Thứ năm 03/04/2025 13:29

Doanh nghiệp thực phẩm lo ngại thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng

Với thủ tục đăng ký bản công bố, thành phần hồ sơ tăng lên có thể gây tốn phí cho doanh nghiệp thực phẩm hơn 1.616 tỷ đồng/năm.

Thủ tục đăng ký bản công bố có thể gây tốn phí

Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) và Tiểu ban Thực phẩm Dinh dưỡng (NFG) vừa có công văn gửi Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ.

Doanh nghiệp thực phẩm lo ngại thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng. Ảnh minh họa

Công văn nêu rõ Nghị định 15/2018/NĐ-CP đã được Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp đánh giá là một thành tựu cải cách lớn, tiết kiệm hàng triệu ngày công và hơn 3 nghìn tỷ đồng/năm, giúp /chu-de/nganh-thuc-pham.topic phát triển mạnh mẽ, đồng thời cải thiện an toàn thực phẩm trong suốt 7 năm qua.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp thực phẩm có rất nhiều quan ngại về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 15/2018/NĐ-CP được Bộ Y tế đưa ra lấy ý kiến ngày 19/2/2025 (gọi tắt là Dự thảo).

Dự thảo đã tăng rất nặng cả ba nhóm thủ tục hành chính về tự công bố; đăng ký bản công bố; đăng ký lại bản công bố; cùng với nhiều quy định bất hợp lý, không phù hợp với thông lệ quốc tế; nguy cơ tạo ra nhiều điểm nghẽn mới cho sản xuất - kinh doanh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành nông nghiệp và chế biến thực phẩm của Việt Nam.

Theo ước tính, riêng với thủ tục tự công bố, thành phần hồ sơ và thời gian tăng lên gây chậm trễ kinh doanh tới 3 tháng 7 ngày. Với thủ tục đăng ký bản công bố, thành phần hồ sơ tăng lên có thể gây tốn phí hơn 1.616 tỷ đồng/năm, thời gian tăng thêm chưa thể xác định.

Bên cạnh đó, các biện pháp mà Dự thảo nêu ra hoàn toàn không phù hợp với Giải pháp xây dựng pháp luật về an toàn thực phẩm nêu tại Báo cáo tổng kết 05 năm thi hành Nghị định số 15/2018/NĐ-CP số 1895/BC-BYT ngày 31/12/2024 mục II điểm 1 của Bộ Y tế gửi Chính phủ.

Cụ thể, trong Dự thảo không có mục nào quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm; không có mục nào quy định về đánh giá nguy cơ theo chuỗi, truy xuất nguồn gốc. Trong khi đó, dự thảo tăng nặng cả 3 thủ tục về hồ sơ và chi phí tuân thủ.

Theo EuroCham, Dự thảo bỏ qua các vấn đề nóng nhất với an toàn thực phẩm hiện nay là thực phẩm tươi sống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể (nguyên nhân chủ yếu gây ra ngộ độc thực phẩm), mà chỉ tập trung đưa ra các biện pháp quản lý hành chính đối với thực phẩm bao gói sẵn (vốn hầu như không gây ra ngộ độc thực phẩm), do đó ý nghĩa thực tế rất thấp.

3 kiến nghị từ EuroCham

Đưa ra những kiến nghị, EuroCham đề xuất Chính phủ chỉ đạo Ban Soạn thảo nghiên cứu kỹ các ý kiến góp ý của các hiệp hội trong xây dựng nghị định.

Bên cạnh đó, kiến nghị Chính phủ chủ trì một cuộc họp đối thoại giữa Ban soạn thảo và các hiệp hội để xem xét bản dự thảo cuối cùng trước khi trình Chính phủ ký ban hành.

An toàn thực phẩm là 1 vấn đề rất quan trọng, ảnh hưởng đến cả 100 triệu nhân dân. Chính phủ cũng đang tiến hành sửa Luật An toàn thực phẩm, dự định ban hành vào tháng 10/2025, sau đó sẽ có Nghị định hướng dẫn thi hành. Để tránh chồng chéo và cải cách thể chế được hiệu quả, đề nghị sửa đổi Luật An toàn thực phẩm trước, sửa đổi Nghị định hướng dẫn thi hành sau”, EuroCham nhấn mạnh.

Trước đó, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cũng đã văn bản gửi cơ quan chức năng góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Trong đó, VASEP lo ngại Dự thảo Nghị định tạo thêm các điểm nghẽn mới cho doanh nghiệp và gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng cho doanh nghiệp trong ngành.
Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: thủ tục hành chính

Tin cùng chuyên mục

Quý I/2025, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 15,72 tỷ USD

Điểm tên các mặt hàng được giảm thuế nhập khẩu ưu đãi

Tiền Giang: Xuất khẩu gạo sang Philippines bùng nổ, tăng gần 100%

Thủy sản Việt chủ động thích ứng quy định asen tại EU

Philippines cần vắc xin dịch tả lợn, Việt Nam sẵn hàng xuất khẩu

Xuất khẩu nông sản khởi sắc: Đâu là ‘át chủ bài’ của Việt Nam?

Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil kỳ vọng gì từ chuyến thăm của Tổng thống?

Bộ Công Thương thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về xuất khẩu gạo

Giá dừa tăng phi mã, xuất khẩu có chịu ảnh hưởng?

Định vị lại ngành hàng rau quả xuất khẩu

Nông sản Gia Lai làm gì để vào thị trường Nhật Bản?

Bộ Công Thương đề nghị loạt giải pháp với Long An để thúc đẩy xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương lấy ý kiến về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Chính sách lãi suất Trung Quốc tác động thế nào đến xuất khẩu Việt Nam?

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp Tây Nam Bộ khai thác FTA

Xuất khẩu sầu riêng ‘bớt nóng’

Xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt hơn 6,57 tỷ SGD

Mật ong, thủy sản Việt Nam tuân thủ quy định kiểm soát dư lượng của EU

Giá gạo Nhật Bản tăng 'sốc', gạo Việt liệu có cơ hội?

Nhiều giải pháp xúc tiến xuất khẩu thuỷ sản sang Na Uy