Thứ hai 23/12/2024 03:10

Gia Lai: Liên tục phát hiện nhiều vụ phá rừng tại một huyện

Chỉ trong thời gian ngắn, lực lượng chức năng liên tục phát hiện nhiều vụ khai thác rừng trái pháp luật trên địa bàn huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai.

Ngày 23/2, UBND xã Chơ Glong (huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) xác nhận trên địa bàn vừa xảy ra một vụ khai thác rừng trái phép, lực lượng chức năng đã kịp thời kiểm tra, bắt giữ tang vật.

Theo ông Đinh Văn Phiêu-Bí thư Đảng uỷ xã Chơ Glong thông tin, qua tin báo của người dân, tại khu vực Thủy điện Đak Pi Hao II (giáp ranh huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) có đối tượng khai thác gỗ rừng trái phép, lực lượng chức năng đã tiến hành kiểm tra, phát hiện, bắt quả tang một đối tượng đang vận chuyển gỗ lên xe độ chế. Khi thấy lực lượng chức năng, lợi dụng thời điểm trời tối, đối tượng này đã tháo chạy bỏ lại toàn bộ tang vật, phương tiện, trốn khỏi hiện trường.

Hiện trường vụ khai thác 125 cây gỗ trái pháp luật xảy ra tại khoảnh 7, khoảnh 10, tiểu khu 792 thuộc lâm phần Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Kông H’de, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai.

Tại hiện trường có 21 lóng gỗ tròn, chủng loại Căm xe, Lim xẹt, Chò chai và Sp5 thuộc loài thông thường, khối lượng 1,315 m3 và máy cưa.

Lần theo các dấu vết do các đối tượng này để lại, lực lượng chức năng phát hiện tại khoảnh 5, tiểu khu 780 thuộc lâm phần do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ia Pa quản lý (địa giới hành chính xã Chơ Glong, huyện Kông Chro) có 7 cây rừng thuộc các chủng loại Căm xe, Lim xẹt, Chò chai và Sp5 bị khai thác trái phép.

Qua kiểm tra, đo đếm và đối chiếu các cây bị khai thác trái phép có quy cách, chủng loại phù hợp với các lóng gỗ được vận chuyển trên xe độ chế. Hạt Kiểm lâm huyện Kông Chro đã lập hồ sơ, tạm giữ toàn bộ tang vật, phương tiện vi phạm để xác minh, xử lý theo quy định.

Trước đó, vào 20/2, UBND huyện Kông Chro nhận được Báo cáo số 52/BC-HKC của Hạt kiểm lâm huyện Kông Chro về vụ khai thác rừng trái pháp luật xảy ra tại khoảnh 7, khoảnh 10, tiểu khu 792 thuộc lâm phần Công ty TNHH MTV LN Kông H’de quản lý, địa giới hành chính xã Sró, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai.

Qua kết quả kiểm tra hiện trường phát hiện 125 cây gỗ bị chặt hạ với tổng khối lượng thiệt hại là: 30,234 m³.

UBND huyện Kông Chro yêu cầu Hạt Kiểm lâm huyện chủ trì, phối hợp với Công an huyện, Viện kiểm sát nhân dân huyện, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Kông Hde, Ủy ban nhân dân xã Sró và các đơn vị có liên quan khẩn trương kiểm tra, khám nghiệm hiện trường, xác minh, truy tìm đối tượng vụ khai thác rừng trái pháp luật xảy ra tại khoảnh 7, khoảnh 10, tiểu khu 792, lâm phần Công ty TNHH MTV LN Kông H’de, địa giới hành chính xã Sró để xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.

Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Kông H’de tăng cường kiểm tra, truy quét ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại rừng trên lâm phần được giao quản lý; bố trí lực lượng chuyên trách phối hợp với UBND các xã thường xuyên chốt chặn đẩy, đủi người dân không cho vào lâm phần để chặt hạ cây rừng.

Tổ chức kiểm điểm trách nhiệm Ban Giám đốc, đồng thời Ban Giám đốc có trách nhiệm kiểm điểm cá nhân có liên quan vì không phát hiện, ngăn chặn và báo cáo kịp thời vụ khai thác rừng trái pháp luật.

Hạt Kiểm lâm huyện tham mưu cho cấp ủy chính quyền các xã Sró, xã Đăk Kơ Ning, Ya Ma và thị trấn Kông Chro chỉ đạo các lực lượng tăng cường tuần tra, kiểm soát trên tuyến đường liên xã, các đường mòn, lối mở để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vị vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn.

Liên quan đến vụ khai thác 125 cây gỗ trái pháp luật xảy ra tại khoảnh 7, khoảnh 10, tiểu khu 792 thuộc lâm phần Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Kông H’de quản lý, địa giới hành chính xã Sró, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai.

Theo Hạt Kiểm lâm huyện Kông Chro cho biết, từ ngày 16/2 đến 18/2/2023, đơn vị này đã chủ trì phối hợp với UBND xã Sơ Ró, Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Kông H’de tiến hành mở rộng hiện trường kiểm tra thực tế.

Cụ thể vị trí cây rừng bị khai thác trái pháp luật có toạ độ trung tâm: OX: 517809; OY: tel:1518578, thuộc lô 7, khoảnh 7, lô 1, khoảnh 10, tiểu khu 792, lâm phần Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Kông H’de, địa giới hành chính xã Sró, huyện Kông Chro; tình trạng rừng thường xanh trung bình TXB; loại rừng sản xuất. Vị trí hiện trường khai thác cách UBND xã Sơ Ró về hướng Tây Nam khoang 5km theo đường chim bay.

Số lượng cây bị khai thác: 125 cây gỗ, chủng loại Căm xe, Bằng lăng, Xương cá thuộc loại thông thường; khối lượng gỗ thiệt hại là trên 30 m3; khối lượng gỗ còn lại có khả năng thu giữ 4,005 m3.

Hiện trường bị xáo trộn hoàn toàn, phần lớn cây gỗ đã bị cưa, xẻ lấy đi khỏi hiện trường, chỉ còn lại bìa, bắp, cành nhánh, mùn cưa; dấu vết chặt hạ bằng cưa xăng. Tại thời điểm kiểm tra chưa xác định được đối tượng vi phạm.

Phúc Lâm
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Gia Lai

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững