Thứ bảy 10/05/2025 04:08

Đón 'sóng' thoái vốn nhà nước của VNSteel, nhà đầu tư trúng đậm

"Game" rút vốn nhà nước của VNSteel tại VCA và TRT đang phả "sức nóng" lên thị trường chứng khoán. Giá trị hai mã này đã tăng rất mạnh trong các tuần qua.

Tháng 11 vừa qua, Hội đồng quản trị Tổng công ty /chu-de/hiep-hoi-thep-viet-nam.topic (VNSteel, UPCoM: TVN) đã ký 2 quyết định phê duyệt phương án chuyển nhượng vốn nhà nước khỏi Công ty Cổ phần Thép Vicasa - VNSteel (HOSE: VCA) và Công ty Cổ phần RedStarCera (UPCoM: TRT), ước tính thu về tổng giá trị tối thiểu là 366 tỷ đồng.

Cụ thể, theo kế hoạch công bố, VNSteel sẽ bán ra toàn bộ 2,2 triệu cổ phiếu TRT, chiếm 20,05% cổ phiếu lưu hành tại RedstarCera; đồng thời, thoái sạch 9,87 triệu cổ phiếu VCA, tương đương 65% vốn của Vicasa.

VNSteel đang đẩy mạnh hoạt động tái cơ cấu danh mục đầu tư (Ảnh: VNSteel)

Cả hai giao dịch dự kiến thực hiện theo phương thức giao dịch khớp lệnh trên sàn hoặc bán đấu giá công khai. Quá trình thoái vốn bắt đầu từ tháng 11/2024 và hoàn tất trong quý IV/2024 đến quý I/2025. Đây là các hoạt động tái cơ cấu danh mục đầu tư, trước đó đã được đề cập trong Đề án tái cơ cấu giai đoạn đến năm 2025 của VNSteel.

Đáng chú ý ở chỗ, việc VNSteel khởi động "game" thoái vốn nhà nước ở Vicasa và RedStarCera đã kích hoạt làn sóng tăng giá "phi nước đại" của hai mã cổ phiếu tương ứng là VCA và TRT.

Đối với cổ phiếu VCA, thị trường vẫn chưa hết ngỡ ngàng trước màn trình diễn đặc biệt ấn tượng, 10 phiên liên tiếp tăng kịch biên độ của mã này. Từ mức giá 8.500 đồng/cổ phiếu ghi nhận ngày 27/11, giờ đây, nhà đầu tư sẽ cần bỏ ra 17.600 đồng (chốt phiên ngày 11/12) để sở hữu 1 cổ phiếu VCA, tương ứng mức tăng 107%. Với những người may mắn nắm giữ mã này trước đợt tăng "chóng mặt", thì tài khoản của họ hoàn toàn đã được nhân đôi một cách dễ dàng.

Lưu ý rằng, tuy giá trị VCA đã tăng cao sau 3 tuần, song, so với giá khởi điểm mà VNSteel dự kiến chào bán lên tới 24.158 đồng/cổ phiếu, thì vẫn đang tương đối thấp.

Có diễn biến tương đồng, cổ phiếu TRT của RedStarCera cũng đang "làm mưa, làm gió" trên thị trường chứng khoán, chứng kiến mức tăng mạnh, bật khỏi vùng 12.000 đồng lên 21.000 đồng mỗi cổ phiếu trong hơn 1 tháng vừa qua (tăng 75%). Dư địa tăng trưởng của mã này còn khá lạc quan, bởi nếu đặt cạnh giá khởi điểm dự kiến là 57.358 đồng/cổ phiếu mà VNSteel đưa ra sau quá trình thẩm định, thì mới chỉ chiếm chưa đầy phân nửa.

Có điểm chung là cơ cấu cổ đông cổ đặc, thông thường cổ phiếu VCA và TRT vốn rất kham hiếm thanh khoản. Chỉ đến khi xuất hiện chuỗi ngày tăng giá liên tục, khối lượng sang tay mới cải thiện lên khoảng vài chục nghìn cổ phiếu mỗi phiên. Vì vậy, hai mã cũng thường xuyên rơi vào trạng thái trắng bên bán, với lượng đặt mua ở mức giá trần lớn.

Được biết, Vicasa có trụ sở tại TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thép cán, phôi thép, với địa bàn chính ở miền Nam bao gồm TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Nha Trang và Cần Thơ.

Tình hình kinh doanh của Thép Vicasa đang gặp khó khăn, sau 9 tháng năm 2024, doanh thu giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 1.013 tỷ đồng; doanh nghiệp ghi nhận lỗ ròng 1,5 tỷ đồng, so với mức lãi 3,5 tỷ đồng cùng kỳ. Riêng quý III, công ty lỗ 3,3 tỷ đồng, góp phần đẩy lợi nhuận lũy kế sang trạng thái âm.

RedstarCera dường như cũng chẳng khá khẩm hơn. Doanh nghiệp đến nay vẫn chưa công bố kết quả kinh doanh của 3 quý trong năm 2024. Trước đó, năm 2023, RedstarCera ghi nhận khoản lỗ gần 34 tỷ đồng, đối lập với khoản lãi 29 tỷ đồng của năm 2022.

Lãi lũy kế mà RedstarCera dành dụm không lớn, chỉ còn 11,3 tỷ đồng có thể phân phối, tính đến hết năm 2023. Đây là kết quả thiếu tích cực của một doanh nghiệp có tuổi đời lên tới 60 năm (thành lập năm 1964, tiền thân là Mỏ đất chịu lửa).

Các chuyên gia đánh giá, ngành thép Việt Nam đang có cơ hội tăng trưởng nhờ giá nguyên vật liệu đầu vào giảm mạnh, do giá than cốc và quặng sắt "dập dìu" trước nhu cầu tiêu thụ yếu ở Trung Quốc - thị trường top đầu về sản lượng tiêu thụ. Trong khi đó, giá thép nội địa có giảm nhưng chưa đáng kể.

Ngoài ra, giới phân tích kỳ vọng các luật Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sẽ thẩm thấu vào nền kinh tế và thúc đẩy nguồn cung, đồng thời việc Chính phủ đẩy mạnh xây dựng công trình giao thông trọng điểm cuối năm cũng giúp tăng nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng trong nước.

Hơn nữa, kế hoạch giải ngân đầu tư công tiếp tục tăng trưởng 12% so với cùng kỳ với giá trị khoảng 638.000 tỷ đồng khi Chính phủ tập trung đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông phục vụ phát triển kinh tế, cũng góp phần tô điểm bức tranh sáng lạn của ngành thép Việt trong thời gian tới.

Ánh Dương
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường chứng khoán

Tin cùng chuyên mục

Thị trường bảo hiểm dần ấm lên, doanh nghiệp tìm lại đà tăng trưởng

Chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch được đề cử HĐQT Vietravel

Tăng tốc với danh mục phí “siêu sốc” từ Bac A Bank

SeABank được vinh tại lễ trao giải Vietnam ESG Awards

Taseco Airs 'chia tay' khách sạn 'đất vàng' ven biển Đà Nẵng?

Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường thanh tra hoạt động kinh doanh vàng

Những 'nhân tố mới' trong báo cáo PCI 2024

4 tháng, Việt Nam thu hút 13,82 tỷ USD vốn FDI

Thu ngân sách 4 tháng đầu năm 2025 tăng 2 con số

Ngân hàng nội tìm vốn ngoại giá rẻ cho nền kinh tế

VPBankS được vinh danh tại HR Excellence ® 2025 về đào tạo

PVcomBank triển khai gói vay 10.500 tỷ đồng, lãi suất chỉ 3,99%/năm

Niềm tin là 'đồng tiền' mạnh nhất của ngân hàng Việt

SeAMobile nhận xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025

Giáo sư Đại học Harvard hiến kế xây dựng thương hiệu ngân hàng Việt

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất Quý I/2025 tăng trưởng 14,6%

Chính thức khai trương Phòng chờ Vietcombank Priority tại Nhà ga T3 Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất

Những điều chưa biết về bộ tiền sau ngày thống nhất đất nước

Chứng khoán giảm sâu trong tháng 4, cơ hội tốt “bắt đáy”

Agribank trao tặng 37 căn 'nhà hy vọng' tại Hà Tĩnh