Thứ tư 01/01/2025 17:08

Doanh nghiệp điện tử: Từ made in Việt Nam đến make in Việt Nam

Với doanh nghiệp điện tử Việt Nam, đại dịch Covid-19 có thể làm chậm lại tốc độ tăng trưởng chứ không thể ngăn cản đà chinh phục các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đây là tín hiệu quan trọng từ các doanh nghiệp điện tử Việt Nam được ghi nhận trước thềm Triển lãm Chuyển đổi công nghiệp châu Á - Thái Bình Dương (ITAP) 2023 dự kiến diễn ra vào tháng 10/2023 tại Singapore, sự kiện giao lưu và xúc tiến quan trọng của các thương hiệu và doanh nghiệp điện tử châu lục và thế giới, và cũng là hàn thử biểu về mức độ hồi phục của ngành công nghiệp luôn dẫn đầu về ứng dụng công nghệ này.

Thời gian qua, các sản phẩm của doanh nghiệp điện tử Việt Nam với nhãn “made in Việt Nam” đã thực sự chinh phục người dùng ở nhiều thị trường xa gần, kể cả những thị trường khó tính bên cạnh việc đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của đất nước. Xu thế này được dự báo là sẽ vẫn diễn ra mạnh mẽ, nhất là khi nhiều thương hiệu lớn đang có xu hướng dịch chuyển cơ xưởng sản xuất sang Việt Nam để rồi từ Việt Nam mang đi những sản phẩm ở phân khúc chất lượng cao.

Các sản phẩm của doanh nghiệp điện tử Việt Nam với nhãn “made in Việt Nam” đã thực sự chinh phục người dùng ở nhiều thị trường xa gần

Đây là cơ hội theo giới chuyên gia là không dễ gì có được, bởi vậy với doanh nghiệp điện tử Việt Nam, bài toán lớn nhất trong lúc này là không chỉ tận dụng cho được cơ hội mà còn phải từ cơ hội đó làm sâu sắc thêm hình ảnh cho các sản phẩm điện tử có xuất xứ từ Việt Nam.

Hai yếu tố để giúp doanh nghiệp điện tử Việt Nam tận dụng tốt cơ hội này là việc phải bảo đảm chất lượng sản phẩm và cần có sự kết nối với các đối tác nước ngoài để ổn định về mặt xuất khẩu sản phẩm. Nếu đáp ứng được hai yếu tố này Việt Nam sẽ tận dụng được cơ hội phát triển và trở thành trung tâm của khu vực Đông Nam Á, châu Á, đồng thời có một vị thế vững chăc hơn trong các chuỗi cung ứng toàn cầu. Để từ đó đã tốt rồi sẽ là còn tốt hơn khi các sản phẩm điện tử từ Việt Nam có mức giá cạnh tranh hơn, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng khi xu hướng thắt chặt chi tiêu được dự báo là sẽ vẫn còn tiếp diễn.

Nhìn sâu hơn vào thị trường, bên cạnh việc đi sâu sản xuất các sản phẩm điện tử made in Việt Nam, việc đầu tư và nghiên cứu các sản phẩm make in Việt Nam không còn là một câu chuyện xa vời của ngày mai mà nó cần sớm được bắt đầu. Chỉ khi ấy thì việc thâm nhập sâu vào các chuỗi cung ứng mới thực sự bền vững và có ý nghĩa bởi đó là cách tốt nhất để tạo kết nối dài lâu với các thị trường và hàng triệu người tiêu dùng trên thế giới.

Quang Lộc
Bài viết cùng chủ đề: chuỗi cung ứng

Tin cùng chuyên mục

Đồng chí Nguyễn Hồng Diên: 6 nhiệm vụ năm 2025 của Đảng bộ Bộ Công Thương

Bộ Công Thương quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

Thương mại điện tử phát huy tốt vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

Nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ Bộ Công Thương năm 2025

Chùm ảnh: Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Bộ Công Thương

Bộ Công Thương: Nhiều kết quả tích cực trong công tác xây dựng Đảng

Mức sinh giảm sâu: Hệ lụy và lời giải từ chính sách

Chủ tịch EVN chia sẻ kỷ niệm khó quên nhân 30 năm

Chùm ảnh Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập A0/NSMO

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: 5 nhiệm vụ, 1 mục tiêu để NSMO luôn là ‘bộ não’ của ngành điện

Quán cơm 2.000 Vườn Xoài: Điểm tựa cho phận đời khó khăn

Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn vật liệu nổ công nghiệp

Gần Tết, làm gì để ngăn chặn pháo hoa 'nổ' trên mạng?

Bộ Công Thương bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Pháp chế

Bước ngoặt lịch sử ở cơ quan điều hành hệ thống điện

Cung cấp số liệu phục vụ điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Vì sao Gen Z ngày càng hờ hững với hẹn hò online?

Sở Công Thương Gia Lai trao tặng 5 căn nhà tình thương

Từ Công ước Hà Nội đến một không gian mạng lành mạnh

Bộ Công Thương họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII