Thứ hai 23/12/2024 01:45

Đồng Nai có 207 chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Sau 4 năm thực hiện chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, Đồng Nai hiện đã có 207 chuỗi liên kết.

Tính đến hết tháng 7 năm 2023, sau 4 năm triển khai thực hiện chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kếttrong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, Đồng Nai hiện đã có 207 chuỗi liên kết.

Cụ thể thực hiện Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 5/7/2018 của Chính phủ và 4 năm thực hiện Nghị quyết số 143/2018/NQ-HĐND ngày 07/12/2018 của HĐND tỉnh Đồng Nai về chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, theo thông tin của Sở Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn: Tỉnh Đồng Nai hiện có 207 chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp với 106 doanh nghiệp, 63 hợp tác xã và 14.431 trang trại, hộ gia đình tham gia liên kết. Trong lĩnh vực trồng trọt có 151 chuỗi liên kết được xác lập với quy mô 36.239,37 ha và 13.379 hộ nông dân tham gia, chăn nuôi có 44 chuỗi liên kết được xác lập với quy mô hơn 1,2 triệu con heo, 8 triệu con gà.

Vườn Ca cao của Tổ hợp tác Ca Cao Trung Hòa, Định Quán, Đồng Nai

Mục tiêu trọng tâm Đồng Nai đặt ra đến năm 2025, tỷ lệ giá trị sản lượng sản phẩm nông nghiệp của tỉnh được tiêu thụ dưới hình thức hợp tác, liên kết phải đạt tối thiểu 50% giá trị sản lượng sản phẩm toàn ngành.

Tại hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định 98 của Chính phủ và 4 năm thực hiện Nghị quyết số 143 vừa qua, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi đánh giá, việc triển khai hiệu qủa Nghị định 98 và Nghị quyết 143 cho thấy từ các cơ quan Nhà nước đến doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân đều phát huy vai trò trong thực hiện. Diện tích cây trồng được cấp mã số vùng trồng được nhân rộng, có nhiều sản phẩm chăn nuôi xuất khẩu tốt vào thị trường khó tính Nhật Bản… khẳng định hiệu quả của chuỗi liên kết. Tuy nhiên, còn một số bất cập như giải ngân vốn còn chậm, liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân dễ đứt gãy.

Để tổ chức triển khai hiệu quả hơn các chuỗi liên kết, thời gian tới Đồng Nai sẽ tập trung các giải pháp về công tác tuyên truyền; phát huy vai trò của quản lý Nhà nước trong tháo gỡ, xử lý những trường hợp không tuân thủ cam kết trong chuỗi liên kết; hướng dẫn, định hướng hỗ trợ người dân trong sản xuất gắn với thị trường, nhất là tại các vùng sản xuất tập trung và quan tâm xúc tiến thương mại cho sản phẩm liên kết…

Phạm Kỳ
Bài viết cùng chủ đề: Đông Nam bộ

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản