Điều hành xuất khẩu gạo: Cần tăng cường sự phối hợp và trách nhiệm- Bài 2

Lúa gạo mang trọng trách về an ninh lương thực. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid- 19 đang lan rộng toàn cầu, hạn hán, xâm nhập mặn ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung, Tây Nguyên và tác động của mùa Đông ấm ở các tỉnh phía Bắc gây bất lợi cho sản xuất… thì vấn đề này lại càng phải được đặt lên hàng đầu.
Điều hành xuất khẩu gạo: Cần tăng cường sự phối hợp và trách nhiệm - Bài 1

Bài 2: Hạt gạo nhỏ, sứ mệnh lớn

Lúa gạo mang trọng trách về an ninh lương thực. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid- 19 đang lan rộng toàn cầu, hạn hán, xâm nhập mặn ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung, Tây Nguyên và tác động của mùa Đông ấm ở các tỉnh phía Bắc gây bất lợi cho sản xuất… thì vấn đề này lại càng phải được đặt lên hàng đầu.

Cần nắm “quả đấm then chốt” về lương thực

An ninh lương thực là vấn đề hết sức hệ trọng đối với mọi quốc gia. Việt Nam với quy mô dân số gần 100 triệu người, đứng thứ 15 thế giới và thứ 3 Đông Nam Á thì bảo đảm an ninh lương thực càng rất trọng.

Tại Nghị quyết số 63/NQ-CP của Chính phủ ngày 23/12/2009 về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia đặt ra mục tiêu: đến năm 2020, bảo vệ quỹ đất lúa 3,8 triệu ha để có sản lượng 41 - 43 triệu tấn lúa đáp ứng tổng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu khoảng 4 triệu tấn gạo/năm...

dieu hanh xuat khau gao can tang cuong su phoi hop va trach nhiem bai 2

Năm 2018, diện tích đất lúa cả nước đạt trên 4,159 triệu ha; sản lượng lúa năm 2019 đạt 43,4 triệu tấn; xuất khẩu gạo năm 2019 đạt 6,34 triệu tấn (vượt mục tiêu đề ra 4 triệu tấn). Việt Nam được đánh giá có khả năng đảm bảo tự cung lương thực với sản lượng lương thực bình quân tính trên đầu người ở mức tương đối cao (đứng thứ 6 trên thế giới).

Tuy nhiên, bước sang năm 2020, Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung bước vào những diễn biến mới trong bối cảnh dịch bệnh Covid- 19 lan rộng toàn cầu, hạn hán, xâm nhập mặn vấn đề an ninh lương thực, đặc biệt đối với hạt gạo lại càng cần được coi trọng.

Chuyên gia Kinh tế Đinh Trọng Thịnh dẫn báo cáo của FAO cho hay, khả năng thiếu đói trong năm 2020 là tương đối lớn do dịch bệnh Covid-19 khiến sản xuất kinh doanh đình trệ, trong khi đó, các điều kiện thời tiết không thuận lợi ở một số quốc gia khiến sản lượng lương thực sụt giảm so với trước. Trên thực tế, giá lương thực thực phẩm trong đó có gạo đã tăng lên trong tháng 2 và tháng 3/2020. Do đó, 1 số doanh nghiệp trúng thầu xuất khẩu gạo vào tháng 3 nhưng “xù hợp đồng”.

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận 53 của Bộ Chính trị về Đề án “An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020”, diễn ra sáng 18/3 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Nếu không xác định sự bức thiết về an ninh lương thực trong giai đoạn tới thì sai lầm trong chỉ đạo, phải bảo đảm an ninh lương thực một cách vững chắc trong mọi tình huống. “Theo tôi, phải chốt cứng diện tích trồng lúa và sản lượng lương thực hằng năm và tăng cường khả năng dự trữ”, Thủ tướng nhấn mạnh, đồng thời khẳng định không chạy theo thị trường và nêu cao tinh thần tự cường, chủ động đối với an ninh lương thực.

Tại Việt Nam, vấn đề an ninh lương thực luôn được đặt lên hàng đầu

Tại Phụ lục Chi tiết hàng dự trữ quốc gia và phân công cơ quan quản lý hàng dự trữ quốc gia ban hành kèm theo Nghị định 94/2013/NĐ-CP ngày 21/8/2013 của Chính phủ ghi rõ Lương thực gồm thóc tẻ, gạo tẻ do Tổng cục Dữ trự Nhà nước (Bộ Tài chính) là cơ quan quản lý hàng dự trữ quốc gia. Năm 2020, Tổng cục Dự trữ Nhà nước có kế hoạch mua 190.000 tấn gạo và 80.000 tấn thóc để đảm bảo dự trữ lương thực quốc gia.

Tuy nhiên, 2020 là năm đặc biệt an ninh lương thực cần phải tính thêm yếu tố dịch bệnh Covid- 19. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, trong đó có Bộ Công Thương, rà soát, đánh giá lại lượng lúa hàng hóa trong nước, tình hình xuất khẩu, dự trữ lưu thông và các vấn đề khác để báo cáo Thủ tướng. Thực hiện chỉ đạo này của Thủ tướng, Bộ Công Thương thành lập đoàn liên ngành gồm Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và Ngân hàng Nhà nước làm việc với các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp và 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long để đánh giá lại cung cầu thóc gạo cho vụ Đông Xuân. Trên cơ sở buổi làm việc đó, đoàn công tác liên ngành đã có báo cáo Thủ tướng.

Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, vụ Đông Xuân và Hè Thu sẽ thu hoạch dư ra khoảng 3 triệu tấn gạo, cộng với 200.000 tấn gối vụ từ năm ngoái sang là 3,2 triệu tấn và đến ngày 31/3/2020 xuất khẩu được 1,7 triệu tấn thì dư ra khoảng 1,5 triệu tấn. Qua đánh gia chung của tổ liên ngành thì dành cho thêm cho dự trữ quốc gia 300.000 tấn và 400.000 tấn dự phòng sẽ còn lại là 800.000 tấn. Bộ Công Thương và đoàn liên ngành đều thống nhất điều hành một cách chặt chẽ, xác định tạm thời xuất khẩu trong tháng 4/2020 là 400.000 tấn và sang đến tháng 5 sẽ tiếp tục rà soát lại để báo cáo Thủ tướng Chính phủ để làm sao có giải pháp công bố cho phù hợp. Đánh giá rà soát này đã xin ý kiến 2 lần, lần 1 là các thành viên của tổ kiểm tra liên ngành, lần hai là trực tiếp xin ý kiến các Bộ trưởng theo chỉ đạo của Thủ tướng và hiện nay Bộ Công Thương vẫn đang thực hiện hết sức nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng. “Căn cứ để tính toán 400.000 tấn trên quan điểm là hết sức thận trọng vì an ninh lương thực và thực tế dịch bệnh hiện nay”, ông Phan Văn Chinh- Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu- Bộ Công Thương nhấn mạnh.

Đánh giá về 400.000 tấn gạo xuất khẩu trong tháng 4/2020, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, con số này mang tính chất tạm thời, đảm bảo các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách thông thường, từ đó giải tỏa sức ép đối với mặt hàng quan trọng của đất nước, nhưng vẫn giữ được khối lượng gạo cần thiết để đáp ứng nhu cầu dự trữ quốc gia mà phía nhà nước cần thiết.

Tin tốt đối với Việt Nam khi năm nay lúa được mùa. Dự kiến trong 6 tháng đầu năm, toàn bộ lúa vụ Đông Xuân cả nước sẽ được thu hoạch, sản lượng sẽ đạt khoảng 20,1 triệu tấn thóc; trong đó các tỉnh phía Bắc là 6,9 triệu tấn, các tỉnh phía Nam là 13,2 triệu tấn. Trong thời gian 6 tháng cuối năm, toàn bộ lúa vụ Hè Thu, Mùa, Thu Đông cả nước được thu hoạch với sản lượng dự kiến là 23,4 triệu tấn thóc; trong đó các tỉnh phía Bắc là 6,2 triệu tấn, các tỉnh phía Nam là 17, 2 triệu tấn. Như vậy, tổng sản lượng thóc năm nay ước khoảng 42 – 43,5 triệu tấn. Nếu cộng với số thóc, gạo dự trữ Quốc gia là 7,5 triệu tấn và hơn 1,5 triệu gạo tồn kho năm 2019 chuyển sang, thì nhiều chuyên gia dự tính an ninh lương thực của Việt Nam vẫn an toàn – nếu xuất khẩu 6 – 6,5 triệu tấn gạo như năm 2019.

Tại văn bản 140/TB-VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng đã yêu cầu hoạt động xuất khẩu gạo cần phải xem xét kỹ lưỡng, thận trọng. Trước hết phải bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đồng thời giảm thiểu việc gián đoạn chuỗi sản xuất lúa gạo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho người nông dân và các tổ chức kinh doanh có liên quan.

Bộ Công Thương cho biết, trong những tháng tới vẫn phải quán triệt đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng cũng đã giao Bộ Công Thương báo cáo trước ngày 25/4/2020 về phương án điều hành và hạn ngạch sẽ được xuất khẩu trong tháng 5/2020. Hiện Bộ Công Thương cùng các bộ ngành phối hợp đánh giá nguồn cung trong nước, mùa vụ sắp tới để báo cáo Thủ tướng.

Các chuyên gia cho rằng, về nguyên tắc chung của bảo đảm an ninh lương thực thì xuất khẩu gạo chỉ thực hiện sau khi dành đủ cho thị trường nội địa. Vậy nên vấn đề của xuất khẩu hiện nay là không nên chạy theo thành tích đứng nhất hay đứng nhì mà phải làm sao để mang lại giá trị cao nhất. Bên cạnh đó là phải có thị trường ổn định và phải tạo được thương hiệu cho gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh

Liên quan tới việc các doanh nghiệp gạo vừa qua đã trúng thầu nhưng lại bỏ thầu cho thấy nhiều vấn đề liên quan tới hạt gạo khá “nhạy cảm” và “phức tạp”. Điều quan trọng nhất là Nhà nước, mà cụ thể là Bộ Tài chính, phải yêu cầu các cơ quan chức năng thực thi luật pháp – đó là Luật đấu thầu. Một khi doanh nghiệp thắng thầu mà không thực hiện thì phải chịu trách nhiệm được quy định trong Luật Đấu thầu. Cũng từ sự việc trên, rút ra kinh nghiệm, nếu như có các khâu sơ hở trong đấu thầu cho đến thời điểm ký kết hợp đồng thì cũng cần phải xem xét hoàn thiện hơn văn bản pháp lý, để từ đó việc đấu thầu này phải trở thành trách nhiệm và nghĩa vụ của người tham gia.
Thanh Hà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Phát triển TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk trở thành “Thành phố cà phê của thế giới”; gắn với phát triển du lịch sinh thái, khai thác các giá trị văn hóa địa phương.
Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng đạt mốc cao nhất trong mọi thời đại. Hiện nay chưa có thông tin nào có thể khiến cho giá cà phê trong nước và thế giới dừng lại
Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.
Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD

Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD

Hàng năm, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn thu về trên 1 tỷ USD, mặt hàng này đang hướng đến con số xuất khẩu 2 tỷ USD vào năm 2030.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Sáng 26/4, tại Cần Thơ, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết về xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và bàn định hướng xuất khẩu gạo trong thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục

Giá gạo xuất khẩu được dự báo như thế nào trong năm 2024?

Giá gạo xuất khẩu được dự báo như thế nào trong năm 2024?

Dù có lúc trồi sụt, nhưng giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam năm 2024 được dự báo sẽ quanh mức 600 USD/tấn, cao hơn con số 575 USD/tấn của năm 2023.
Việt Nam lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ 5 xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Việt Nam lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ 5 xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore, Việt Nam lần đầu tiên vươn lên giữ vị trí thứ 5 tại thị trường này.
Việt Nam thu về hơn 532 triệu USD từ xuất khẩu xăng dầu

Việt Nam thu về hơn 532 triệu USD từ xuất khẩu xăng dầu

3 tháng đầu năm 2024 xuất khẩu xăng dầu của Việt Nam đạt 631.310 tấn, trị giá 532,02 triệu USD, tăng 13,9% về lượng và tăng 8,9% về trị giá so với cùng kỳ.
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Singapore: Giữ đà tăng trưởng

Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Singapore: Giữ đà tăng trưởng

Trong tháng 3/2024, xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Singapore tiếp tục giữ được mức tăng trưởng dương khá tốt (tăng 7,69%), đạt 603,3 triệu SGD.
Sản xuất lúa cần cân đối với sản lượng gạo xuất khẩu

Sản xuất lúa cần cân đối với sản lượng gạo xuất khẩu

Năm 2024, dự kiến sản lượng lúa sẽ giảm khoảng 35 nghìn tấn so với năm 2023. Do đó, sản xuất lúa và cân đối lúa gạo xuất khẩu cần được chú trọng.
Quý I/2024, xuất khẩu sầu riêng thu về 253 triệu USD

Quý I/2024, xuất khẩu sầu riêng thu về 253 triệu USD

Quý I/2024, xuất khẩu sầu riêng đạt gần 57.000 tấn với trị giá thu về 253 triệu USD, tăng 42% về lượng và tăng 63,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Dần khẳng định thương hiệu và uy tín trên thị trường quốc tế, xuất khẩu gạo được kỳ vọng sẽ tiếp tục bứt phá trong năm 2024 này.
Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Triển khai nhiều giải pháp, Bộ Công Thương đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói riêng và ngành lúa gạo Việt Nam nói chung.
Xuất khẩu quặng và khoáng sản tăng cả về lượng và trị giá

Xuất khẩu quặng và khoáng sản tăng cả về lượng và trị giá

Xuất khẩu quặng và khoáng sản trong tháng 3/2024 đạt 233.844 tấn với trị giá hơn 21,88 triệu USD, tăng 74,5% về lượng và tăng 45,3% về trị giá so tháng 2/2024.
Xuất khẩu cà phê gia tăng áp lực mới

Xuất khẩu cà phê gia tăng áp lực mới

Cùng với áp lực về nguồn cung giảm, giá thu mua tăng phi mã, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đang đối diện với những khó khăn mới từ thị trường xuất khẩu.
Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4, sẽ diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng, bảo vệ ngành thép

Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng, bảo vệ ngành thép

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng để chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp.
Những lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu sang thị trường Trung Quốc

Những lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu sang thị trường Trung Quốc

Dưa hấu tươi của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc không được nhiễm 5 đối tượng kiểm dịch thực vật còn sống.
Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu trong tháng 4 tăng trên 60% so với cùng kỳ

Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu trong tháng 4 tăng trên 60% so với cùng kỳ

Thống kê từ Sở Công Thương tỉnh Lào Cai, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn trong tháng 4/2024 tăng trên 60% so với cùng kỳ năm 2023.
Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam trong tháng 3/2024 tăng 44,7% về lượng và tăng 46,1% về kim ngạch so với tháng 2/2024, đạt 1.076.653 tấn, trị giá 901,7 triệu USD
Doanh nghiệp gỗ ván ép đối mặt với thuế chống phá giá từ Hàn Quốc cao hơn 4% so với trước

Doanh nghiệp gỗ ván ép đối mặt với thuế chống phá giá từ Hàn Quốc cao hơn 4% so với trước

Với sự chênh lệch mức thuế chống bán phá giá biên độ dao động từ 4,2 - 13,04% của Hàn Quốc gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ván ép của Việt Nam.
Quý I/2024, xuất khẩu cá tra đến thị trường UAE tăng 67%

Quý I/2024, xuất khẩu cá tra đến thị trường UAE tăng 67%

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường UAE đạt hơn 7 triệu USD, tăng 67% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Hàn Quốc tăng gần 180%

Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Hàn Quốc tăng gần 180%

Quý I/2024, Hàn Quốc đã chi hơn 9,37 triệu USD để nhập 2.165 tấn hạt tiêu từ Việt Nam, tăng 179,7% về lượng và tăng 188,5% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu tuần từ 15-21/4: Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, xuất khẩu cao su khởi sắc

Xuất khẩu tuần từ 15-21/4: Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, xuất khẩu cao su khởi sắc

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore, xuất khẩu cao su khởi sắc... là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần từ 15-21/4.
Xuất khẩu hàng hóa dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024

Xuất khẩu hàng hóa dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024

Đơn hàng của các doanh nghiệp tương đối tốt và được kỳ vọng sẽ tiếp tục phục hồi, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động