Thứ năm 21/11/2024 19:33

Giải bài toán tài chính chuyển đổi xanh

Cùng với vấn đề nhân sự, các giải pháp kỹ thuật thì nguồn vốn để thực hiện giảm phát thải, chuyển đổi xanh đang là thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp.

Đòi hỏi nhu cầu về vốn lớn

Chuyển đổi xanh đòi hỏi nhu cầu về vốn lớn đối với Việt Nam trong cả 3 khu vực. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB), nhu cầu tài chính tăng thêm để Việt Nam xây dựng khả năng chống chịu và giảm phát thải nhà kính giai đoạn 2022-2040 lên đến 368 tỷ USD, trong đó thích ứng chiếm 4,7% GDP mỗi năm và khử carbon chiếm 2,1%.

Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu tại Xí nghiệp Veston Hưng Hà (Tổng công ty May 10 - CTCP. Ảnh: Hà Thư

Trong đó, nguồn tài chính đến từ khu vực tư nhân chiếm gần 50% với 184 tỷ USD, các nguồn từ khu vực công là 130 tỷ USD, cùng với đó là nguồn tài chính hỗ trợ từ bên ngoài.

Báo cáo về mức độ sẵn sàng và khó khăn của doanh nghiệp trong chuyển đổi xanh do Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) vừa công bố cho thấy, nguồn vốn là khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp gặp phải trong quá trình giảm phát thải, chuyển đổi xanh. 50% doanh nghiệp được khảo sát cho rằng họ gặp phải khó khăn về vốn và chỉ có 5,9% cho rằng không có khó khăn gì về vốn.

Các doanh nghiệp ngành công nghiệp; nông, lâm và thủy sản gặp khó khăn nhiều hơn với tỷ lệ lần lượt là 53,7% và 52,9%. Các doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn về nguồn vốn nhiều hơn doanh nghiệp FDI (50,3% so với 46,6%).

Các doanh nghiệp quy mô vừa gặp khó khăn nhất về nguồn vốn so với các doanh nghiệp quy mô nhỏ và lớn. 62,7% doanh nghiệp có doanh thu từ 1.000 - 1.500 tỷ cho rằng mình gặp khó khăn về vốn.

Là đơn vị theo đuổi chiến lược kiến tạo cuộc sống xanh, ông Trần Văn Nhơn - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển năng lượng xanh Intech (Intech Energy) - cho biết, doanh nghiệp phát triển trong lĩnh vực năng lượng xanh đang gặp 3 khó khăn lớn. Thứ nhất khó khăn về vốn đầu tư. Thứ hai, yếu tố nhận thức của các cá nhân và tập thể, đặc biệt người đứng đầu công ty. Thứ ba, về khó khăn pháp lý, cần có những quy định rõ ràng hơn trong thúc đẩy phát triển năng lượng xanh.

Riêng về vấn đề vốn, ông Trần Văn Nhơn thông tin, để đầu tư một dự án điện năng lượng mặt trời chi phí đầu tư ban đầu khá cao. Chi phí, giá dự kiến khi đầu tư 1MWp điện mặt trời khoảng hơn 10 tỷ đồng, đây là bài toán khó cho tất cả các doanh nghiệp chứ không riêng doanh nghiệp nào.

Tài chính xanh chưa phát triển tương ứng

Trong khi doanh nghiệp rất cần vốn cho giảm phát thải, chuyển đổi xanh để đón đầu các cơ hội thì tài chính xanh chưa phát triển tương ứng. Sau hơn 10 năm, tài chính xanh được triển khai ở Việt Nam nhưng quy mô vẫn nhỏ, tín dụng xanh chỉ chiếm 4,5% tổng dư nợ (số liệu từ Ngân hàng Nhà nước tính tới hết năm 2023), trong khi trái phiếu xanh còn rất ít.

Tính đến ngày 31/12/2023, mới có 47 tổ chức tín dụng phát sinh dư nợ tín dụng xanh với gần 621 ngàn tỷ đồng, tăng 24% so với cùng thời điểm năm 2022, chiếm khoảng 4,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Tín dụng xanh hiện nay chủ yếu tập trung vào các ngành năng lượng tái tạo, năng lượng sạch (gần 45%) và nông nghiệp xanh (gần 30%).

Việc triển khai tín dụng xanh còn nhiều vướng mắc như chưa có khung pháp lý, chính sách tổng thể trong khi các nguồn vốn cho vay của các tổ chức tín dụng thường là vốn huy động ngắn, trung hạn và bên vay đòi hỏi lãi suất ưu đãi. Với trái phiếu xanh, còn thiếu các hướng dẫn chi tiết của các cơ quan chức năng (thông tin, tiêu chí về dự án xanh); cơ chế quản lý, giám sát việc sử dụng nguồn vốn; khung pháp lý…).

Liên quan đến trái phiếu xanh, theo số liệu thống kê từ AsianBondsOnline, tính đến hết năm 2023, giá trị lưu hành trái phiếu xanh tại Việt Nam chỉ chiếm 1% trong tổng quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp (Malaysia 5%, Singapore 7%, Indonesia 12%). Điều này cho thấy quy mô thị trường các sản phẩm trái phiếu bền vững tại Việt Nam còn tương đối nhỏ so với các nước trong khu vực.

Bên cạnh đó, nguồn tài chính quốc tế để hỗ trợ cho cam kết của Việt Nam vẫn còn nhiều rào cản để có thể tiếp cận. Quan hệ đối tác Chuyển đổi năng lượng công bằng JETP dự kiến giai đoạn 2024 - 2028, các đối tác quốc tế sẽ hỗ trợ nguồn lực giúp Việt Nam triển khai các dự án cụ thể. Điểm đặc biệt, khoản tài chính 15,5 tỷ USD theo JETP sẽ được phân bổ cho các dự án chưa huy động được vốn, chưa được phê duyệt hoặc đang trong giai đoạn đề xuất ý tưởng. Tuy nhiên, nhiều tổ chức quốc tế qua khảo sát cũng phản ánh, còn nhiều chậm trễ và nhiều rào cản để tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến các dự án nhóm này.

Khó khăn về nguồn vốn, riêng với vấn đề năng lượng xanh, tìm lời giải cho bán toán này, ông Trần Văn Nhơn cho rằng, đó là đầu tư điện mặt trời 0 đồng. Theo đó, các nhà máy không cần bỏ vốn, các quỹ đầu tư sẽ vào đầu tư trên mái nhà máy và bán lại điện cho nhà máy với giá rẻ hơn so với mức giá mà nhà máy đang mua của EVN. Với giải pháp này, ngoài việc tiết kiệm chi phí năng lượng, doanh nghiệp còn được cấp "tín chỉ xanh" để phục vụ công tác xuất khẩu hàng hóa.

Hiện Intech Energy đã xây dựng hệ sinh thái năng lượng sạch gồm 6 lĩnh vực: Phân phối sản phẩm và thiết bị điện mặt trời; tổng thầu EPC; đầu tư dự án điện mặt trời; mua bán dự án điện mặt trời; mua bán tín chỉ carbon; cung cấp dịch vụ vận hành và bảo trì (O&M). Ông Trần Văn Nhơn cho hay, về phía doanh nghiệp, có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp đối tác với giải pháp kết hợp cùng nhà máy đầu tư hoặc tư vấn cho nhà máy để làm sao đạt được hiệu quả cao nhất.

Chuyển đổi xanh đang trở thành “một cuộc đua” ở cấp độ toàn cầu. Các thị trường lớn của Việt Nam đều đang đẩy mạnh thực thi cam kết net zero, do đó, nhiều chính sách mới đã ban hành, dự kiến ban hành đều hướng đến tạo dựng các hàng rào kỹ thuật về phát triển xanh, bền vững, giảm phát thải khí nhà kính.

Trong bối cảnh này, theo các chuyên gia, Việt Nam cần thúc đẩy nhanh chóng các chương trình nâng cao năng lực cùng các chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp thích nghi với cuộc chơi mới, đặc biệt tập trung vào các vấn đề gồm: Tài chính xanh; nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật; thị trường tín chỉ carbon; chuyển đổi công nghệ và năng lượng.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng Xanh

Tin cùng chuyên mục

Triển khai xác thực khách hàng số tại các cơ sở cầm đồ ở Thành phố Hồ Chí Minh

Thu ngân sách nhà nước 2024 dự báo sẽ về đích trước hẹn

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chống buôn lậu thuốc lá - những vấn đề đặt ra

VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Chính phủ bổ sung quy định xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự

ABBANK được vinh danh ngân hàng có Chất lượng điện thanh toán quốc tế xuất sắc 2024

Vốn cho đồng bằng sông Cửu Long: Nếu ngân hàng thương mại không đủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn

VPBank lọt Top 10 Doanh nghiệp vốn hóa lớn có Quản trị công ty tốt nhất năm 2024

Đại hội cổ đông bất thường, LPBank chốt 3 nội dung quan trọng

Nhà băng 'tung' ưu đãi, ‘trợ lực’ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu dịp cuối năm

Manulife được vinh danh vì những đóng góp tiêu biểu cho cộng đồng năm 2024

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME: Mở tài khoản BIZ MBBank, rinh xe hơi Vinfast VF3 và iPhone 15 Pro Max

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: 25 năm hành trình vun đắp niềm tin

VietinBank có thu nhập hoạt động (TOI) cao nhất ngành Ngân hàng

BIDV và KIOTVIET hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp

Quý 3/2024, tập đoàn Manulife toàn cầu tiếp tục tăng trưởng ấn tượng

Tập đoàn FPT bắt tay Sun Life Việt Nam hợp tác chuyển đổi số nhằm nâng tầm trải nghiệm Khách hàng

Hội thảo góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn

Khác biệt làm nên sức hút của các dịch vụ ngân hàng số TPBank