mại Việt Nam – Thuỵ Điển tăng trưởng 11,8%

Thương mại Việt Nam – Thuỵ Điển tăng trưởng 11,8%

11 tháng năm 2024, Thương mại Việt Nam – Thuỵ Điển ghi nhận mức tăng trưởng 11,8%, phản ánh sự phục hồi tích cực trong quan hệ thương mại giữa hai nước.
Công bố 10 sự kiện logistics Việt Nam năm 2024

Công bố 10 sự kiện logistics Việt Nam năm 2024

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) vừa công bố 10 sự kiện logistics Việt Nam năm 2024.
Số lượng C/O ưu đãi được cấp năm 2024 tăng 18%

Số lượng C/O ưu đãi được cấp năm 2024 tăng 18%

Theo Cục Xuất nhập khẩu, số lượng C/O ưu đãi được cấp giai đoạn từ 2020 đến nay tăng trung bình khoảng 20% mỗi năm. Dự kiến, năm 2024 tăng 18% so với năm ngoái.
Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo vaccine thú y

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo vaccine thú y

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo các loại vaccine thú y, trong đó phải kể đến vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi.
Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Thứ trưởng Phan Thị Thắng chỉ đạo, công tác phát triển thị trường châu Á-châu Phi cần tập trung vào những thị trường trọng tâm, trọng điểm, còn nhiều tiềm năng.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Chiều 27/12, tại Lạng Sơn, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024.
Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Sáng 27/12, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Cục Xuất nhập khẩu cần đưa ra cả mục tiêu và giải pháp trong hoạt động nhập khẩu. Nhập khẩu để phục vụ xuất khẩu khác với nhập khẩu để tiêu dùng trong nước.
Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Năm 2024, ngành nông nghiệp đạt kỷ lục cả ở xuất khẩu nông sản và xuất siêu. Song những cảnh báo mới đây từ thị trường nhập khẩu là tin kém vui cho ngành này.
Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Bộ Công Thương đặt ra mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 10-12% so với năm 2024. Cán cân thương mại tiếp tục có xuất siêu ở mức trên 20 tỷ USD.
Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

11 tháng 2024, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc đạt trên 1,25 triệu tấn, trị giá 2,07 tỷ USD, giảm 15,5% về lượng, nhưng tăng 5,5% về trị giá so với cùng kỳ.
Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Nếu xuất khẩu hàng hoá năm 2025 đạt mức tăng trưởng 12%/năm, mỗi tháng, kim ngạch xuất khẩu phải tăng tương ứng 4 tỷ USD. Đây là con số không hề nhỏ.
Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Với kim ngạch 44 tỷ USD, tăng trưởng gần 11% so với năm 2023, Việt Nam có khả năng vượt Bangladesh đứng vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu hàng dệt may.
Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Sau năm 2024 với nhiều điểm sáng, năm 2025, hoạt động xuất khẩu hàng hoá phấn đấu tăng khoảng 12% so với năm 2024.
Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Năm 2024, xuất khẩu gạo đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị. Giá gạo xuất khẩu gạo bình quân cũng đạt mức cao nhất từ trước tới nay với trên 600 USD/tấn.
Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

Năm 2024, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam - Ấn Độ vượt mốc 15 tỷ USD, tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột trong hợp tác kinh tế giữa hai nước.
EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

EU tạm thời tăng tần suất kiểm tra sầu riêng của Việt Nam tại biên giới từ 10% lên 20%.
Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Xuất khẩu thủy sản 2024 đạt mức kỷ lục 10 tỷ USD, giữ vững vị trí xuất khẩu thủy sản thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Na Uy, thị trường bao phủ cả 5 châu lục.
Mobile VerionPhiên bản di động