TP. Hồ Chí Minh: Nhiều cơ hội trong giao dịch tín chỉ carbon

TP. Hồ Chí Minh có tiềm năng lớn để tạo ra và giao dịch tín chỉ carbon, đây cũng là cơ hội và thách thức để Thành phố hướng đến mục tiêu Net-Zero vào năm 2050.
Chuẩn bị sẵn sàng cho vận hành thí điểm thị trường tín chỉ carbon Cần truyền thông để doanh nghiệp hiểu đúng về thị trường carbon Giảm phát thải khí nhà kính: Doanh nghiệp Việt Nam đã sẵn sàng?

Nhiều cơ hội và thách thức

Theo TS. Trịnh Bảo Sơn - Viện Nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh, để tạo được tín chỉ carbon, các dự án phải thực hiện các biện pháp giảm phát thải. Việc đầu tư cho các biện pháp giảm phát thải có thể mang lại những lợi ích về môi trường và biến đổi khí hậu, tuy nhiên, cũng có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội trong một giai đoạn nhất định. Hài hòa giữa đầu tư giảm phát thải và lợi ích kinh tế - xã hội - môi trường là một trong các tiêu chí để xác định các hành động ưu tiên nhằm tối đa hóa lợi ích và giảm thiểu tác động tiêu cực.

TP. Hồ Chí Minh: Nhiều cơ hội trong giao dịch tín chỉ carbon
Để tạo được tín chỉ carbon, các dự án phải thực hiện các biện pháp giảm phát thải (Ảnh minh họa)

Theo đó, Khoản 10 - Điều 5 của Nghị quyết 98 đã mở ra cơ hội lớn cho TP. Hồ Chí Minh. Các điều khoản này không những cho phép Thành phố được hưởng 100% nguồn thu từ giao dịch tín chỉ carbon mà còn tạo động lực cho các chương trình, dự án ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, góp phần phát triển Thành phố một cách bền vững.

Theo TS. Trịnh Bảo Sơn, để nhận diện rõ các cơ hội, chúng ta cần đánh giá đúng về tiềm năng tạo tín chỉ carbon và khả năng giao dịch tín chỉ carbon theo cơ chế bù trừ và tự nguyện theo đúng những qui định hiện hành của luật pháp trong nước và quốc tế.

TP. Hồ Chí Minh: Nhiều cơ hội trong giao dịch tín chỉ carbon
Lắp đặt thiết bị tiết kiệm năng lượng và điện mặt trời áp mái trên tòa nhà công-tư cũng là một trong những giải pháp được TP. Hồ Chí Minh hướng đến trong việc giảm lượng phát thải nhà kính - (Ảnh: EVNHCMC).

Bên cạnh tiềm năng tạo được tín chỉ carbon từ các dự án được phân tích ở trên, theo TS. Trịnh Bảo Sơn, tiềm năng giao dịch tín chỉ carbon hiện nay theo Thỏa thuận Paris cũng rất lớn.

Tuy nhiên, trên thực tế, nhiệm vụ này đang có những thách thức, vướng mắc, khó khăn, tập trung vào 4 nhóm vấn đề. Nhóm cơ sở pháp lý để thúc đẩy sự hình thành tín chỉ carbon vẫn còn thiếu, ví dụ như chưa có cơ sở phân bổ hạn ngạch phát thải cho từng lĩnh vực. Nhóm cơ sở pháp lý để thúc đẩy giao dịch và hình thành thị trường tín chỉ carbon cũng còn thiếu.

Nhóm tài chính, nguồn tài chính xanh, trái phiếu xanh... vẫn còn mới và thiếu để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi xanh. Nhóm khoa học – công nghệ giảm phát thải thì công nghệ tiên tiến để cải tiến các quy trình công nghiệp nhằm tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải vẫn chưa được tiếp cận và chuyển giao.

Nhóm nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực để phát triển dự án, đo đạt, kiểm kê lương phát thải khí nhà kính, đăng ký chứng nhận tín chỉ carbon vẫn còn rất hạn chế. Nguồn nhân lực để quản lý và vận hành thị trường giao dịch tín chỉ carbon cũng hầu như chưa có.

Nhóm về tuyên truyền và giáo dục: nhận thức về tín chỉ carbon và mục tiêu net zero của quốc gia vào năm 2050 của các doanh nghiệp, cơ sở phát thải vẫn còn mơ hồ, chưa nắm vững.

Giải pháp để TP. Hồ Chí Minh thúc đẩy sự hình thành và giao dịch tín chỉ carbon

Trên cơ sở phân tích, đánh giá các cơ hội và thách thức của việc hình thành và giao dịch tín chỉ carbon, TS. Trịnh Bảo Sơn - Viện Nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh đã nêu một số gợi ý.

Cụ thể, để thúc đẩy sự hình thành tín chỉ carbon và hướng tới mục tiêu Net-zero vào năm 2050, Thành phố cần tập trung các vấn đề như: Ban hành các cơ chế, chính sách để thúc đẩy sự hình thành tín chỉ carbon không chỉ từ các dự án đầu tư công mà còn từ các dự án đầu tư tư, tập trung vào các lĩnh vực: Môi trường đô thị và năng lượng, giao thông vận tải, xử lý chất thải rắn, cấp nước và nước thải và rừng.

Ban hành các cơ chế, chính sách để thu hút nguồn tài chính xanh, trái phiếu xanh từ các quốc gia phát triển theo thỏa thuận tại COP 29 Baku, Azerbaijan. Xây dựng tiêu chí lựa chọn và hỗ trợ các dự án có tiềm năng tạo tín chỉ carbon.

Thực hiện đầu tư công cho một số dự án ưu tiên, đăng ký, chứng nhận tín chỉ carbon cho các dự án này. Tập trung vào các lĩnh vực như: Môi trường đô thị và năng lượng; giao thông công cộng; các quá trình công nghiệp; lâm nghiệp; và nông nghiệp. Tiếp nhận, áp dụng công nghệ mới nhằm giảm phát thải, tiết kiệm năng lượng, phân tách và lưu trữ carbon.

TP. Hồ Chí Minh: Nhiều cơ hội trong giao dịch tín chỉ carbon
TP. Hồ Chí Minh đứng trước nhiều cơ hội để tạo ra và giao dịch tín chỉ carbon - (Ảnh: V. Lê).

Ngoài ra, để thúc đẩy giao dịch tín chỉ carbon theo trên thị trường carbon tự nguyện nguyên tắc Khoản 2 và 4 Điều 6 của thỏa thực Paris, hướng tới mục tiêu Net-zero vào năm 2050, Thành phố cần tập trung các vấn đề sau: Hoàn thiện khung pháp lý của Thành phố về thị trường tín chỉ carbon để thống nhất với các qui định và khung pháp lý của Trung ương. Hoàn thiện khung pháp lý để tăng cường quản lý giao dịch tín chỉ carbon, đặc biệt là các dự án đầu tư tư khi bán tín chỉ carbon ra các đối tác nước ngoài theo cơ chế hợp tác song phương (Khoản 2 Điều 6 Thỏa thuận Paris) hoặc cơ chế trao đổi, bù trừ (Khoản 4 Điều 6 Thỏa thuận Paris).

Thu thập, lưu trữ và minh bạch cơ sở dữ liệu về nguồn gốc tín chỉ carbon từ các dự án ở TP. Hồ Chí Minh để đối tác nước ngoài có thể tìm hiểu và mua với giá tốt nhất; Học tập kinh nghiệm của các quốc gia đang vận hành thị trường tín chỉ carbon.

Báo cáo phát thải của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) ghi nhận năm 2023 là năm nóng nhất kể từ thời tiền công nghiệp. Nhiệt độ trung bình toàn cầu đo được vào tháng 9/2023 cao hơn 1,8 độ C so với mức của thời tiền công nghiệp.

Sự gia tăng của nhiệt độ trung bình toàn cầu được cho là do sự gia tăng tổng lượng phát thải khí nhà kính nhân tạo. Tổng lượng phát thải ròng khí nhà kính nhân tạo đã tăng từ 40 Gt CO2e (năm 1990) đến 55 Gt CO2e (năm 2022), trong đó tổng lượng phát thải CO2 do đốt nhiên liệu hóa thạch tăng từ hơn 20 Gt CO2e (năm 1990) đến gần 40 Gt CO2e (năm 2022).

Diệu Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thị trường tín chỉ carbon
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Tài chính đề nghị thẩm định hồ sơ xây dựng Nghị quyết Trung tâm tài chính quốc tế

Bộ Tài chính đề nghị thẩm định hồ sơ xây dựng Nghị quyết Trung tâm tài chính quốc tế

Ngày 4/4, Bộ Tài chính đã có công văn gửi Bộ Tư pháp đề nghị thẩm định hồ sơ xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Quang Linh Vlogs bị bắt, động thái

Quang Linh Vlogs bị bắt, động thái 'Team châu Phi' thế nào?

Sau khi Quang Linh Vlogs bị bắt liên quan tới cáo buộc lừa dối khách hàng, dư luận quan tâm hướng đến động thái, phản ứng của "Team châu Phi" thế nào?
Thứ trưởng Lê Hải Bình: Sửa quy định quảng cáo, nhắm đến KOLs

Thứ trưởng Lê Hải Bình: Sửa quy định quảng cáo, nhắm đến KOLs

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang sửa Nghị định quảng cáo, siết chặt quản lý, tăng chế tài xử phạt với nghệ sĩ, KOL vi phạm quảng cáo.
Tuyển sinh 2025: Học bạ được xét, nhưng không ưu tiên

Tuyển sinh 2025: Học bạ được xét, nhưng không ưu tiên

Học bạ vẫn được xét trong tuyển sinh 2025, nhưng không còn là “tấm vé vàng” như trước, thay vào đó là một tiêu chí phụ, đi kèm nhiều điều kiện.
Hai tỉnh nào có chỉ số cải cách hành chính cao nhất?

Hai tỉnh nào có chỉ số cải cách hành chính cao nhất?

Theo báo cáo do Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa công bố, 2 tỉnh nào có chỉ số cải cách hành chính cao nhất năm 2024?

Tin cùng chuyên mục

Số ca nghi sởi tăng hơn 300 lần, Sở Y tế Đà Nẵng thông tin chính thức

Số ca nghi sởi tăng hơn 300 lần, Sở Y tế Đà Nẵng thông tin chính thức

Từ đầu năm 2025 đến nay, thành phố Đà Nẵng ghi nhận 3.700 ca nghi sởi, tăng hơn 300 lần so với cùng kỳ năm 2024 (11 ca).
Tai nạn giao thông giảm 30% trong quý I/2025

Tai nạn giao thông giảm 30% trong quý I/2025

Quý I/2025, cả nước xảy ra 4.536 vụ tai nạn giao thông, làm 2.477 người thiệt mạng và 3.079 người bị thương, giảm 30,6% vụ tai nạn giao thông so với năm trước.
Có bắt buộc dạy học 2 buổi/ngày?

Có bắt buộc dạy học 2 buổi/ngày?

Thông tin sẽ daỵ học 2 buổi/ngày từ lớp 6 đến lớp 12 đang gây nhiều ý kiến trái chiều, dự kiến trong tháng 5/2025 Bộ Giáo dục và Đào tạo có hướng dẫn cụ thể.
Thu ngân sách quý I/2025 tăng gần 30%

Thu ngân sách quý I/2025 tăng gần 30%

Tổng thu ngân sách Nhà nước quý I/2025 đạt 721,3 nghìn tỷ đồng, bằng 36,7% dự toán năm và tăng 29,3% so với cùng kỳ năm trước.
Khu vực dịch vụ hút lao động mạnh nhất quý I/2025

Khu vực dịch vụ hút lao động mạnh nhất quý I/2025

Xét theo khu vực kinh tế, lao động có việc làm quý I/2025 trong khu vực dịch vụ là 21,1 triệu người, chiếm 40,7%, tăng 100,3 nghìn người so với quý trước.
Hà Nội: Thêm cây xanh, công viên Cầu Giấy dần

Hà Nội: Thêm cây xanh, công viên Cầu Giấy dần 'lột xác'

Sau khi được UBND quận Cầu Giấy tiến hành cải tạo chỉnh trang, công viên Cầu Giấy hứa hẹn trở thành công viên xanh, sạch, đẹp nhất nhì TP. Hà Nội.
Hà Nội: Nghẹt thở vì ô nhiễm tại

Hà Nội: Nghẹt thở vì ô nhiễm tại 'làng phế liệu'

Hơn 15 năm nay, việc thu mua phế liệu trở thành nghề chính của 180 hộ dân thôn Xà Cầu, xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa.
Nhân sự địa phương: Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh thêm nhiệm vụ

Nhân sự địa phương: Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh thêm nhiệm vụ

Về thông tin nhân sự địa phương tuần qua (31/3-6/4), ông Nguyễn Văn Được, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Quân sự TP. Hồ Chí Minh.
Thời tiết hôm nay 6/4: Vùng núi Bắc Bộ có mưa dông

Thời tiết hôm nay 6/4: Vùng núi Bắc Bộ có mưa dông

Thời tiết hôm nay 6/4, khu vực vùng núi Bắc Bộ có mưa rào, dông, cục bộ có nơi mưa to, nguy cơ lốc sét, mưa đá, gió giật mạnh.
Thời tiết biển hôm nay 6/4/2025: Sóng nhẹ, biển êm

Thời tiết biển hôm nay 6/4/2025: Sóng nhẹ, biển êm

Dự báo thời tiết biển hôm nay 6/4/2025, gió đông bắc có cường độ yếu trên hầu khắp các vùng biển, có mưa vài nơi, sóng từ 0,5-2,5m.
Loa kèn đầu vụ, giá gấp 3 nhưng vẫn cháy hàng

Loa kèn đầu vụ, giá gấp 3 nhưng vẫn cháy hàng

Hoa loa kèn đầu vụ đổ bộ khắp phố phường Hà Nội, giá cao gấp 3 lần chính vụ nhưng vẫn “cháy hàng”, trở thành mặt hàng được săn đón nhất dịp đầu tháng Tư.
Ngày nghỉ đặc biệt của chiến sĩ Hải quân mới: Ấm lòng, vững bước

Ngày nghỉ đặc biệt của chiến sĩ Hải quân mới: Ấm lòng, vững bước

Ngày nghỉ cuối tuần trở thành khoảnh khắc đặc biệt, tiếp thêm động lực cho chiến sĩ Hải quân mới nhập ngũ 2025 hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Từ vụ Quang Linh Vlogs - điểm lại những người nổi tiếng từng quảng cáo sai sự thật

Từ vụ Quang Linh Vlogs - điểm lại những người nổi tiếng từng quảng cáo sai sự thật

Không chỉ Hằng Du Mục, Quang Linh Vlogs có những quảng cáo sai sự thật mà nhiều người nổi tiếng khác cũng từng có quảng cáo "thổi phồng" công dụng sản phẩm.
Phá chắn đường tàu, tài xế ở Bình Định bị phạt nặng

Phá chắn đường tàu, tài xế ở Bình Định bị phạt nặng

Ngày 5/4, Cục Cảnh sát giao thông cho biết, tài xế ở Bình Định phá chắn đường tàu đã bị xử phạt 11 triệu, tước bằng lái theo quy định.
Khám phá phòng lab robot IUH hiện đại nhất Việt Nam

Khám phá phòng lab robot IUH hiện đại nhất Việt Nam

Khác biệt các trường đại học, phòng lab robot IUH hiện đại nhất Việt Nam tích hợp công nghệ cao, phục vụ đào tạo chuyên sâu ngành robot, điều khiển thông minh.
Quang Linh Vlogs bị khởi tố: Cú ngã đau đớn từ đỉnh cao mạng xã hội

Quang Linh Vlogs bị khởi tố: Cú ngã đau đớn từ đỉnh cao mạng xã hội

Cú ngã của Quang Linh Vlogs là hồi chuông cảnh tỉnh về trách nhiệm của người nổi tiếng khi quảng bá sản phẩm sai sự thật, tiếp tay lừa dối người tiêu dùng.
Đăng tin sai sự thật: ‘Tài khoản ảo, hậu quả thật’

Đăng tin sai sự thật: ‘Tài khoản ảo, hậu quả thật’

Phát ngôn sai sự thật trên mạng xã hội không còn là chuyện nhỏ. Hậu quả nhãn tiền cho những ai coi thường pháp luật.
Đầu tư công quý I/2025: Giải ngân đạt 9,53% kế hoạch

Đầu tư công quý I/2025: Giải ngân đạt 9,53% kế hoạch

Tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ của Bộ Tài chính cho biết, ước giải ngân vốn đầu tư công đến 31/3 là 78,7 nghìn tỷ đồng, đạt 9,53% kế hoạch Thủ tướng giao.
Biên chế cấp xã sau sáp nhập: Bộ Nội vụ đề xuất gì?

Biên chế cấp xã sau sáp nhập: Bộ Nội vụ đề xuất gì?

Tại dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) Bộ Nội vụ đề xuất một số nội dung về biên chế cấp xã sau khi sáp nhập và lộ trình chuyển đổi quản lý.
Nhiệt điện Vĩnh Tân đầu tư mạnh cho bảo vệ môi trường

Nhiệt điện Vĩnh Tân đầu tư mạnh cho bảo vệ môi trường

Với hàng loạt giải pháp kiểm soát nguồn thải, Nhiệt điện Vĩnh Tân khẳng định trách nhiệm trong bảo vệ môi trường, minh bạch và gắn bó cùng cộng đồng.
Mobile VerionPhiên bản di động