Thứ hai 18/11/2024 01:17

Đoàn công tác Ủy ban Dân tộc: Thăm và chúc Tết cổ truyền đồng bào Khmer tại Trà Vinh

Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer, ngày 6/4, Đoàn công tác Ủy ban Dân tộc do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh làm Trưởng đoàn đã đến thăm và chúc Tết các chức sắc tôn giáo… và đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh.

Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc đã đến thăm và tặng quà Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Trà Vinh (tại Chùa KomPong, phường 1), chùa Âng (Phường 8) thành phố Trà Vinh, chùa Trốt Cớt (xã Đa Lộc, huyện Châu Thành); thăm và tặng quà gia đình cán bộ hưu trí tiêu biểu; trao 25 suất quà tết cho gia đình chính sách, người có uy tín, hộ Khner nghèo trong vùng đồng bào dân tộc Khmer xã Đa Lộc.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh nghe Hòa thượng Thạch Xok Xane giới thiệu về các hình ảnh hoạt động của Chùa Âng

Tại các nơi đến thăm, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh ân cần thăm hỏi sức khỏe, chúc mừng năm mới đến các vị hòa thượng, thượng tọa, đại đức, các chức sắc tôn giáo… và đồng bào Khmer.

Thay mặt các vị sư sãi và đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh, Hòa thượng Thạch Sok Xane, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban Trị sự giáo hội Phật giáo tỉnh Trà Vinh, Chủ tịch Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Trà Vinh cho biết: Trà Vinh có hơn 300.000 người dân tộc Khmer, chiếm gần 32% dân số toàn tỉnh. Thời gian qua, vùng đồng bào Khmer luôn được ưu tiên đầu tư, hoàn thiện hệ thống hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, giải quyết việc làm… nhờ đó đến nay, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào Khmer được kéo giảm đáng kể, các phong tục tập quán tốt đẹp được giữ gìn và phát huy…

Các hòa thượng vui mừng chào đón Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh và bày tỏ lòng biết ơn trước sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào Khmer

Bày tỏ lòng biết ơn trước sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào Khmer, Hòa thượng Thạch Sok Xane khẳng định sẽ tiếp tục tuyên truyền vận động chư tăng, phật tử, đồng bào Khmer đồng lòng, đồng thuận với Đảng, Nhà nước, giữ vững và phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, nỗ lực hơn nữa trong lao động sản xuất, học tập để nâng cao đời sống, góp sức xây dựng vùng đồng bào Khmer trong tỉnh phát triển.

Nhấn mạnh đến việc, Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho biết, tháng 10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Quyết định 1719).

Ngày 4/4 vừa qua, Chính phủ và Ủy ban Dân tộc đã tổ chức hội nghị triển khai Chương trình này tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Giống như các địa phương vùng đồng bào DTTS khác trong cả nước, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long sẽ triển khai thực hiện đủ 10 dự án, 14 tiểu dự án thuộc Chương trình để nâng cao mức sống, từng bước rút ngắn khoảng cách với bình quân chung của cả nước.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo

Việc triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, trong đó có Trà Vinh có ý nghĩa chính trị rất lớn, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Để Chương trình đạt hiệu quả cao nhất, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc mong muốn, các hòa thượng, thượng tọa, đại đức, Ban quản trị chùa… và đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh tiếp tục đóng góp vào thành tựu phát triển chung của đất nước; phát huy hơn nữa bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp, chung sức, đồng lòng xây dựng quê hương Trà Vinh ngày càng giàu đẹp.

Hoàng Mai

Tin cùng chuyên mục

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống