Chủ nhật 29/12/2024 19:23

EU là thị trường tiêu thụ nhiều nhất cá rô phi Việt Nam

Năm 2023, EU tiếp tục là thị trường tiêu thụ nhiều nhất cá rô phi từ Việt Nam với 2 triệu USD, giảm 34% so với năm 2022.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, xuất khẩu cá rô phi Việt Nam năm 2023 đạt hơn 6 triệu USD sang các thị trường, giảm 42% so với năm 2022.

EU là thị trường tiêu thụ nhiều nhất cá rô phi Việt Nam

Năm 2023, EU tiếp tục là thị trường tiêu thụ nhiều nhất cá rô phi từ Việt Nam với 2 triệu USD, giảm 34% so với năm 2022. Quý IV/2023, ghi nhận mức giá trị cao nhất của thị trường này khi tăng trưởng dương liên tục cả 3 tháng, sau khi sụt giảm liên tiếp 9 tháng đầu năm.

Trong đó, Hà Lan đóng góp gần 1 nửa tổng xuất khẩu cá rô phi Việt Nam sang thị trường EU. Năm 2023, lũy kế xuất khẩu cá tra sang Hà Lan đạt hơn 1 triệu USD, tăng 10% so với năm 2022.

Đứng sau EU, Mỹ tiêu thụ gần 1 triệu USD trong năm 2023, giảm 71% so với năm 2022. Thị trường này thường xuyên diễn biến thất thường trong năm 2023. Tháng cuối năm 2023, Mỹ bất ngờ tăng nhập khẩu cá rô phi. Kim ngạch xuất khẩu cá rô phi sang Mỹ tháng 12/2023 đạt hơn 200 nghìn USD, tăng 78% so với cùng kỳ trong khi tháng trước đó quốc gia này gần như không nhập khẩu.

Cá rô phi đông lạnh là sản phẩm được ưa thích của người tiêu dùng tại Mỹ. 11 tháng đầu năm 2023, Mỹ nhập khẩu 84.822 tấn phile cá rô phi đông lạnh từ thế giới, tăng 13% so với cùng kỳ.

Trung Quốc là nguồn cung cá rô phi lớn nhất thế giới và cũng là nguồn cung lớn nhất cho Mỹ. Cá rô phi Việt Nam tại Mỹ khó cạnh tranh với cá rô phi Trung Quốc, vì giá trung bình của Việt Nam cao hơn nhiều dù đang có xu hướng giảm.

Ngoài ra, xuất khẩu cá rô phi Việt Nam sang 1 số thị trường khác cũng chứng kiến tăng trưởng âm như: Nhật Bản giảm 62%, Bỉ giảm 56%, Italy giảm 38%, Anh giảm 85%...

Cá rô phi là một loài nuôi phát triển nhanh với sản lượng tăng. Hiện nay, sản phẩm cá rô phi có nguồn gốc từ Trung Quốc và Đài Loan đang chiếm lĩnh thị trường toàn cầu. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu cá rô phi Việt Nam còn khiêm tốn, tuy nhiên có xu hướng tăng trưởng tích cực trong vài năm trở lại đây.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: thị trường Trung Quốc

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới