Chủ nhật 22/12/2024 10:15

Du lịch xanh Quảng Ninh: Hài hòa giữa phát triển và bảo vệ môi trường

Tỉnh Quảng Ninh triển khai nhiều giải pháp nhằm chuyển đổi phương thức phát triển du lịch từ "nâu" sang "xanh", gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường.

Không đánh đổi môi trường để phát triển du lịch

Với nhiều lợi thế, Quảng Ninh xác định du lịch là một trong ba trụ cột tạo nên tăng trưởng kinh tế của địa phương. Từ năm 2013, Quảng Ninh đã xác định chuyển đổi phương thức phát triển từ "nâu" sang "xanh", đưa du lịch - ngành công nghiệp "không khói" phát triển bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Nghị quyết số 07-NQ/TU (ngày 24/5/2013) của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030, xác định: Phát triển du lịch tỉnh theo hướng bền vững, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP của tỉnh; góp phần quan trọng thực hiện 3 đột phá chiến lược, gắn với mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi phương thức phát triển từ "nâu" sang "xanh".

Năm 2023, trong Quyết định số 2256/QĐ-UBND, Quảng Ninh đã tái khẳng định mục tiêu "phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống".

Mới đây nhất, ngày 8/8, bà Nguyễn Thị Hạnh - Phó Chủ tịch /chu-de/ubnd-tinh-quang-ninh.topic đã ký Quyết định số 2256 phê duyệt Đề án phục hồi và phát triển bền vững ngành du lịch Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đề án này, Quảng Ninh sẽ phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; góp phần giữ vững an ninh, chủ quyền biên giới quốc gia; bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Phát triển du lịch thực sự chuyên nghiệp, hiện đại, chú trọng chiều sâu, chất lượng đạt đẳng cấp quốc tế, đóng vai trò vừa là điểm đển hấp dẫn, khẳng định thương hiệu mạnh và khả năng cạnh tranh quốc tế cao.

Tàu nghỉ đêm trên Vịnh Hạ Long sử dụng cốc thủy tinh, ống hút giấy để giảm thiểu rác thải nhựa, bảo vệ môi trường. Ảnh: Bình Nguyên

Theo xu hướng du lịch xanh, vấn đề môi trường cũng được Quảng Ninh đặc biệt quan tâm. Tỉnh chủ động làm việc và nhận được sự hỗ trợ của JICA (Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản) trong dự án thúc đẩy tăng trưởng xanh khu vực vịnh Hạ Long và đã đạt được một số kết quả nhất định. Trong đó, phải kể đến việc xây dựng tiêu chí cánh buồm xanh cho tàu thủy du lịch trên vịnh Hạ Long; xây dựng các giải pháp tiết kiệm năng lượng; xuất bản sách trắng về tăng trưởng xanh vịnh Hạ Long...

Bên cạnh đó, chủ động ứng dụng công nghệ tiên tiến như kỹ thuật dầu nước phân ly để lọc nước thải trước khi đưa ra môi trường, không đổ rác thải trực tiếp ra vịnh, sử dụng toàn bộ chai nước thủy tinh, ống hút giấy, cốc giấy... để giảm thiểu tác hại đến môi trường trong quá trình vận hành tàu du lịch trên vịnh.

Hàng năm, để vớt rác trôi nổi trên vịnh Hạ Long, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã ký hợp đồng thu gom rác với 3 doanh nghiệp, với tổng số tiền chi trả khoảng 10 tỷ đồng/năm. Đều đặn mỗi ngày 20 tàu, thuyền với khoảng 50 người thường xuyên thu gom rác tại các điểm du lịch trên Vịnh Hạ Long.

Không chỉ trên biển, phong trào, mô hình chung tay giảm thiểu rác thải nhựa, bảo vệ môi trường được thực hiện rộng khắp, đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ như mô hình Chi hội thu gom ve chai tại các phường: Hà Phong, Hồng Hà, Hồng Hải, Tuần Châu (TP. Hạ Long); duy trì "Tuyến đường không rác thải nhựa" tại phường Tuần Châu; mô hình "Phụ nữ sử dụng túi sinh học tự phân hủy" của phụ nữ phường Cẩm Thịnh (TP. Cẩm Phả); mô hình "5 không, 3 sạch", "Ngày thứ 7 tình nguyện", "Ngày Chủ nhật xanh" của Đoàn Thanh niên.

Cán bộ huyện Cô Tô tuyên truyền và cung cấp túi giấy thay thế túi nilông cho du khách. Ảnh: Bình Nguyên

Còn tại huyện đảo Cô Tô, thay vì tổ chức các trò chơi teambuilding, nhiều nhóm du khách đến với Cô Tô lựa chọn tham gia các hoạt động nhặt rác, làm sạch bãi biển. Đây là nét mới trong các hoạt động du lịch tại Cô Tô trong mùa hè năm nay. Để đồng hành cùng nhóm khách trong hoạt động ý nghĩa này, Hội Du lịch Cô Tô đã tài trợ toàn bộ dụng cụ hỗ trợ việc nhặt rác bao gồm, bao đựng rác và găng tay.

Thời gian qua, chính quyền huyện Cô Tô rất quan tâm hoạt động làm sạch biển, thu gom và tái chế rác, hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần và túi nylon khó phân hủy. Huyện triển khai nhiều hoạt động bảo vệ môi trường, đem lại kết quả tích cực. Thông điệp về du lịch xanh tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân và du khách.

Quan điểm không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế đã được Bí thư Huyện ủy Cô Tô Nguyễn Việt Dũng khẳng định: "Bảo vệ môi trường luôn được Cô Tô đặt lên hàng đầu. Chúng tôi kiên định mục tiêu tăng trưởng xanh, bền vững. Chính vì vậy, để giữ được sự hài hòa giữa phát triển du lịch và bảo tồn, giữ gìn tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái, bảo vệ cảnh quan tự nhiên, Cô Tô đã huy động sự chung tay góp sức của cả hệ thống chính trị. Điều đó đã tạo nên sự thay đổi lớn trong ý thức người dân, khẳng định hướng đi đúng đắn của chính quyền địa phương".

Xây dựng ngành du lịch xanh để phát triển bền vững

Quảng Ninh với sự đa dạng về loại hình du lịch, cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, hạ tầng kinh tế, xã hội, giao thông đồng bộ, hiện đại đã mang lại sức hấp dẫn cho du khách. Những năm qua, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Quảng Ninh, trung bình hằng năm tỉnh đón trên 10 triệu lượt du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, qua đó đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế. Điển hình như những tháng đầu năm 2024, tổng số khách du lịch đến Quảng Ninh đạt trên 10,4 triệu lượt, trong đó khách quốc tế đạt trên 2 triệu lượt.

Với phương châm du lịch xanh không chỉ là những điểm du lịch gắn liền với thiên nhiên, mà còn có trách nhiệm bảo vệ môi trường xanh, sạch, đồng thời bảo tồn, phát huy những giá trị, bản sắc cộng đồng. Chính vì thế, theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được xây dựng xác định, phát triển du lịch đi đôi với bảo vệ và phát huy tối đa các lợi thế tự nhiên, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, các giá trị văn hóa, gìn giữ cảnh quan và bảo vệ môi trường.

Các hoạt động du lịch trách nhiệm bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long được triển khai trong nhiều năm qua. Ảnh: Đỗ Phương

Việc rùa biển, cá voi xuất hiện tại vùng biển Cô Tô, Hạ Long, san hô phục hồi trong vùng lõi di sản là một tín hiệu rất đáng mừng, cho thấy hệ sinh thái, môi trường biển đang ngày càng tốt lên, đặc biệt từ khi tỉnh Quảng Ninh đẩy mạnh việc làm sạch môi trường biển, giảm thiểu rác thải nhựa.

Mới đây, Sở Du lịch Quảng Ninh đã xây dựng khung chương trình hành động về ứng dụng tiêu chuẩn Khách sạn xanh ASEAN và tập trung thúc đẩy việc áp dụng tiêu chuẩn trong hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch trên toàn bộ địa bàn tỉnh.

TP. Hạ Long cũng thực hiện chiến dịch "Xây dựng Hạ Long - TP du lịch không khói thuốc". Trong khi đó, TP. Móng Cái đặt mục tiêu trở thành thành phố du lịch xanh, thông minh, thân thiện và an toàn…

Bà Nguyễn Huyền Anh - Giám đốc Sở Du lịch Quảng Ninh nhận định, dù đạt được những kết quả đầy khích lệ, song việc xây dựng một nền du lịch xanh bền vững là cả một quá trình bền bỉ.

"Xác định được điều này, ngành du lịch Quảng Ninh đã và đang nỗ lực không ngừng từ các cấp chính quyền địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, người dân để tạo dựng môi trường du lịch xanh bằng những hành động thật thiết thực, xuất phát từ những hành vi nhỏ nhất. Toàn tỉnh cũng đang ứng dụng các công nghệ tiên tiến, sử dụng năng lượng tái tạo, nhiên liệu sạch, vật liệu tái chế, tiết kiệm năng lượng; thực hiện các hoạt động du lịch có trách nhiệm với môi trường...", bà Huyền Anh nhấn mạnh.

Năm 2024, Quảng Ninh đặt mục tiêu thu hút từ 17-20 triệu lượt khách, trong đó có 3 triệu lượt khách quốc tế đến Quảng Ninh và tổng thu du lịch đạt 39.100 tỷ đồng. Để đạt mục tiêu đó, Quảng Ninh đang nỗ lực cùng các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ theo chủ đề công tác năm 2024: "Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; phát triển văn hóa, con người giàu bản sắc Quảng Ninh".

Chí Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Sản phẩm du lịch

Tin cùng chuyên mục

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận bắn pháo hoa đón năm mới ở đâu?

Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ chỉ đạo ‘nóng’ về tinh gọn bộ máy

Sở Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024