Thứ bảy 23/11/2024 23:20

Đổi thay vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Bình

Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình.

Quảng Bình có 15 xã thuộc 5 huyện (Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy) được thụ hưởng Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Sau hơn 2 năm triển khai, Chương trình đã nhận được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp. Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã chỉ đạo, ban hành các văn bản cụ thể hóa quy định của Chính phủ, bộ, ngành Trung ương để phù hợp với tình hình địa phương; các sở, ngành liên quan tích cực phối hợp, tạo điều kiện để triển khai chương trình hiệu quả.

Công trình nhà văn hóa cộng đồng dân tộc Chứt tại xã K-Ai (Ảnh: Nguyễn Phúc)

Theo Ban Dân tộc tỉnh Quảng Bình, năm 2023, nguồn vốn phân bổ thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở Quảng Bình là hơn 433 tỷ đồng để hỗ trợ các địa phương vùng đồng bào DTTS xây dựng cơ sở hạ tầng, bố trí đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nước sạch, y tế, văn hóa, giáo dục… nhằm mục đích nâng cao nhận thức, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào DTTS và miền núi.

Từ nguồn vốn của Chương trình, các bản làng vùng đồng bào DTTS ở các huyện Minh Hoá, Tuyên Hoá, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ đã đổi thay rõ rệt. Nhiều mô hình sinh kế, những công trình mới đã được hỗ trợ xây dựng, từng bước góp phần thay đổi diện mạo nhiều bản làng, chất lượng cuộc sống của đồng bào vùng DTTS và miền núi được nâng cao.

Đặc biệt, tại huyện Minh Hóa, hàng loạt mô hình chuyển đổi cây trồng, chăn nuôi gia súc và trồng hoa màu đã được triển khai rộng rãi. Qua đó, góp phần không nhỏ vào công tác giảm nghèo bền vững ở địa phương.

Đến nay, huyện Minh Hóa đã cơ bản đã thực hiện đạt các chỉ tiêu đề ra về giao thông, trường học, nhà văn hóa theo kế hoạch. Hiện 100% số xã có đồng bào DTTS sinh sống đều có đường giao thông kiên cố nối với trung tâm xã; khoảng 80% thôn, bản có đồng bào DTTS sinh sống có đường giao thông được kiên cố hóa bằng bê tông hoặc rải cấp phối, góp phần đáp ứng tốt cho nhu cầu đi lại, giao thương giữa các vùng miền. Hệ thống trường lớp cơ bản được xây dựng kiên cố, khang trang, đáp ứng 80% nhu cầu học tập của con em vùng đồng bào DTTS. 100% các xã có đồng bào DTTS sinh sống đều có trạm y tế và 3 trạm quân dân y kết hợp (tại các xã Thượng Hóa, Dân Hóa, Trọng Hóa) để tăng cường nhiệm vụ chăm sóc y tế cho bà con DTTS; 90% bà con được dùng điện thắp sáng; 60% thôn, bản có nhà văn hóa để sinh hoạt..

Bản Dộ -Tà Vờng có 100% nhân khẩu là dân tộc Chứt (Ảnh: TL)

Trọng Hóa là xã biên giới, thuộc diện đặc biệt khó khăn ở huyện Minh Hóa. Với địa bàn rộng, địa hình phức tạp, Trọng Hóa là nơi sinh sống của hơn 900 hộ với gần 4.500 nhân khẩu là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó đồng bào dân tộc Chứt chiếm phần lớn.

Từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu Quốc gia 1719, xã Trọng Hóa đã phân bổ hơn 1,2 tỷ đồng cho việc chi hỗ trợ khoán bảo vệ rừng trong thời gian dài. Đồng thời, hỗ trợ và khuyến khích người dân trồng rừng bằng các giống cây rừng bản địa, như lim, trắc, trầm dó, trám, vàng tim… Hiện trên địa bàn xã đã có nhiều hộ đồng bào trồng rừng bằng giống cây bản địa, bước đầu cây phát triển tốt, hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Cùng với việc hỗ trợ sinh kế cho đồng bào DTTS, Chương trình MTQG 1719 đã quan tâm đầu tư xây dựng nhiều công trình như cải tạo phòng học, khuôn viên Trường phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học & THCS số 2 Trọng Hóa tại bản Dộ- Tà Vờng; xây dựng Nhà văn hóa bản La Trọng 1; đầu tư nguồn vốn làm nhà ở cho 27 hộ đồng bào dân tộc Chứt sinh sống trên địa bàn xã.

Tương tự, tại xã Hóa Sơn, người dân được hỗ trợ thực hiện mô hình tổ hợp tác chăn nuôi bò. Mỗi hộ dân được vay vốn để xây chuồng và mua bò sinh sản. Một số hộ dân khác được chuyển giao kỹ thuật trồng cây ăn quả như bưởi da xanh để nâng cao hiệu quả cây trồng. Ngoài ra, chính quyền xã còn ký kết hợp tác với doanh nghiệp để thu mua toàn bộ sản phẩm, đảm bảo đầu ra cho bà con yên tâm canh tác và mở rộng diện tích cây trồng.

Ở Quảng Bình có 2 DTTS chính là Bru - Vân Kiều và Chứt. Địa bàn cư trú của đồng bào sinh sống ở 102 bản thuộc 15 xã vùng sâu, vùng biên giới của 5 huyện: Lệ Thuỷ, Quảng Ninh, Bố Trạch, Tuyên Hóa và Minh Hoá.
Hồng Liên
Bài viết cùng chủ đề: đồng bào dân tộc

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao