Thứ ba 06/05/2025 16:49

Dự án điện mặt trời BMT Đắk Lắk chính thức hòa lưới điện quốc gia

Sáng 25/4, tại xã Ea Phê, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk đã diễn ra lễ khánh thành Dự án trang trại điện mặt trời BMT. Đây dự án điện mặt trời thứ ba được xây dựng và hoàn thành tại tỉnh Đắk Lắk.

Dự án điện mặt trời BMT có công suất lắp đặt 30 MWp, do liên doanh giữa Công ty Cổ phần AMI và Tập đoàn AC Energy (Philippines) làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 676 tỷ đồng, thực hiện trên diện tích 34,8ha. Đây là dự án về năng lượng tái tạo tiêu biểu của tỉnh Đắk Lắk hưởng ứng kêu gọi đầu tư vào năng lượng tái tạo tại Việt Nam.

Khánh thành dự án điện mặt trời BMT

Với việc hoàn thành và đi vào hoạt động, dự án dự kiến sẽ đạt sản lượng điện năng 44.141 KWh/năm, doanh thu hàng năm khoảng 93 tỷ đồng.

Dự án dự kiến sẽ đạt sản lượng điện năng 44.141 KWh/năm

Phát biểu tại buổi lễ, ông San Pedro Rodrigo - Giám đốc Dự án điện mặt trời BMT cảm ơn đơn vị tổng thầu EPC (hợp tác giữa Công ty ERS Malaysia và Tập đoàn IPC Việt Nam) đã nỗ lực để đưa dự án vào vận hành thương mại trước thời hạn của hợp đồng.

Ông Phạm Thái - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk cho biết, Trang trại điện mặt trời BMT là dự án điện mặt trời thứ ba được xây dựng trên địa bàn tỉnh hoàn thành và hòa vào điện lưới quốc gia. Dự án sẽ cùng các dự án điện mặt trời khác đã và đang xây dựng trên địa bàn sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của địa phương và bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Toàn cảnh Dự án BMT nhìn từ trên cao

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 32 dự án điện mặt trời lập dự án và xin chủ trương đầu tư. Trong đó có năm dự án đã được Bộ Công Thương phê duyệt bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Đắk Lắk.

Dự kiến trong năm 2019, các dự án điện mặt trời Long Thành 1, điện mặt trời Jang Pông, Trang trại điện mặt trời BMT và cụm nhà máy điện mặt trời Xuân Thiện, với tổng công suất gần 700MWp sẽ đi vào hoạt động từ 50 - 100% công suất.

Thái Hưng
Bài viết cùng chủ đề: Điện mặt trời

Tin cùng chuyên mục

Số hoá trong ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã sẵn sàng?

Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ 'ngôi vương'?

Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp

PMI tái lập mốc 50 - ngành sản xuất trở lại quỹ đạo tăng trưởng