Thứ tư 18/12/2024 17:46

Doanh nghiệp có thể gặp rắc rối vì các vụ kiện liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng

Khi quyền lợi của người tiêu dùng được bảo vệ mạnh mẽ trong các cam kết quốc tế và luật pháp Việt Nam thì trách nhiệm trên vai các doanh nghiệp cũng tăng thêm.

Thông tin tại Hội thảo “Một số cập nhật về Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 trong bối cảnh chuyển đổi số và thương mại điện tử” do Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) tổ chức ngày 12/6, ông Nguyễn Đức Trung - Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, việc nắm bắt và cập nhật thông tin đối với doanh nghiệp là vô cùng quan trọng, chính vì vậy Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng Cổng Thông tin doanh nghiệp trở thành hệ sinh thái số hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó tập trung vào mục tiêu giúp doanh nghiệp tiếp cận các xu hướng mới trên toàn cầu như kinh doanh có trách nhiệm, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ 4.0,... cũng như cung cấp nền tảng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp kết nối với nhau. Hơn nữa, việc kết nối doanh nghiệp với mạng lưới tư vấn viên chuyên nghiệp cũng được đẩy mạnh.

“Từ 1/7 tới, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 sẽ chính thức có hiệu lực với nhiều điểm mới, có liên quan trực tiếp đến các doanh nghiệp. Do đó, Hội thảo được tổ chức chức nhằm giúp doanh nghiệp cập nhật thông tin về các rủi ro trong thương mại điện tử và các quy định mới về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” - Nguyễn Đức Trung cho hay.

Ông Nguyễn Đức Trung - Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu tại hội thảo

Tại hội thảo, bà Phạm Quế Anh - Chuyên gia GIZ đã phân tích cụ thể về cơ hội và thách thức đối với người người tiêu dùng khi tham gia thương mại điện tử, thương mại xuyên biên giới.

Bà Phạm Quế Anh cho biết, trên thực tế, thương mại truyền thống giao dịch chỉ bó hẹp diễn ra trong các cửa hàng, chợ, siêu thị, hoặc tại tư gia của người tiêu dùng. Nay khi thương mại điện tử bùng phát nhanh, tạo ra cơ hội cho người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn, bao gồm cả hàng hoá, sản phẩm tốt hơn, giá cả cạnh tranh hơn, bởi ranh giới của thị trường được mở rộng.

Thương mại điện tử tiện dụng và hiệu quả cao hơn khi không cần địa điểm, giờ giấc cụ thể; gửi/nhận phản hồi các câu hỏi, cũng như khiếu nại ngay lập tức; trải nghiệm mua sắm, tiêu dùng được cá nhân hóa, với các gợi ý chính xác từ phía người bán... Nguồn thông tin vô tận, cho phép người tiêu dùng có thể so sánh giữa các lựa chọn, nhà cung cấp khác nhau, chi phí giao dịch giảm xuống.

Tuy nhiên, theo chuyên gia của GIZ, trong bối cảnh chuyển đổi số và thương mại điện tử xuyên biên giới, giao dịch diễn ra qua mạng Internet, trên trang web của người bán hoặc trên nền tảng của bên thứ ba, người tiêu dùng không được kiểm tra chất lượng hàng hóa, bởi vậy họ phải dựa vào việc thu thập thông tin các nghiên cứu trước đó, hoặc đánh giá của người mua khác. Thanh toán qua Internet hàng hóa được gửi đến cho người tiêu dùng, thường qua bên thứ ba, hoặc thanh toán khi nhận hàng (COD). Do đó, người tiêu dùng cũng gặp phải nhiều rủi ro khi lựa chọn và thanh toán hàng hoá.

Theo bà Phạm Quế Anh, không chỉ người tiêu dùng, các doanh nghiệp cũng có thể gặp rắc rối, bị vướng vào các vụ kiện hoặc tranh chấp pháp lý liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam cũng như ở các quốc gia khác nơi sản phẩm được tiêu thụ.

Hội thảo “Một số cập nhật về Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 trong bối cảnh chuyển đổi số và thương mại điện tử”

Tại hội thảo, ông Hồ Tùng Bách - Phó Trưởng ban, Ban Bảo vệ người tiêu dùng, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã giới thiệu một số quy định tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023. Cụ thể, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực từ 1/7, gồm 7 chương, 80 điều; có những chương quan trọng như: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh; Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng; Quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng trong giao dịch đặc thù; Hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội. Để thực thi Luật, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 55/2024/NĐ-CP.

Ông Hồ Tùng Bách thông tin thêm, Luật mở rộng phạm vi đối với cả những doanh nghiệp nước ngoài cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho người tiêu dùng ở Việt Nam. Ngoài ra, Luật có rất nhiều quy định mới liên quan đến việc bảo vệ thông tin người tiêu dùng, người tiêu dùng dễ bị tổn thương, cung cấp dịch vụ nền tảng số, dịch vụ liên tục, trách nhiệm cung cấp thông tin, thu hồi sản phẩm. Quy định 7 nhóm đối tượng đặc thù, trong đó có người cao tuổi, phụ nữ, trẻ em, được ưu tiên bảo vệ…

Từ kinh nghiệm quốc tế, bà Sita Zimpel - Giám đốc Dự án ASEAN SME, Tổ chức GIZ nhấn mạnh, hiện nay, nhiều cam kết quốc tế đã được xây dựng để thúc đẩy việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong bối cảnh chuyển đổi số và thương mại điện tử. Trong khu vực, Kế hoạch hành động chiến lược bảo vệ người tiêu dùng ASEAN giai đoạn 2016 - 2025 đã được phê chuẩn bởi các quốc gia thành viên. Mới đây nhất, năm 2023, ASEAN cũng ra mắt Bộ hướng dẫn bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử. Do đó, “các nỗ lực của các bên liên quan là rất quan trọng trong việc thay đổi nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng, hướng tới hài hòa hóa các quy định pháp luật giữa các quốc gia trong khu vực, và qua đó thúc đẩy thương mại bền vững” - bà Sita Zimpel nhấn mạnh.

Ngân Thương - Quang Lộc

Tin cùng chuyên mục

Tổng cục Quản lý thị trường giành giải Nhất cuộc thi Tuyên truyền pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bùng nổ cuối năm, VietinBank iPay Mobile tặng iPhone 16 cho người dùng

Chương trình “Hóa đơn trao tay - Vận may bất ngờ” đã tìm ra chủ nhân của hơn 3.500 giải thưởng

Cùng Vietjet trải nghiệm lễ hội khắp Trung Quốc, tặng kèm 20kg hành lý ký gửi với giá hấp dẫn

An toàn thực phẩm, cần bắt đầu từ chính người tiêu dùng

Bảo vệ người tiêu dùng khỏi các mối nguy về an toàn thực phẩm

'Khuyến mãi rộn ràng – Tết sắm xế sang'

Hành trình 10 năm Dược mỹ phẩm Linh Hương với Megalive sale đồng giá 9 nghìn - cú sốc chưa từng có!

Tích cực tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Chính thức khởi động sự kiện “Hà Nội đêm không ngủ - Ha Noi Midnight Sale” 2024

AEON Việt Nam kích cầu tiêu dùng với đa dạng ưu đãi cuối năm

Hà Nội: Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa

Hà Nội: Hội chợ ‘Ngày hội khuyến mại tháng 11’ từ 26/11 - 30/11

3 doanh nghiệp điện tử bị xử phạt 600 triệu đồng vì quảng cáo ‘lố’

Black Friday là ngày gì và rơi vào ngày nào trong năm 2024?

Đa cấp Sen Việt Group chấm dứt hoạt động, rút tiền ký quỹ

Khám phá 7 quyền lợi khi mua sắm tại shop giày dép Timan

Kia K5 và Kia Sorento ưu đãi đặc biệt gần nửa tỷ đồng

Tăng trách nhiệm của sàn thương mại điện tử trong ngăn chặn hàng giả, hàng lậu

Bột ngọt Meizan từng bước khẳng định vị thế trên thị trường