Thứ hai 23/12/2024 06:33

Đồng Nai: Chú trọng chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số nghèo

Nhờ kịp thời thực hiện các chính sách chăm lo đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao.

Nhiều chuyển biến tích cực

Đồng Nai là tỉnh đặc thù, với 70% dân số là đồng bào các tôn giáo sống rải rác, xen kẽ trên địa bàn các huyện, thành phố Long Khánh, thành phố Biên Hòa (viết tắt cấp huyện) và chủ yếu sống tập trung đông ở khu vực nông thôn, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Hiện nay có một bộ phận người dân tộc thiểu số sinh sống và làm việc tại các trung tâm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Thời gian qua, các hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số tiếp tục được tỉnh quan tâm. Lễ, tết truyền thống được tổ chức theo tinh thần vui tươi, đoàn kết, tiết kiệm. Chính sách về giảm nghèo, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, giữ gìn bản sắc văn hóa, trật tự an toàn xã hội trong đồng bào dân tộc thiểu số luôn được tỉnh ưu tiên quan tâm và triển khai thực hiện có hiệu quả.

Là một trong những tấm gương tiêu biểu trong sản xuất kinh doanh giỏi, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, ông Liu Tác Sáng, dân tộc Hoa, Giám đốc Công ty TNHH Thuận Hương (xã Phú Túc, H.Định Quán) thực sự trở thành gương điển hình của người dân tộc tỉnh Đồng Nai vươn lên trong thực tiễn. Những năm qua, bằng việc thành lập, duy trì, mở rộng phát triển doanh nghiệp với sản phẩm chính là nông sản sấy khô, ông Sáng không chỉ khẳng định được tài năng, ổn định kinh tế gia đình mình mà còn giúp bà con đồng bào tại địa phương có thêm việc làm và thu nhập ổn định. Hiện tại công ty có hơn 20 lao động chính thức đang làm việc với thu nhập ổn định trên 8,5 triệu đồng/tháng.

Đoàn người có uy tín đi học tập kinh nghiệp tại các tỉnh Tây Nguyên

Chứng kiến sự đổi thay tích cực của đồng bào dân tộc Chăm, xã Xuân Hưng, H.Xuân Lộc, ông MoHaMed NooRuDeen (dân tộc Chăm), Trưởng ấp 4, xã Xuân Hưng cho hay, tỉnh Đồng Nai luôn quan tâm thực hiện tốt các chính sách dân tộc bằng nhiều chương trình thiết thực, hiệu quả. Nhờ vậy, so với 20 năm trước, đời sống đồng bào dân tộc nói chung, đồng bào Chăm nói riêng. Đặc biệt, các em được đến trường đầy đủ, nhiều em học đại học, có em học nghề; công việc ổn định. Cùng với đó, hệ thống đường giao thông nông thôn, trường, trạm y tế được đầu tư xây dựng khang trang, 100% bà con được dùng nước sạch…

Trưởng ban Tôn giáo tỉnh Nguyễn Văn Khang cho biết, thời gian qua, công tác tham mưu thực hiện chính sách dân tộc luôn được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; sự phối hợp của các sở, ban, ngành, địa phương. Cơ quan làm công tác dân tộc luôn bám sát cơ sở, kịp thời phản ánh tình hình vùng dân tộc thiểu số, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của đồng bào, chủ động tham mưu trong việc triển khai một số chương trình, hoạt động liên quan đến thực hiện chính sách dân tộc tại địa phương. Lãnh đạo các địa phương, người có uy tín trên địa bàn tỉnh chung tay vận động, chăm lo đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. Nhờ đó, tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội vùng dân tộc thiểu số được đảm bảo.

Tiếp tục nhiều chính sách chăm lo đời sống đồng bào dân tộc

Mặc dù có sự chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ nhưng theo ông Nguyễn Văn Khang – Trưởng ban Tôn giáo tỉnh, việc thực hiện các nhiệm vụ đề ra theo chương trình, kế hoạch bị chậm so với tiến độ đề ra. Để hoàn thành các chương trình, nhiệm vụ đề ra những tháng cuối năm, Ban Dân tộc tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Theo đó, Ban Dân tộc tiếp tục tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2022 – 2025.

Đồng thời, thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, cụ thể như: Tổ chức thực hiện Nghị quyết số 12/2022/NQ-HĐND ngày 08/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về quy định chế độ hỗ trợ đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh

Bên cạnh đó, tổ chức Kế hoạch thực hiện Đề án Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Đồng Nai năm 2022.

Ngoài ra, tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, phòng, chống dịch bệnh Covid-19, dịch sốt xuất huyết... trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đảm bảo các biện pháp an sinh xã hội để đồng bào yên tâm khôi phục sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình.

Hà Linh
Bài viết cùng chủ đề: Dân tộc thiểu số

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững