Hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, nông dân vượt đại dịch SHB và IFC ký kết hợp tác khoản vay trị giá 120 triệu USD hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp SME |
Dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025, của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc biểu dương, đánh giá cao những đóng góp của Ngân hàng Nhà nước cùng các ngân hàng thương mại, toàn ngành ngân hàng đối với sự phát triển của đất nước.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ hợp lý, hiệu quả, lãi suất ổn định và có xu hướng giảm để hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế; tăng trưởng tín dụng tốt; ổn định tỷ giá; hỗ trợ tín dụng cho các khách hàng bị ảnh hưởng bão số 3 gây ra; tái cơ cấu 2 ngân hàng; thanh khoản được bảo đảm…
Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025. Ảnh: Duy Minh |
Nhất trí với các phương hướng, nhiệm vụ Ngân hàng Nhà nước đã đề ra cho năm 2025, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đề nghị Ngân hàng Nhà nước tiếp tục theo dõi sát tình hình kinh tế thế giới để sẵn sàng các giải pháp điều hành kịp thời, phù hợp, hiệu quả; phối hợp chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách khác để đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng, giảm nợ xấu, cung cấp vốn thúc đẩy phát triển kinh tế.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc lưu ý việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Ngân hàng Nhà nước phải bảo đảm hoạt động bình thường của hệ thống ngân hàng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, không để gián đoạn.
Lãnh đạo Chính phủ đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ trên tinh thần “cả hai cùng thắng”.
Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025. Ảnh: Duy Minh |
Đồng thời, tăng cường bảo mật và bảo đảm an toàn trong hoạt động thanh toán của ngân hàng; đẩy mạnh phát triển ngân hàng số, thanh toán điện tử, nâng cao tiện ích cho khách hàng…
Tiếp tục triển khai các biện pháp hỗ trợ vốn cho phát triển xanh, sản xuất xanh, tiêu dùng xanh, năng lượng sạch; xử lý nợ xấu; tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém,…
Điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá ổn định, hợp lý, kiểm soát tốt lạm phát, điều hành tín dụng phù hợp để thúc đẩy phát triển.
Đẩy mạnh phòng, chống rửa tiền; tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế trong lĩnh vực ngân hàng; kịp thời triển khai các biện pháp hỗ trợ khách hàng gặp rủi ro do thiên tại, dịch bệnh.
Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước cần coi Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam là một công cụ quan trọng đảm bảo an sinh xã hội để có các biện pháp đầu tư phù hợp, hiệu quả.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát, kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm minh bạch, bình đẳng giữa các ngân hàng, doanh nghiệp, bảo đảm an toàn của hệ thống ngân hàng.