Thứ sáu 03/01/2025 10:44

Diễn đàn "Thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững trong hệ thống phân phối hiện đại"

Sáng 1/8 tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Đài truyền hình VTC tổ chức diễn đàn “Thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững trong hệ thống phân phối hiện đại”.

Hoạt động trên nằm trong chuỗi sự kiện “Thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững trong hệ thống phân phối hiện đại” thuộc Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030.

Diễn đàn có sự tham dự của đại diện Lãnh đạo các đơn vị của Bộ Công Thương (Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Vụ Tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững), Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Báo chí); Bộ Tài nguyên và Môi trường (Viện Chiến lược – Chính sách tài nguyên và môi trường); Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP); Đại sứ quán các nước Na Uy, Australia; đại diện các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp trong, ngoài nước, người tiêu dùng và các cơ quan truyền thông.

Các chuyên gia tham gia thảo luận tại Diễn đàn

Thời gian qua, để thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững, Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 889/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030. Trong đó, nhấn mạnh việc thúc đẩy quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, khuyến khích phát triển nguyên vật liệu và sản phẩm thân thiện môi trường, có thể tái tạo, tái sử dụng và tái chế; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững trên nền tảng đổi mới và phát triển các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững hướng đến phát triển nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) mới được Quốc hội thông qua vào tháng 6/2023, trong đó bổ sung quy định, chính sách về thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững. Tuy nhiên, việc thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững vẫn còn một số hạn chế về sản xuất, phân phối sản phẩm thân thiện môi trường đến với người tiêu dùng, về duy trì thói quen, hành vi tiêu dùng bền vững từ người tiêu dùng...

Ông Lê Triệu Dũng -Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phát biểu tại Diễn đàn

Phát biểu tại Diễn đàn, ông Lê Triệu Dũng - Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia - cho biết: "Sản xuất và tiêu dùng bền vững là một quá trình lâu dài,cần nhiều hơn nữa các hoạt động trao đổi, chia sẻ để thường xuyên thu hút được sự quan tâm của xã hội, từ đó, kêu gọi cùng nhau thực hiện các thay đổi để hướng tới hiệu quả của sản xuất, tiêu dùng bền vững. Đây cũng là quá trình đòi hỏi sự tham gia của tất cả chủ thể trong xã hội, trong đó, người tiêu dùng là nhân tố đóng vai trò quyết định, vừa là đối tượng thụ hưởng vừa là động lực, là mục tiêu để các chủ thể khác hướng tới".

Sản xuất và tiêu dùng bền vững đã và đang trở thành xu hướng rõ nét tại các quốc gia nhất là khi nguồn tài nguyên trên thế giới ngày càng cạn kiệt. Ông Đỗ Tiến Sỹ - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam - nhấn mạnh: Để chuyển đổi thành công sang mô hình kinh tế tuần hoàn, doanh nghiệp cần đảm bảo 3 nguyên tắc: Bắt đầu từ việc thay đổi thiết kế sản phẩm, gồm: Loại bỏ rác thải và ô nhiễm; tăng vòng đời sản phẩm và nguyên vật liệu; và tái tạo các hệ sinh thái tự nhiên. Mô hình này cần được doanh nghiệp áp dụng trong 5 giai đoạn: Điều đầu tiên là cải tiến thiết kế sản phẩm nhằm tăng khả năng tái chế và tái sử dụng; thứ hai là quá trình sản xuất hạn chế, không tạo ra rác thải; thứ ba là tiêu dùng có trách nhiệm; thứ tư là quản lý rác thải và biến chất thải thành nguồn nguyên liệu giá trị thông qua việc tái sử dụng và tái chế; và cuối cùng là khâu thiết kế đóng vai trò quan trọng vì có thể giúp giảm rác thải ngay từ lúc sản phẩm chưa đến tay người tiêu dùng".

Là một trong những địa phương có nhiều hành động cụ thể và thiết thực, ông Quách Tất Liêm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình - thông tin, thực hiện Chương trình Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030, UBND tỉnh Hòa Bình đã lồng ghép vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đến nay, tỉnh Hòa Bình đã hỗ trợ khoảng 50% doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối được hướng dẫn, áp dụng các giải pháp về sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng; giảm 60% tỷ lệ sử dụng bao bì khó phân hủy tại các chợ dân sinh và các trung tâm thương mại, siêu thị; 55% các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp áp dụng đổi mới công nghệ theo hướng sạch, thân thiện với môi trường; 70% doanh nghiệp tham gia chuỗi sản xuất, cung ứng nông sản thực phẩm an toàn.

"Đặc biệt, tập trung hỗ trợ các đối tượng là các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có quy mô nhỏ và vừa để hình thành chuỗi sản xuất sạch theo từng lĩnh vực như nông, lâm, thủy sản, xây dựng, hàng tiêu dùng, cơ khí chế tạo, điện – điện tử... với hệ thống các siêu thị, trung tâm phân phối bán lẻ. Từ đó, hình thành mối liên kết chặt chẽ là sản xuất xanh - phân phối xanh - tiêu dùng xanh"- ông Liêm cho biết.

Chương trình gồm 2 phiên thảo luận, tập trung vào thực trạng sản xuất, phân phối bền vững hướng tới tiêu dùng bền vững và chia sẻ, trao đổi các giải pháp, định hướng để thay đổi, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về tiêu dùng bền vững. Thông qua nội dung chia sẻ từ các chuyên gia, các nhà quản lý, đặc biệt là thông tin thực tiễn từ các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất bền vững, các cơ quan quản lý, chuyên gia thấy được bức tranh tổng thể về hoạt động sản xuất, tiêu dùng bền vững, về nhu cầu của người tiêu dùng, sự tham gia và những khó khăn của doanh nghiệp; sự hỗ trợ, khuyến khích từ phía các cơ quan quản lý và các bài học, kinh nghiệm từ các nước, các tổ chức quốc tế.

Diễn đàn “Thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững trong hệ thống phân phối hiện đại” là sự kiện để thống nhất tiếng nói và hành động chung giữa nhà quản lý – nhà sản xuất – nhà phân phối - người tiêu dùng, góp phầp xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường.

Khảo sát năm 2023 của Nielsen IQ cho thấy, 49% người tiêu dùng mang túi riêng, sử dụng túi tái chế; 47% chỉ mua đồ cần thiết, tránh lãng phí; 45% người tiêu dùng có ý thức phân loại rác tái chế và tiết kiệm điện. Nghiên cứu cũng chỉ rõ, sự kỳ vọng của người tiêu dùng với doanh nghiệp về những sáng kiến và hành động thiết thực nhằm cải thiện môi trường. Còn khảo sát về xu hướng tiêu dùng xanh từ góc nhìn của người tiêu dùng Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh của Intage Việt Nam cũng cho thấy, tiêu dùng xanh đang trở thành vấn đề tất yếu.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Sản xuất và tiêu dùng bền vững

Tin cùng chuyên mục

TikTok Shop thúc đẩy chiến dịch GreenUP với hoạt động tham quan nhà máy Canifa

Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chính thức vận hành thương mại

Phương hướng xử lý tài sản công trong quá trình tinh gọn bộ máy ra sao?

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo xanh ESG: Chìa khóa phát triển nông nghiệp bền vững

Chuyển đổi xanh: Doanh nghiệp không còn sự lựa chọn khác

Sớm hoàn thiện chính sách và ban hành kế hoạch hành động thực hiện kinh tế tuần hoàn

Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn: Thúc đẩy tương lai xanh Việt Nam

Đà Nẵng giới thiệu sổ tay ứng phó cho động vật đồng hành trong bối cảnh thiên tai

Panasonic khởi động chiến dịch 'Dẫn đầu sống xanh - mở tương lai bền vững'

AEON vào top 3 doanh nghiệp bền vững ngành thương mại dịch vụ

Xuất khẩu hàng hóa sang EU, doanh nghiệp đừng quên thực hiện trách nhiệm xã hội

Hà Giang: Quyết tâm xóa 89 nhà tạm, nhà dột nát trước Tết Nguyên đán 2025

Từ năm 2025, người lái xe gặp tai nạn giao thông bị giữ phương tiện trong trường hợp nào?

MM Mega Market Việt Nam được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp bền vững lĩnh vực Thương mại – Dịch vụ

Vũng Tàu: LSP tặng 160 thùng rác tái chế và đổi quà lấy rác tại xã Long Sơn

Văn hóa kinh doanh: Nhìn từ ý thức bảo vệ môi trường của doanh nghiệp

SASCO được vinh danh Top 10 doanh nghiệp phát triển bền vững

100 doanh nghiệp bền vững được biểu dương tại CSI 2024

Tọa đàm ‘Chuyển đổi đô thị xanh - từ Đan Mạch đến Việt Nam’

17 doanh nghiệp được vinh danh nhờ đóng góp vào thúc đẩy bình đẳng giới