Thứ hai 23/12/2024 16:30

Giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và quản lý chất thải

Áp dụng những công nghệ hiện đại và giải pháp sáng tạo trong kinh tế tuần hoàn, Việt Nam còn có thể trở thành quốc gia dẫn đầu khu vực về phát triển bền vững.

Đây là nội dung được đưa ra tại tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm về các giải pháp xanh cho nền kinh tế tuần hoàn do Đại sứ quán các nước Bắc Âu tại Việt Nam (Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển) đã tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh chiều 22/3.

Theo Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam Nicolai Prytz, một trong những thách thức chính mà thế giới phải đối mặt ngày nay là lượng rác thải ngày càng tăng, đặc biệt là rác thải nhựa, gây ra những mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe, đa dạng sinh học và khí hậu. Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, nếu tiếp tục với các xu hướng hiện tại, năm 2050 rác thải nhựa sẽ nhiều hơn cả cá trong các đại dương. Do đó, ngay từ bây giờ các doanh nghiệp và người dân phải thay đổi cách sản xuất, tiêu thụ và xử lý các sản phẩm và vật liệu.

Tại khu vực Bắc Âu, hiện nay các nước đã triển khai nhiều chính sách và sáng kiến ​​để thúc đẩy phát triển bền vững. Đan Mạch đã thực hiện chiến lược chuyển đổi xanh, tập trung vào việc giảm 70% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030 so với mức của năm 1990 và tiến tới mức phát thải ròng bằng 0 vào muộn nhất là năm 2050. Phần Lan là quốc gia đầu tiên trên thế giới xây dựng lộ trình quốc gia tiến tới nền kinh tế tuần hoàn (2016–2025) nhằm mục đích giảm phát sinh chất thải và thúc đẩy việc tái sử dụng nguyên vật liệu.

Na Uy hiện đang khởi động sáng kiến ​​công nghiệp xanh để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi, tạo việc làm, tăng xuất khẩu và cắt giảm phát thải khí nhà kính. Trong khi đó, Thụy Điển đã đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng về tính bền vững, bao gồm cả việc không sử dụng nhiên liệu hóa thạch và sử dụng 100% năng lượng tái tạo vào năm 2045.

Toàn cảnh tọa đàm kinh nghiệm về các giải pháp xanh cho nền kinh tế tuần hoàn

Việt Nam đặt ra các mục tiêu khí hậu đầy tham vọng. Tại Hội nghị Thượng đỉnh về khí hậu COP26 ở Glasgow tháng 11 năm 2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cam kết Việt Nam đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Cam kết này cũng đã được tái khẳng định trong cập nhật “Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC)” của Việt Nam tại COP27 2022. Với cam kết này và tiếp nối thỏa thuận với các nước G7++ về Đối tác Chuyển dịch Năng lượng Bình đẳng (JETP) vào tháng 12 năm 2022, Việt Nam đang ở vị thế sẵn sàng để thực hiện các bước tiến quan trọng trong quá trình chuyển đổi xanh.

Ngoài ra, với chiến lược tăng trưởng xanh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam cũng đặt mục tiêu hướng tới một nền kinh tế xanh và bền vững thông qua thúc đẩy công nghệ xanh, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính. Chiến lược này cũng chú trọng tới quản lý chất thải và giảm thiểu ô nhiễm nhựa. Áp dụng những công nghệ hiện đại và giải pháp sáng tạo, Việt Nam còn có thể trở thành quốc gia dẫn đầu khu vực về phát triển bền vững.

Các chuyên gia thảo luận về các giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và quản lý chất thải tại Việt Nam

Nhấn mạnh về vai trò của khu vực tư nhân trong thúc đẩy các giải pháp sáng tạo xanh, Đại sứ Na Uy tại Việt Nam, bà Hilde Solbakken cho biết, khu vực Bắc Âu, chúng tôi đã thấy rõ các giải pháp sáng tạo của khu vực tư nhân có thể dẫn đến những cải thiện đáng kể trong quy trình quản lý chất thải và giảm thiểu ô nhiễm nhựa. Chúng tôi tin rằng khi chính phủ có các quy định và cơ chế khuyến khích phù hợp, chúng ta có thể giải phóng tiềm năng của khu vực tư nhân để thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh."

Theo Tiến sĩ Kåre Helge Karstensen từ Quỹ Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Na Uy (SINTEF), Việt Nam đang hướng tới mục tiêu xây dựng nền kinh tế tuần hoàn và giải quyết tình trạng “ô nhiễm trắng” nghiêm trọng, vì vậy, việc biến chất thải nhựa thành tài nguyên phục vụ cho các ngành công nghiệp sử dụng nhiều tài nguyên và năng lượng được coi là một trong những giải pháp khả thi.

Dẫn ví dụ cụ thể, Tiến sĩ Kåre Helge Karstensen cho biết, ngành sản xuất xi măng tiêu thụ một lượng lớn than và các nguyên liệu thô khác. Tuy nhiên, tất cả các thành phần này có thể được thay thế toàn bộ hoặc một phần, trong lò nung xi măng, bằng chất thải có chứa năng lượng và/hoặc các thành phần vô cơ. Quá trình thay thế được gọi là đồng xử lý hoặc quản lý tích hợp chất thải.

Cách tiếp cận này đã được chứng minh là hiệu quả về chi phí, tiết kiệm tài nguyên và thân thiện với môi trường khi so sánh với việc đốt trong các lò đốt rác. Hiệu suất năng lượng cao hơn nhiều so với các lò đốt rác phát điện hiện đại. Giải pháp này cũng không làm phát sinh bất kỳ phụ phẩm dư thừa nào trong và sau quá trình xử lý, so với con số 30% đối với phương pháp xử lý trong lò đốt truyền thống.

Ở châu Âu, đồng xử lý đã là một trụ cột quan trọng cho tính bền vững của ngành công nghiệp xi măng. Các nhà máy xi măng ở Na Uy đang thay thế tới 80% nhiên liệu hóa thạch của họ như than và dầu, bằng một số loại chất thải, trong đó có chất thải nhựa không thể tái chế. Ở châu Á, tỷ lệ thay thế này trung bình vẫn chỉ là 3%. Việc đồng xử lý các chất thải như chất thải nhựa không thể tái chế vẫn chưa phổ biến trong ngành xi măng Việt Nam.

“Với các cơ sở nhà máy có sẵn, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể đầu tư từng phần để giải quyết các vấn đề về xử lý các chất thải. Khoản đầu tư này nhỏ hơn rất nhiều so với việc đầu tư nền tảng trước đó”, tiến sĩ Kåre Helge Karstensen nhấn mạnh.

Hà Linh
Bài viết cùng chủ đề: Kinh tế tuần hoàn

Tin cùng chuyên mục

Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông hướng về Nam Trung Bộ và Tây nguyên

Dự báo thời tiết hôm nay 23/12/2024: Bắc Bộ trời hanh khô, Nam Bộ có mưa

Công đoàn Khối doanh nghiệp Thương mại Trung ương tại TP. Hồ Chí Minh tặng quà nhân ngày 22/12

Bộ Y tế thông tin về loại sữa nhiễm chất tẩy rửa ở Hàn Quốc

Nhân sự địa phương: Ban Bí thư chỉ định hai Giám đốc Công an tỉnh giữ chức vụ Đảng

Hải quân Việt Nam và Campuchia tuần tra chung lần thứ 77

Hơn 260.000 lượt khách tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Áp thấp nhiệt đới hướng về quần đảo Trường Sa, miền Trung mưa lớn

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Hàng chục nghìn người dân nhận thẻ đi tuyến số 1 metro VikkiGO miễn phí

Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chính thức vận hành thương mại

Trung đoàn 451: Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân

Tìm ra quán quân Cuộc thi Innovation and Development 2024 - The Future of Food

Dự báo thời tiết biển hôm nay 22/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 22/12/2024: Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, Trung Bộ có mưa

Nhiều địa phương tích cực triển khai Kế hoạch hành động CBRN

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Chợ truyền thống Hà Nội: Nơi tấp nập - chốn vắng khách

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024