Thứ ba 22/04/2025 06:43

5/6 dự án giao thông vùng Tây Nguyên tốc độ giải ngân chậm

Cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giải ngân, triển khai thực hiện các công trình giao thông, nhất là những công trình còn đang ‘ì ạch’ tại vùng Tây Nguyên.

Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên lần thứ tư diễn ra chiều nay 2/1.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu kết luận Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên lần thứ tư - Ảnh: VGP/Đình Hải

Còn 5 dự án tốc độ giải ngân chậm

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, nhìn lại năm 2024, kinh tế-xã hội vùng Tây Nguyên có nhiều chuyển biến tích cực; các chủ trương, quyết sách được triển khai thực thực hiện sâu rộng, đặc biệt là các nguồn lực đã được Chính phủ bố trí để thực hiện đầu tư theo đúng quy định.

Bên cạnh những kết quả đạt được thì vùng vẫn còn những tồn tại, hạn chế, trong đó, đối với 6 dự án giao thông thì chỉ có 1 dự án là tiến độ tốt, còn 5 dự án đang "ì ạch", tốc độ giải ngân chậm. Nhiều chương trình, dự án đã được duyệt, nguồn lực đã được bố trí, song tiến độ triển khai chậm và trong nhiều khó khăn thì có khó khăn trong giải tỏa, đền bù. Đây là nút thắt mà các địa phương cần hết sức quan tâm tháo gỡ.

Đồng tình với nhận định, đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là tình hình kinh tế-xã hội của vùng "có sáng sủa", có tăng trưởng, thu tốt hơn, các công trình đã và đang được thúc đẩy triển khai, tuy vậy, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho rằng đây vẫn đang là "vùng lõm" của đất nước, hạ tầng kết nối kém hơn nơi khác, hộ nghèo nhiều hơn, tốc độ tăng trưởng về mặt tỉ trọng có khá hơn nhưng về mặt giá trị tuyệt đối còn thấp hơn các vùng khác, đời sống người dân còn khó khăn, chất lượng nguồn nhân lực thấp hơn các tỉnh khác. Đây là những điểm nghẽn, khó khăn nhìn thấy để phải cùng nhau tháo gỡ và vượt qua.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, nhìn lại năm 2024, kinh tế-xã hội vùng Tây Nguyên có nhiều chuyển biến tích cực - Ảnh: VGP/Đình Hải

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án giao thông

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị các thành viên Hội đồng điều phối vùng Tây Nguyên, các bộ, ngành chức năng, các địa phương trong vùng tiếp tục tích cực, chủ động hơn nữa trong triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đã được đề ra, nhất là thúc đẩy các dự án hạ tầng giao thông đang chậm tiến độ; chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ triển kinh tế-xã hội gắn với bảo vệ an ninh, quốc phòng địa bàn Tây Nguyên.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tập hợp tương đối đầy đủ các cơ chế, chính sách. Các địa phương cần tiếp tục phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quá trình hoàn thiện các chính sách, nhất là đối với các chính sách đặc thù đang được đề nghị. Đồng thời, cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giải ngân, triển khai thực hiện các công trình giao thông, nhất là những công trình còn đang "ì ạch".

Các địa phương trong vùng cũng cần hết sức lưu ý đẩy mạnh triển khai thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về xóa nhà tạm, nhà dột nát. Cùng với nguồn lực hỗ trợ từ Trung ương, từ xã hội hóa, các địa phương cần phải chủ động trong bố trí nguồn lực của mình để thực hiện chủ trương này, không thể chỉ trông cậy vào nguồn vốn Trung ương và nguồn vốn xã hội hóa.

Với năng lượng tái tạo, xác định đây là khu vực có nhiều tiềm năng và lợi thế, Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị các địa phương tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư thực hiện các dự án. Bộ Công Thương cần bổ sung các quy hoạch, ưu tiên cho vùng khó khăn này.

"Cái chúng ta có thể hỗ trợ được cho Tây Nguyên chính là năng lượng tái tạo, trong đó không phải chỉ phê duyệt, đồng ý, mà còn có hạ tầng truyền tải. Bộ đưa vào chủ trương phát triển hạ tầng đường truyền tải, qua đó tăng thêm tính hấp dẫn mời gọi nhà đầu tư vào năng lượng tái tạo", Phó Thủ tướng Thường trực lưu ý.

Tây Nguyên là vùng có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước. Năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên phục hồi tích cực, đạt nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực, tăng trưởng cao hơn cùng kỳ năm 2023. Nổi bật là GRDP năm 2024 vùng tăng 4,85%, trong đó ngành nông nghiệp tăng 4,78%, cao nhất trong 6 vùng kinh tế; quy mô GRDP của cả vùng giá hiện hành năm 2024 ước đạt 496,5 nghìn tỷ đồng. Tổng thu ngân sách nhà nước của vùng năm 2024 ước đạt trên 32,5 nghìn tỷ đồng, tăng 1,8% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao.
Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Tây Nguyên

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Không để sáp nhập gây gián đoạn hành chính

Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với các doanh nghiệp TP. Cần Thơ

Sau sáp nhập, tỉnh Phú Thọ mới có bao nhiêu cán bộ dôi dư?

Trung tướng Lê Hồng Nam và đoàn công tác tri ân các tấm gương tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh

Nhân sự tuần qua: Bổ nhiệm cán bộ tại Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương chi trả lương hưu tháng 5/2025

Thủ tướng: Chậm nhất 19/12 phải khánh thành dự án Cần Thơ - Cà Mau

'Lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa: Bài 5 - Cần một cuộc cách mạng quản lý

Hà Nội sắp xếp phường, xã: Gọn bộ máy, lợi người dân

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thanh niên phải tiên phong trong đổi mới sáng tạo

Nhân sự cấp tỉnh, xã khi sáp nhập sẽ được chỉ định, bổ nhiệm

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Sau 30/6 chính quyền cấp xã đi vào vận hành

Chuyên gia kinh tế ADB ‘hiến kế’ thúc đẩy tăng trưởng GDP

Thủ tướng: Các công trình biểu tượng sẽ định vị hình ảnh, thương hiệu Việt Nam

Thủ tướng đề nghị nhân rộng việc đi máy bay không cần mang giấy tờ

Khởi công Dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ của Vingroup

Thủ tướng dự lễ khánh thành Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Bình Thuận khánh thành 2 dự án giao thông chiến lược

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Công Thương nhân Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4/2008 - 20/4/2025)

Chủ tịch Quốc hội: Có thể miễn học phí cho hệ dân lập, tư thục