Điều hành xuất khẩu gạo: Cần tăng cường sự phối hợp và trách nhiệm - Bài 4

Có lẽ, câu chuyện xuất khẩu (XK) gạo những ngày mới đây không thể “trọn một ngày vui” và bỗng trở nên “loạn nhịp” trước những phát sinh từ thực tế.  Những tranh cãi không đáng có liên quan đến XK gạo đều xuất phát từ việc chưa có sự phối hợp “nhịp nhàng” giữa các bộ, ngành, địa phương để chuẩn bị kỹ cho những tình huống được coi là bất thường này.
Điều hành xuất khẩu gạo: Cần tăng cường sự phối hợp và trách nhiệm - Bài 3 Điều hành xuất khẩu gạo: Cần tăng cường sự phối hợp và trách nhiệm- Bài 2 Điều hành xuất khẩu gạo: Cần tăng cường sự phối hợp và trách nhiệm - Bài 1

Bài 4: XK 400.000 tấn gạo thực hiện đúng quy định và những tranh cãi (!)

Trong bối cảnh dịch COVID-19 có tác động không nhỏ tới nền kinh tế, hoạt động XK gạo của Việt Nam cũng phải đối mặt với những bài toán cần được giải một cách thận trọng để đưa ra quyết định đúng đắn.

Kể từ sau khi Bộ Công Thương đề xuất tạm dừng XK gạo, theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, mục đích của việc tạm dừng xuất khẩu nhằm đảm bảo các mục tiêu, nguyên tắc điều hành, góp phần ổn định giá gạo trong nước trên tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, biết Bộ Công Thương sau đó đã có đề nghị Chính phủ cho tiếp tục XK gạo, việc tạm dừng thực hiện hoãn XK gạo để có thêm thời gian đánh giá lại sản lượng thực tế của vụ Đông Xuân, lượng hợp đồng xuất khẩu đã ký cũng như lượng tồn kho thực tế ở các doanh nghiệp đây là đề xuất của các doanh nghiệp ở lĩnh vực này cùng ý kiến của một số chuyên gia kinh tế. "Quyết định này của Bộ Công Thương rất sáng suốt" - GS. Võ Tòng Xuân - giáo sư hàng đầu về lúa gạo của Việt Nam, Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ nhấn mạnh.

GS. Võ Tòng Xuân cho hay, người dân ĐBSCL đã và đang thu hoạch vụ đông xuân 2019-2020 rất trúng mùa. Với hơn 1,5 triệu ha thì dự tính được từ 5,3 - 5,5 triệu tấn gạo. Trước sự đặt hàng của Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Malaysia, trong đó đặc biệt là Trung Quốc đã khiến giá gạo lên từng ngày. Vậy nên cần tiếp tục XK gạo để nông dân có dịp hưởng lợi, có kinh tế khá hơn.

Đồng tình quan điểm với GS. Võ Tòng Xuân, ông Đào Thế Anh - Phó giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam ghi nhận: Tôi nhất trí với đề xuất của Bộ Công Thương. Chúng ta vẫn đang thừa gạo và cần XK vì điều quan trọng là phải giữ mối quan hệ với khách hàng, duy trì hoạt động của chuỗi giá trị XK gạo.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, việc Bộ Công Thương đề xuất cho phép doanh nghiệp tiếp tục thực hiện các hợp đồng XK gạo đã ký trước 24/3 và lượng XK 800.000 tấn trong hai tháng 4 và 5 là đề xuất rất hợp thời và hợp lý cho doanh nghiệp và nông dân bán thóc. Bởi gạo Việt Nam đang được giá trên thị trường quốc tế do Thái Lan mất mùa lúa trong khi lúa gạo còn nhiều trong kho của doanh nghiệp và hiện nay bà con nông dân Đồng bằng sông Cửu Long đang thu hoạch rộ.

Ngay trong ngày 10/4/2020, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Công Thương đã ban hành quyết định công bố công khai hạn ngạch XK trong tháng 4 là 400.000 tấn như đề nghị của các bộ ngành liên quan, chính thức thực hiện từ 11/4.

Trên cơ sở đó, Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương chịu trách nhiệm quản lý, kiểm soát số lượng gạo được phép XK theo đề xuất của Bộ Công Thương, bảo đảm chặt chẽ, công khai, minh bạch, dễ thực hiện, dễ giám sát, không để xảy ra tiêu cực, trục lợi chính sách; kịp thời cung cấp số liệu XK gạo theo đề nghị của Bộ Công Thương để phục vụ công tác điều hành XK gạo.

Quan điểm của Bộ Công Thương, về nguyên tắc quản lý hạn ngạch, Bộ Công Thương quy định, thương nhân đăng ký tờ khai hải quan trước sẽ được trừ vào hạn ngạch XK trước. Số lượng khai trên tờ khai hải quan đã đăng ký sẽ được trừ lùi vào số lượng được phép XK trong tháng 4. Trong trường hợp tờ khai hải quan không còn có giá trị làm thủ tục hoặc số lượng thực xuất ít hơn số lượng đã khai hải quan thì số dư sẽ được cộng trở lại số lượng được phép XK trong tháng 4.

Phân tích kỹ hơn, việc liên quan đến con số xuất khẩu 400.000 tấn gạo, Bộ Công Thương khẳng định thực hiện hết sức nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng từ việc rà soát đánh giá cung cầu trong nước, dự trữ lưu thông và tình hình XK. Trên cơ sở đó cộng với tính toán dự báo XK gạo trong năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT).

Cũng ngay trong ngày 10/4/2020, Bộ Công Thương có văn bản gửi Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính đề nghị tổ chức thực hiện và phối hợp trong công tác thực hiện. Những văn bản này Bộ Công Thương đã đăng tải công khai và gửi cho các hiệp hội, thương nhân các địa phương được biết để thực hiện và phối hợp.

Tuy nhiên, sau hơn nửa tháng dừng XK, phương án cho XK trở lại đã khiến doanh nghiệp “mừng rơi nước mắt”, nhưng chỉ vài tiếng sau khi thực hiện đăng ký mở tờ khai điện tử, hạn ngạch 400.000 tấn gạo gần như hết, các doanh nghiệp lại đang "kêu trời" vì chưa kịp đăng ký đã “hết phần” ….

Dưới góc độ nhìn nhận của một số chuyên gia kinh tế, điều này không thể đổ lỗi cho Bộ Công Thương. Lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) khẳng định, việc đánh giá, rà soát về xuất khẩu 400.000 tấn gạo lần này đã xin ý kiến 2 lần, lần một là các thành viên của tổ kiểm tra liên ngành, lần hai là trực tiếp xin ý kiến các Bộ trưởng theo chỉ đạo của Thủ tướng và hiện nay Bộ Công Thương vẫn đang thực hiện hết sức nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng.

Bộ Công Thương đề nghị công khai ai đã đăng ký tờ khai XK gạo?

Trước sự việc trên, ngày 15/4, Bộ Công Thương có công văn hỏa tốc đề nghị Bộ Tài chính công khai danh sách những doanh nghiệp, thương nhân đã đăng ký tờ khai hải quan XK gạo tháng 4 theo hạn ngạch XK 400.000 tấn gạo.

Bộ Công Thương cho biết, những ngày qua Bộ đã nhận được nhiều văn bản của các thương nhân kinh doanh XK gạo phản ánh việc đăng ký tờ khai hải quan xuất hiện một số bất cập như thương nhân không được thông báo về thời gian bắt đầu tiếp nhận tờ khai xuất khẩu nên không đăng ký được kịp thời hoặc không tiếp cận được hệ thống (báo lỗi), cá biệt có trường hợp đã đăng ký được nhưng sau đó lại bị mất tờ khai trên hệ thống.

Do đó, Bộ Công Thương không ngần ngại đề nghị cung cấp rõ, cụ thể tên, số lượng, thị trường XK, cảng hay cửa khẩu xuất đến thời điểm hiện nay để các doanh nghiệp có thể nắm rõ hơn quy trình triển khai nghiệp vụ khải quan và nắm thông tin chi tiết hơn về việc thực hiện tờ khai hải quan XK gạo.

“Để có cơ sở tổng hợp báo cáo Thủ tướng về phương án điều hành XK gạo trong tháng 5/2020 đúng thời hạn, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính cung cấp số liệu xuất khẩu gạo về Bộ Công Thương định kỳ trước 17 giờ hàng ngày, từ nay đến hết ngày 25/4 thông qua Cục xuất nhập khẩu” - văn bản hỏa tốc của Bộ Công Thương nhấn mạnh.

Theo đó, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng có ý kiến chỉ đạo xử lý việc triển khai đăng ký mở tờ khai XK gạo của cơ quan Hải quan gây khó khăn cho thương nhân, yêu cầu làm rõ nhiều bất cập và đảm bảo tính công khai, minh bạch.

Trong một diễn biến khác, ngày 15/4, Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt chỉ đạo của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Tài chính báo cáo trách nhiệm quản lý, kiểm soát số lượng gạo được phép XK trong tháng 4. Cụ thể, trong báo cáo, Bộ Tài chính phải nêu cụ thể về quy trình, cách làm, danh sách các doanh nghiệp, thời gian mở tờ khai hải quan và số lượng gạo xuất khẩu của từng doanh nghiệp đã đăng ký thành công trên hệ thống, công tác phối hợp với Bộ Công Thương về việc này.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đề nghị Bộ NN&PTNT cho ý kiến về vấn đề gạo nếp có tính trong lượng gạo dự trữ phục vụ an ninh lương thực quốc gia hay không. Kèm theo đó là đánh giá tác động, ảnh hưởng của gạo nếp trồng tại tỉnh Long An và tỉnh An Giang đối với an ninh lương thực quốc gia.

Bộ Công Thương cũng đề nghị Bộ NN&PTNT thông tin về diện tích gieo trồng, sản lượng dự kiến (quy ra gạo) của gạo nếp tại tỉnh Long An và An Giang theo từng vụ. Đồng thời đề xuất, kiến nghị về việc xuất khẩu gạo nếp trong thời gian tới.

Trước đó, UBND tỉnh Long An đã có kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ cho các doanh nghiệp XK lại gạo nếp không giới hạn số lượng nhằm giải quyết lượng gạo nếp tồn kho trong các doanh nghiệp. Đồng thời, giúp doanh nghiệp tiếp tục thu mua nếp của người dân với giá tốt hơn.

Tiếp tục thực hiện công khai, minh bạch trong điều hành XK gạo

Đi đến tận cùng vấn đề điều hành XK gạo, tối 17/4, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về XK gạo, trong đó có mời 3 bộ đại diện: Bộ Tài chính, Bộ NN&PTNT, Bộ Công an và Hiệp hội Lương thực Việt Nam tham gia. Đoàn kiểm tra liên ngành do Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh làm trưởng đoàn sẽ làm việc với một số cơ quan có liên quan để nắm tình hình về lượng gạo hàng hóa tại các cảng phục vụ công tác điều hành XK gạo.

Bộ Công Thương lý giải, việc lập đoàn kiểm tra trên xuất phát từ những diễn biến lộn xộn kể từ ngày các doanh nghiệp bắt đầu mở tờ khai đăng ký hạn ngạch XK qua hệ thống khai báo điện tử hải quan (từ 0h ngày 12/4).

Ngoài ra, nhiệm vụ của Đoàn kiểm tra liên ngành là làm việc với cơ quan hải quan và một số cơ quan có liên quan để nắm tình hình về lượng gạo hàng hóa tại các cảng, trên cơ sở đó xây dựng báo cáo Thủ tướng về tình hình XK gạo tháng 4/2020 và phương án điều hành xuất XK trong tháng 5/2020.

Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương nghiên cứu ý kiến của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) về việc tháo gỡ khó khăn cho XK gạo. Cụ thể, Bộ Công Thương phải báo cáo về việc triển khai văn bản số 2827 ngày 10/4 của Văn phòng Chính phủ về công tác phối hợp với Bộ Tài chính để thực hiện chỉ đạo tại văn bản trên về XK gạo.

Ý kiến của VCCI đề nghị cho phép ứng trước hạn ngạch của tháng 5 ưu tiên giải quyết toàn bộ số gạo tồn đọng tại các cảng cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tránh được tổn thất và vẫn tiếp tục mua được lúa cho nông dân.

Việc phân bổ hạn ngạch sau này, VCCI cho rằng, nếu vẫn làm theo cách cũ thì đề nghị cần thông tin rõ ràng về thời gian mở tờ khai và khống chế số tờ khai hải quan đối với mỗi doanh nghiệp để tránh tập trung vào một số đơn vị "nhanh tay". Về mặt lâu dài nên xem xét thực hiện đấu giá quyền sử dụng hạn ngạch XK để bảo đảm công bằng.

Những câu chuyện rắc rối liên quan XK gạo kể trên đang để lại nhiều bài học trong công tác điều hành XK gạo, giữa sự phối hợp của các bộ ngành, địa phương với nhau, chứ không thể “đổ tội” cho bất kỳ bộ, ngành nào tạo ra những luồng thông tin không đáng có trong dư luận, ảnh hưởng tới tiến trình phát triển kinh tế của đất nước.

Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công Thương báo cáo trước ngày 25/4/2020 về phương án điều hành và hạn ngạch sẽ được XK trong tháng 5/2020. Hiện Bộ Công Thương cùng các bộ ngành phối hợp đánh giá nguồn cung trong nước, mùa vụ sắp tới để báo cáo Thủ tướng.
Lan Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lượng thịt heo nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh trong quý I/2024

Lượng thịt heo nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh trong quý I/2024

Quý I/2024, Trung Quốc nhập khẩu 253,13 nghìn tấn thịt heo, với trị giá 497,06 triệu USD, giảm 52,1% về lượng và giảm 62% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Giá cà phê xuất khẩu tiếp tục lao dốc, cà phê Arabica giảm về mức thấp nhất 1 tháng

Giá cà phê xuất khẩu tiếp tục lao dốc, cà phê Arabica giảm về mức thấp nhất 1 tháng

Giá cà phê tại thị trường trong nước tiếp tục giảm. Giá Robusta lao dốc 14,7% đứt chuỗi 9 tuần liên tiếp. Giá Arabica giảm 10,38%, về mức thấp nhất 1 tháng.
Xuất khẩu tuần 29/4-5/5: 3 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ USD; xuất siêu nông-lâm-thủy sản tăng 71,5%

Xuất khẩu tuần 29/4-5/5: 3 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ USD; xuất siêu nông-lâm-thủy sản tăng 71,5%

3 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ USD; xuất siêu nông-lâm -thủy sản tăng 71,5%... là những tin nổi bật trong điểm tin xuất khẩu tuần 29/4-5/5.
Doanh nghiệp ngành sợi đã giảm dần thua lỗ

Doanh nghiệp ngành sợi đã giảm dần thua lỗ

Thị trường khởi sắc cùng sự linh hoạt trong thời điểm quyết định mua bán nguyên liệu bông giúp doanh nghiệp ngành sợi giảm lỗ.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng trưởng tích cực

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng trưởng tích cực

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 4,8 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Tin cùng chuyên mục

Vì sao giá cà phê tiếp tục lao dốc?

Vì sao giá cà phê tiếp tục lao dốc?

Giá cà phê xuất khẩu kéo dài đà giảm mạnh trong tuần này và đạt mức thấp nhất trong 1 tháng. Giá cà phê trong nước rơi tự do trong nhiều phiên liên tiếp.
Kim ngạch xuất, nhập khẩu qua địa bàn Lạng Sơn đạt 18.377,9 triệu USD

Kim ngạch xuất, nhập khẩu qua địa bàn Lạng Sơn đạt 18.377,9 triệu USD

Cùng với hoạt động xuất nhập khẩu đạt kết quả cao, sản xuất công nghiệp tại Lạng Sơn duy trì đà tăng trưởng do công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục tăng mạnh.
Doanh nghiệp rau quả bước vào “cuộc chiến" gay gắt

Doanh nghiệp rau quả bước vào “cuộc chiến" gay gắt

Tình trạng nắng nóng, ngập mặn tại nhiều địa phương khiến nguồn cung trái cây suy giảm. Hiện nhiều doanh nghiệp xuất khẩu rau quả không dám nhận đơn hàng mới.
Xuất khẩu ớt vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) cần tuân thủ quy định mới

Xuất khẩu ớt vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) cần tuân thủ quy định mới

Xuất khẩu ớt vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) bị yêu cầu giới hạn định lượng thuốc nhuộm Sudan.
Đơn hàng dệt may tăng 10-15%

Đơn hàng dệt may tăng 10-15%

Doanh nghiệp dệt may đang tăng tốc sản xuất nhằm đáp ứng tiến độ giao hàng và tận dụng cơ hội từ thị trường đang “ấm dần”.
4 tháng đầu năm xuất khẩu cà phê đạt gần 670.000 tấn, thu về 2,23 tỷ USD

4 tháng đầu năm xuất khẩu cà phê đạt gần 670.000 tấn, thu về 2,23 tỷ USD

4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cà phê của cả nước đạt gần 670.000 tấn, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2023; kim ngạch đạt hơn 2,23 tỷ USD, tăng 56,4%.
Tổng cục Hải quan chỉ đạo đẩy mạnh số hóa, làm rõ hành vi nhũng nhiễu khi có thông tin phản ánh

Tổng cục Hải quan chỉ đạo đẩy mạnh số hóa, làm rõ hành vi nhũng nhiễu khi có thông tin phản ánh

Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị trong toàn ngành đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ về công tác cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính, đẩy mạnh việc số hóa…
Quảng Bình: Triển khai đồng bộ các giải pháp đưa xuất khẩu đạt 220 triệu USD

Quảng Bình: Triển khai đồng bộ các giải pháp đưa xuất khẩu đạt 220 triệu USD

Nâng cao vai trò của các doanh nghiệp, thúc đẩy hình thành các chuỗi giá trị xuất khẩu quy mô lớn, Quảng Bình đang đặt mục tiêu cho xuất khẩu đạt 220 triệu USD.
Kim ngạch nhập khẩu cà phê của Singapore giảm 5,57% trong năm 2023

Kim ngạch nhập khẩu cà phê của Singapore giảm 5,57% trong năm 2023

Năm 2023, Singapore nhập khẩu cà phê từ 84 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch nhập khẩu khoảng 142,4 triệu SGD, giảm 5,57% so với cùng kỳ năm 2022.
Xuất khẩu gạo tăng cao, doanh nghiệp vẫn chưa hết lo

Xuất khẩu gạo tăng cao, doanh nghiệp vẫn chưa hết lo

4 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu 3,23 triệu tấn gạo, thu về 2,08 tỷ USD, tăng 11,7% về lượng và tăng mạnh 36,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
4 tháng, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD

4 tháng, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD

4 tháng đầu năm, xuất khẩu điện thoại và linh kiện thu về hơn 18,4 tỷ USD, tăng 6,6% so với 4 tháng năm 2023.
Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD

Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD

6 tháng đầu niên vụ cà phê 2023 - 2024 (từ tháng 10/2023 - tháng 3/2024), Việt Nam xuất khẩu 956.000 tấn cà phê, tổng kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD.
Xuất khẩu da giày: Đơn hàng tăng chưa át được nỗi lo về những quy định mới

Xuất khẩu da giày: Đơn hàng tăng chưa át được nỗi lo về những quy định mới

Nhiều quy định mới liên quan đến thiết kế sinh thái, truy xuất chuỗi cung ứng của các thị trường lớn sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu da giày.
Xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng 2 con số

Xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng 2 con số

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản sang thị trường Trung Quốc chiếm 18,9%, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá cà phê xuất khẩu giảm sâu khi tồn kho tăng trở lại

Giá cà phê xuất khẩu giảm sâu khi tồn kho tăng trở lại

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt giảm với Robusta giảm mạnh hơn 3%, do xuất hiện mưa trái mùa tại khu vực Tây Nguyên làm dịu phần nào tình trạng khô hạn kéo dài.
4 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về gần 20 tỷ USD

4 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về gần 20 tỷ USD

4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt lao dốc sau chuỗi tăng nóng

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt lao dốc sau chuỗi tăng nóng

Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt giảm với giá cà phê Robusta giảm mạnh hơn 3% do xuất hiện mưa trái mùa tại khu vực Tây Nguyên làm giảm tình trạng khô hạn kéo dài
4 tháng, xuất khẩu rau quả thu về hơn 1,8 tỷ USD nhưng vẫn đối diện với rủi ro cố hữu

4 tháng, xuất khẩu rau quả thu về hơn 1,8 tỷ USD nhưng vẫn đối diện với rủi ro cố hữu

Dù đem về kim ngạch xuất khẩu hơn 1,8 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2024 nhưng rau quả vẫn đối mặt với bài toán rủi ro về chất lượng.
Việt Nam xuất khẩu khoảng 170.000 tấn cà phê trong tháng 4

Việt Nam xuất khẩu khoảng 170.000 tấn cà phê trong tháng 4

Tổng cục Thống kê ước tính, Việt Nam xuất đi 170.000 tấn cà phê trong tháng 4, giảm hơn 2 lần so với ước tính 400.000 tấn của tháng trước.
4 tháng năm 2024: Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục duy trì bức tranh sáng

4 tháng năm 2024: Xuất khẩu hàng hóa tiếp tục duy trì bức tranh sáng

4 tháng năm 2024, xuất khẩu hàng hóa đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ, xuất siêu sang một số thị trường chủ lực như Hoa Kỳ, EU tăng 2 con số.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động