Giá gạo Nhật Bản tăng 'sốc', gạo Việt liệu có cơ hội?

Tại Nhật Bản, thiếu hụt nguồn cung đẩy giá gạo trong nước tăng cao. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu, liệu đây có là cơ hội cho gạo Việt?
Xu hướng giá gạo xuất khẩu tăng chưa chắc chắn Ấn Độ gỡ ‘rào’, gạo Việt có chịu tác động? Gạo 100% tấm của Việt Nam không đủ để xuất khẩu

‘Cửa khó’ không dễ vào

Trong năm tài chính 2024 (kết thúc vào tháng 3/2025), lượng gạo được tư nhân tại Nhật Bản nộp đơn xin nhập khẩu đã đạt mức cao kỷ lục là 991 tấn tính đến cuối tháng 1/2025. Để được nhập khẩu, các công ty này phải đóng thuế cho Chính phủ Nhật Bản. Mức thuế nhập khẩu tư nhân mà doanh nghiệp nhập khẩu gạo phải nộp là là 341 yen/kg.

gạo Japonica Việt Nam trông giống như các sản phẩm của Nhật Bản và hương vị cũng gần như giống hệt
Gạo Japonica Việt Nam trông giống như các sản phẩm gạo của Nhật Bản và hương vị cũng gần như giống hệt. Ảnh minh hoạ

Số liệu về lượng gạo nhập khẩu tư nhân chỉ được bắt đầu lưu trữ từ năm tài chính 2019 trở đi, với 426 tấn được nhập khẩu trong năm tài chính 2020. Kể từ đó, lượng gạo do tư nhân nhập khẩu thường trong khoảng từ 200-400 tấn mỗi năm. Nhưng trong năm tài chính 2024, lượng gạo này đã đạt 468 tấn rồi tăng gấp đôi lên 991 tấn vào cuối tháng 1/2025.

Hiện, giá gạo tại Nhật Bản tăng vọt, loại bao 5kg có giá hơn 4.000 yen đã trở nên phổ biến, con số này cao hơn gần gấp 3 lần so với năm ngoái. Giá gạo Japonica sản xuất tại Việt Nam và được nhập khẩu vào Nhật Bản tính cả thuế hiện đang đứng ở mức 3.240 yen cho bao 5kg. Với giá bán này, gạo Việt Nam nhập khẩu hiện vẫn rẻ hơn khoảng 800 yen/5kg so với giá gạo cùng loại của thị trường này.

Câu hỏi đặt ra lúc này đó là, Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, gạo Việt Nam cũng đang vào vụ thu hoạch lớn nhất trong năm – vụ Đông Xuân. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng đang đứng ở mức thấp. Trong số các chủng loại gạo xuất khẩu, gạo Japonica Việt Nam trông giống như các sản phẩm của Nhật Bản và hương vị cũng gần như giống hệt. Trong bối cảnh thị trường gạo Nhật Bản đang khủng hoảng về giá, liệu đây có là cơ hội cho gạo Việt Nam?

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Nguyễn Văn Thành - Giám đốc Công ty TNHH sản xuất thương mại Phước Thành IV (Vĩnh Long) – cho biết, thị trường Nhật Bản thiếu gạo, đây không phải là lần đầu tiên diễn ra. Việc này cũng đã xảy ra cách đây 3-4 năm, và họ vẫn đang thiếu gạo. Nguyên nhân do Nhật Bản mất mùa, giá gạo tăng liên tục.

Với các doanh nghiệp Việt Nam, đa phần việc xuất khẩu gạo sang thị trường Nhật Bản được thực hiện thông qua các công ty tại Nhật Bản. Đây là những doanh nghiệp đã từng làm tại đây và đã quen với văn hóa của thị trường này. Với những doanh nghiệp chưa từng xuất khẩu sang thị trường Nhật, họ sẽ rất ngại.

Nguyên nhân do, đây là thị trường rất khó tính, yêu cầu về các tiêu chuẩn dư lượng rất khắt khe. Theo đó, nhập khẩu gạo Việt Nam vào Nhật Bản phải vượt qua các quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật với 624 tiêu chí kiểm định như: Đất trồng, giống lúa, sâu bệnh, dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, chất lượng gạo…, và qua ba lần kiểm tra.

Bên cạnh đó, thủ tục nhập khẩu gạo vào Nhật Bản khá phức tạp. Thông thường, phải mất tới một năm rưỡi mới có giấy phép.

Một thách thức nữa đó là người tiêu dùng Nhật Bản đã quen với chủng loại gạo của Nhật Bản, bởi họ vị dẻo, ngon, an toàn. Họ cũng đề cao sản phẩm quốc nội. Như vậy, chủng loại gạo xuất khẩu sang thị trường này cũng rất ‘kén’, doanh nghiệp phải có vùng nguyên liệu thì họ mới xuất khẩu được. Như doanh nghiệp của Phước Thành IV, do không có vùng nguyên liệu nên rất khó để xuất khẩu sang thị trường này.

Tiêu chuẩn thị trường quá khắt khe, cùng chính sách nhập khẩu không liên tục nên các doanh nghiệp ngại xuất khẩu sang thị trường này. Giá gạo Nhật Bản tăng thì họ mới cho nhập. Hay nói cách khác, thị trường này mở hạn ngạch cho gạo nhập khẩu, nếu thị trường thiếu thì họ mới nhập hàng, khi tồn kho của họ dư thừa 1 chút thì họ dừng nhập”, ông Nguyễn Văn Thành thông tin.

Một vấn đề khác được ông Thành đề cập đến đó là đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, nếu chúng ta không có các đối tác thân cậy thì việc xuất khẩu gạo sang thị trường này sẽ rất rủi ro. Bởi chủng loại gạo xuất khẩu sang thị trường Nhật Ban khá kén khách, nếu như doanh nghiệp không bán được cho thị trường Nhật thì cũng không bán được trong nội địa và cũng không bán cho các quốc gia khác được.

Gạo Japonica dẻo, đa phần những người Đông Nam Á không thích, trong khi đó, chỉ thị trường Đông Nam Á mới dùng nhiều gạo. Một số quốc gia khác như ở khu vực Tây Á cũng không ăn gạo này, họ dùng gạo Jasmine hay ST, hoặc các giống gạo dẻo thơm”, ông Thành nói.

Ngon là chưa đủ

Trong báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, các thị trường xuất khẩu gạo trọng điểm của Việt Nam gồm Philippines, Indonesia và Malaysia, Trung Quốc. EU và Hoa Kỳ là 2 thị trường nhập khẩu các loại gạo chất lượng cao như gạo thơm đặc sản ST24, ST25 với thị phần nhỏ khoảng 0,5-0,6%/năm. Như vậy, các thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam không có Nhật Bản.

Cũng theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, chủng loại gạo trắng chiếm tỷ trọng khoảng 71%) chủ yếu xuất khẩu sang Philippines, Indonesia, và châu Phi​​. Gạo thơm như Jasmine, Đài Thơm, ST24, ST25 chiếm tỷ trọng 19% chủ yếu xuất khẩu sang EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản. Gạo Japonica và gạo đặc sản khác chiếm tỷ trọng 4% chủ yếu tiêu thụ tại Nhật Bản, Hàn Quốc và thị trường cao cấp khác​.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy cho hay, mặc dù thị trường Nhật Bản thiếu gạo, giá đang đứng ở mức rất cao. Tuy nhiên, gạo Việt Nam có xuất khẩu được sang thị trường này hay không lại là việc khác. Nhật Bản chỉ nhập khẩu gạo giống của Nhật Bản cấy tại Việt Nam. Việc truy xuất nguồn gốc được họ thực hiện đến tận giống bản địa, trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ, chứ không phải cứ ngon là họ mua.

Cũng theo ông Hoàng Trọng Thủy, Nhật Bản có hai loại hình nhập khẩu gạo. Đầu tiên là gạo do chính phủ nhập khẩu, vì Nhật Bản có nghĩa vụ mua một lượng nhất định từ nước ngoài theo các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Loại thứ hai là được tư nhân là các công ty thương mại và các công ty khác nhập khẩu.

Nền nông nghiệp Nhật Bản vẫn duy trì những hộ sản xuất quy mô nhỏ, sản lượng thấp và phụ thuộc lớn vào trợ cấp từ Chính phủ. Nhật Bản gia nhập đàm phán CPTPP trong bối cảnh nền nông nghiệp nước này vẫn chưa thực sự được chuẩn bị đủ để duy trì và tồn tại trước sức ép từ cạnh tranh nội khối.

Trong khi đó, theo các doanh nghiệp trong ngành, hiện Nhật Bản không phải là thị trường xuất khẩu gạo chủ lực của Việt Nam. Tại thị trường Nhật Bản, gạo Việt Nam chưa có đủ sức cạnh tranh so với gạo của Hoa Kỳ, Thái Lan, Trung Quốc hay Australia.

Từ năm 2012 đến nay, gạo Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật chủ yếu qua đường phi mậu dịch với số lượng không đáng kể và chủ yếu dùng làm chế biến thực phẩm như bánh, tương miso...

Dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Nhật Bản trong thời gian tới vẫn sẽ khó khăn do nhu cầu tiêu thụ gạo của người dân Nhật có xu hướng giảm, trong khi gạo Việt Nam vẫn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ gạo Hoa Kỳ, Thái Lan, Trung Quốc – là những nước đã có truyền thống và thế mạnh xuất khẩu gạo sang Nhật Bản.

Nhật Bản hiện có hạn ngạch nhập khẩu gạo 770.000 tấn/năm, trong đó 100.000 tấn do chính phủ nhập khẩu để làm lương thực dự trữ. Năm tài chính 2024 đánh dấu lần đầu tiên trong 7 năm qua, toàn bộ số gạo chính phủ nhập khẩu đã được bán hết, do giá gạo nội địa tăng vọt khiến người dân đổ xô mua gạo giá rẻ hơn.

Trong một phiên đấu giá tháng 12/2024, người mua đã đặt 64.380 tấn, trong khi số lượng chào bán chỉ là 25.000 tấn. Giá bán trung bình đạt 548.246 yên/tấn, mức cao kỷ lục trong lịch sử đấu giá gạo tại Nhật Bản.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chuyên gia hiến kế giúp doanh nghiệp tư nhân xây dựng thương hiệu

Chuyên gia hiến kế giúp doanh nghiệp tư nhân xây dựng thương hiệu

Nhiều doanh nghiệp tư nhân vươn lên mạnh mẽ, trở thành những thương hiệu quốc gia tiêu biểu, có sức lan tỏa và được thị trường trong nước và quốc tế ghi nhận.
Phát triển hàng Việt, góc nhìn từ những thương hiệu đi qua 3 thế kỷ

Phát triển hàng Việt, góc nhìn từ những thương hiệu đi qua 3 thế kỷ

Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng mạnh những năm qua đã phản ánh sức mạnh, nội lực vươn lên của các doanh nghiệp, thương hiệu hàng đầu trong nước.
Đà Nẵng: Tăng cường xúc tiến thương mại xuất khẩu chuyên sâu

Đà Nẵng: Tăng cường xúc tiến thương mại xuất khẩu chuyên sâu

Các chương trình xúc tiến thương mại xuất khẩu theo các lĩnh vực, ngành hàng hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp Đà Nẵng tiếp cận, mở rộng thị trường.
Top 10 thương hiệu giá trị và 100 thương hiệu mạnh Việt Nam

Top 10 thương hiệu giá trị và 100 thương hiệu mạnh Việt Nam

Ngày 20/4 hàng năm được chọn là Ngày Thương hiệu Quốc gia Việt Nam, đánh dấu hành trình xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu Việt trên trường quốc tế.
Xúc tiến thương mại: Giải pháp căn cơ đa dạng thị trường

Xúc tiến thương mại: Giải pháp căn cơ đa dạng thị trường

Xúc tiến thương mại được xác định là giải pháp quan trọng giúp khai mở và đa dạng thị trường, ổn định xuất khẩu trong bối cảnh thương mại thế giới bất ổn.

Tin cùng chuyên mục

Thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới

Thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới

Xây dựng thương hiệu quốc gia từ nội lực đổi mới là chiến lược bền vững, giúp doanh nghiệp Việt khẳng định vị thế, tạo sức cạnh tranh dài hạn trên thị trường.
Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Cám gạo, cám gạo chiết ly là những mặt hàng vừa được ký Nghị định thư xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc mở ra cơ hội cho phụ phẩm lúa gạo Việt Nam.
Triển lãm quốc tế chuyên ngành trà, cà phê, thực phẩm và đồ uống hút khách

Triển lãm quốc tế chuyên ngành trà, cà phê, thực phẩm và đồ uống hút khách

Triển lãm quốc tế chuyên ngành Trà, Cà phê, Thực phẩm và Đồ uống đang diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh thu hút rất đông người tham dự.
Kích hoạt vai trò Thương vụ bảo vệ thị trường xuất khẩu

Kích hoạt vai trò Thương vụ bảo vệ thị trường xuất khẩu

Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với Thương vụ tháng 4/2025 tập trung bàn giải pháp thích ứng chính sách thuế mới, bảo vệ thị trường xuất khẩu.
Nối nhịp giao thương phiên chợ biên giới Gia Lai – Ratanakiri

Nối nhịp giao thương phiên chợ biên giới Gia Lai – Ratanakiri

Phiên chợ biên giới Gia Lai – Ratanakiri đang dần trở thành cầu nối giao thương thiết thực giữa sản phẩm nông nghiệp Gia Lai và thị trường tiêu dùng Campuchia.
Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Thành phố Đà Nẵng gặp gỡ, đối thoại, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu và logistics trên địa bàn.
Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Ngày 17/4, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh Hoa Kỳ áp dụng thuế đối ứng lên hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam.
Đà Nẵng: Cần chú trọng kích cầu tiêu dùng nội địa

Đà Nẵng: Cần chú trọng kích cầu tiêu dùng nội địa

Theo Chi cục trưởng Chi cục Thống kê Đà Nẵng, cần có các chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa để doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tăng thị phần nội địa.
Hội thảo trực tuyến hợp tác Việt Nam - Ấn Độ ngành đồ gỗ, nội thất

Hội thảo trực tuyến hợp tác Việt Nam - Ấn Độ ngành đồ gỗ, nội thất

Tham dự hội thảo trực tuyến hợp tác Việt Nam - Ấn Độ ngành đồ gỗ, nội thất để tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường và kết nối doanh nghiệp hai nước.
Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

Sau khi chạm đáy, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trở lại và đang đứng đầu thế giới. Dự báo, giá gạo xuất khẩu trong thời gian tới tiếp tục giữ đà tăng.
Sản phẩm OCOP địa phương mang khát vọng vươn ra thế giới

Sản phẩm OCOP địa phương mang khát vọng vươn ra thế giới

Từ những sản phẩm mang đậm dấu ấn bản địa thông qua chương trình OCOP, nông sản Gia Lai đang từng bước khẳng định vị thế, tận dụng cơ hội vươn ra thế giới.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Thương hiệu quốc gia là tài sản chiến lược trong tiến trình hội nhập

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Thương hiệu quốc gia là tài sản chiến lược trong tiến trình hội nhập

Tuần lễ Thương hiệu quốc gia được Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan và địa phương trên cả nước tổ chức, khai mạc vào sáng 16/4 tại Hà Nội.
Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Hiệp định EVFTA đã, đang và sẽ giúp hàng Việt Nam chinh phục thị trường Áo trong bối cảnh cần đa dạng hoá thị trường xuất khẩu như hiện nay.
Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Xuất khẩu rau, quả quý I giảm 2 con số. Cùng với kiểm soát chặt chất lượng, chọn đi cửa ngách, trồng trái vụ, kỳ vọng xuất khẩu rau, quả đạt mục tiêu đặt ra.
Doanh nghiệp thương hiệu quốc gia phải tiên phong, làm chủ công nghệ

Doanh nghiệp thương hiệu quốc gia phải tiên phong, làm chủ công nghệ

Với chủ đề "Thương hiệu Quốc gia Việt Nam: Bứt phá từ đổi mới, sáng tạo" là động lực để các doanh nghiệp nỗ lực xây dựng thương hiệu mạnh trên trường quốc tế.
Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương xây dựng và vận hành hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại.
Trung Quốc ủng hộ Việt Nam mở thêm Văn phòng xúc tiến thương mại

Trung Quốc ủng hộ Việt Nam mở thêm Văn phòng xúc tiến thương mại

Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục tạo thuận lợi sớm thành lập thêm các Văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam tại Hải Khẩu (Hải Nam) và các địa phương liên quan.
Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ký các Nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến, cám gạo sang Trung Quốc.
Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Quý I/2025, dệt may tiếp tục đứng trong nhóm ngành hàng đạt kim ngạch xuất khẩu 5 tỷ USD, một số doanh nghiệp đạt doanh thu tốt ngay quý đầu tiên của năm.
Beauty Summit 2025: Cơ hội xúc tiến thương mại ngành làm đẹp

Beauty Summit 2025: Cơ hội xúc tiến thương mại ngành làm đẹp

Hội thảo khoa học kết hợp triển lãm thương mại Beauty Summit 2025 với quy mô hơn 250 gian hàng sẽ là cơ hội xúc tiến thương mại trong ngành làm đẹp.
Mobile VerionPhiên bản di động