Thứ hai 23/12/2024 20:00

Giải pháp giảm thiểu rủi ro khi xuất khẩu qua thương mại điện tử xuyên biên giới

Để kinh doanh thành công qua nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới, nhà bán hàng vừa và nhỏ Việt Nam cần chứng minh được năng lực kinh doanh.

Cùng với cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, xu hướng chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang các nền tảng số đang ngày càng trở nên phổ biến và được coi là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp thâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là trong và sau đại dịch Covid-19.

Thống kê của nền tảng thương mại điện tử Alibaba.com cho thấy, bất chấp những khó khăn của việc co hẹp nhu cầu, thắt hầu bao nhằm ứng phó lạm phát khiến các thị trường toàn cầu suy giảm nhập khẩu trong 9 tháng đầu năm 2023, giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) Việt Nam trên nền tảng Alibaba.com đã tăng trưởng 47% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy vậy, theo bà Summer Gao - Giám đốc dịch vụ chuỗi cung ứng khu vực Đông Nam Á của Alibaba.com, thực tế cho thấy trong giao thương quốc tế, có nhiều thử thách đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) Việt Nam. Thứ nhất, thiếu niềm tin lẫn nhau - điều này dẫn đến khó khăn cho doanh nghiệp khi chuyển đổi khách hàng mới cũng như phải cạnh tranh với các đối thủ khác trên sàn.

Thứ hai, thiếu hiệu quả trong giao thương. Thực tế cho thấy sự phức tạp của quy trình xử lý đơn hàng truyền thống có thể gây khó khăn cho việc theo dõi tiến độ của toàn bộ quy trình mua bán cũng như đảm bảo việc thu tiền kịp thời.

Thứ ba, thiếu số liệu hoạt động trực tuyến. Trong khi đó nếu không có dữ liệu giao dịch trực tuyến, các nhà bán hàng vừa và nhỏ Việt Nam sẽ không thể chứng minh được năng lực kinh doanh nhằm thu hút những người mua chất lượng.

Thứ tư, thiếu bảo mật thanh toán. Rủi ro trong giao dịch trực tuyến, chi phí vận chuyển đến thị trường mới cao, khó tìm được đối tác vận chuyển tin tưởng.

Tất cả những yếu tố trên tạo rào cản cho các doanh nghiệp SME Việt Nam trong giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới (B2B). Vì vậy, luôn luôn có một một câu hỏi được các doanh nghiệp đặt ra là làm thế nào để có giải pháp đảm bảo giảm thiểu các rủi ro này? Trước nhu cầu trên, tháng 9 vừa qua Alibaba.com đã cho ra mắt giải pháp dịch vụ Trade Assurance dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) Việt Nam. “Trade Assurance là dịch vụ bảo vệ đơn hàng độc quyền được cung cấp bởi Alibaba.com - mang lại sự tin tưởng cho cả người bán và người mua trong suốt toàn bộ quá trình giao dịch”- ông Roger Lou, Giám đốc khu vực Đông Nam Á Alibaba.com cho biết.

Ông cũng nhấn mạnh là dịch vụ quy định người mua thanh toán tại thời điểm mua hàng với số tiền được Alibaba.com giữ trong ký quỹ cho đến khi người mua xác nhận đã nhận được đơn hàng một cách thỏa đáng trong một khoảng thời hạn hợp lý.

Được biết, hạn mức đơn hàng của các doanh nghiệp SME Việt Nam bước đầu khi tham gia Trade Assurance là 5.000 USD - tức tương đương một đơn hàng có thể xấp xỉ đạt giá trị 125 triệu đồng. Đây được xem là mức khởi điểm thử nghiệm và có thể mở rộng trong tương lai, khi các doanh nghiệp quen thuộc với dịch vụ bảo đảm thương mại B2B như một giải pháp cần thiết.

Ông Nguyễn Văn Thông - CEO CTy TNHH TT Garmen chia sẻ kinh nghiệm bán hàng xuyên biên giới

Chia sẻ kinh nghiệm giao dịch thương mại B2B và Trade Assurance, ông Nguyễn Văn Thông - CEO CTy TNHH TT Garment - một doanh nghiệp kinh doanh hàng may mặc có trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh - cho biết, ông đã thành lập doanh nghiệp trong đại dịch. Có thời điểm rất khó khăn khi chỉ có mình ông là nhân sự duy nhất còn tồn tại của công ty. Tuy nhiên khi các môi trường xuất khẩu truyền thông không có đủ điều kiện để duy trì, việc tìm kiếm và giao dịch trên Alibaba.com đã mở ra cho doanh nghiệp cánh cửa "sống".

Đến nay, TT Garment đã và đang có những đơn hàng từ châu Âu, Nhật Bản, Thái Lan... và gần đây có một đơn hàng từ Mỹ cho sản phẩm mũ. “Với dịch vụ Trade Assurance, tiến độ giao dịch đã diễn ra rất nhanh. Chỉ mất hơn 2 tuần để hoàn tất đơn hàng, gồm 3 ngày giao dịch xác nhận đơn hàng, 15 ngày vận chuyển và 1 ngày giao dịch hoàn tất đơn. Giải pháp này giúp nhà cung cấp lấy được lòng tin từ khách hàng, tăng tốc độ giao dịch và từ đó, tăng độ nhận diện và cơ hội kinh doanh toàn cầu cho doanh nghiệp”- ông Nguyễn Văn Thông nói.

Mai Ca
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Tin cùng chuyên mục

Thương mại điện tử: Khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Gia Lai: Tăng cơ hội tiếp cận thương mại điện tử cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thương mại điện tử: 'Cuộc đua' tiếp tục sôi động

Hỗ trợ doanh nghiệp Hải Phòng tham gia vào các nền tảng xuất nhập khẩu trực tuyến

Người tiêu dùng Việt vào top 11 thế giới về mua hàng online

TET to the TOP 2025: Khai phá tiềm năng kinh doanh từ TikTok

80% người tiêu dùng trực tuyến đánh giá thương mại điện tử gây ra tác động xấu tới môi trường

Xây dựng thương hiệu cho nông sản - cách làm mới trong thương mại điện tử

Thị trường thương mại điện tử B2C Việt Nam tăng khoảng 20%

Các sàn thương mại điện tử lớn đang nộp bao nhiêu tiền thuế?

Sàn thương mại điện tử Temu dừng hoạt động để hoàn tất thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương

Online Friday 2024 ghi nhận sự 'bùng nổ' các đơn hàng Việt

Hàng Việt Nam đã tạo sức hút lớn trong Online Friday 2024

CHÙM ẢNH: Ấn tượng Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Thương mại điện tử khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

Khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024

Tối nay (29/11), khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam Online Friday 2024

Thương mại điện tử dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Nghiêm cấm buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Online Friday 2024