Thứ hai 18/11/2024 23:21

Diễn đàn cấp cao về Công nghiệp 4.0: Làm rõ các vấn đề về công nghiệp hóa trong kỷ nguyên số

Diễn đàn cấp cao và triển lãm quốc tế lần thứ ba về Công nghiệp 4.0 có chủ đề: "Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong kỷ nguyên số", cùng chuỗi 10 hội thảo chuyên đề, sẽ được tổ chức từ ngày 9/11 đến 6/12/2021 tại Hà Nội dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 hàng năm đã thu hút được sự quan tâm, tham dự từ hơn 2.000 đại biểu trong nước, quốc tế, trở thành một trong những diễn đàn thường niên có quy mô lớn nhất về Công nghiệp 4.0 tại Việt Nam.

Năm 2021, Diễn đàn tiếp tục được tổ chức dưới sự chủ trì của Ban Kinh tế Trung ương, phối hợp chuyên môn bởi các bộ, ngành liên quan. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng về chính trị, kinh tế-xã hội, góp phần triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và cung cấp luận cứ cho xây dựng mô hình, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đây cũng là hoạt động thiết thực phục vụ hoạch định chiến lược, các chính sách phục hồi, phát triển kinh tế trong trạng thái bình thường mới của đất nước giai đoạn hậu COVID-19 theo Kết luận của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Theo Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển, quy mô của Diễn đàn bao gồm các hoạt động: 1 Phiên Diễn đàn cấp cao được chủ trì bởi các lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ sẽ diễn ra vào ngày 6/12/2021, chuỗi 10 Phiên Hội thảo chuyên đề được tổ chức xuyên suốt trong tháng 11/2021.

“Phiên toàn thể cấp cao tập trung đi sâu phân tích, làm rõ định hướng chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; các báo cáo chính xoay quanh các vấn đề về công nghiệp hóa trong kỷ nguyên số; tương lai kinh tế toàn cầu sau đại dịch; đổi mới sáng tạo - chìa khóa phục hồi và phát triển thời kỳ hậu COVID-19; chuyển đổi số quốc gia hướng tới nền kinh tế số và xã hội số, đề xuất về mô hình, định hướng chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam trong bối cảnh mới”- ông Nguyễn Đức Hiển thông tin.

Chuỗi hội thảo chuyên đề tập trung vào 10 chủ đề chính bao gồm: Tư duy và cách tiếp cận mới về công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển sản xuất thông minh; phát triển đô thị thông minh; phát triển năng lượng xanh và các năng lượng mới; phát triển các mô hình kinh doanh mới; xây dựng chính phủ điện tử tiến tới chính phủ số; phát triển hạ tầng số và thúc đẩy ứng dụng công nghệ số, nền tảng số; chuyển đổi lao động và phát triển nguồn nhân lực số; chuyển đổi số nông nghiệp - nông thôn; phát triển ngân hàng thông minh trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Dự kiến, Diễn đàn quy tụ sự tham gia của khoảng 100-150 đại biểu trực tiếp tại điểm cầu Trung tâm Hội nghị quốc tế cùng hơn 2.000 đại biểu dự trực tuyến tại 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố, các điểm cầu trong nước và quốc tế kết nối trực tuyến qua internet-là các chuyên gia, các nhà khoa học; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp...

Sau Diễn đàn, các nội dung ý kiến, kiến nghị và đề xuất của các chuyên gia, các nhà khoa học sẽ được Tổ biên tập Đề án “Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” tiếp thu, tổng hợp đầy đủ để xây dựng Đề án trình Ban Chấp hành Trung ương vào năm 2022.

Tại diễn đàn năm nay, Bộ Công Thương sẽ tham gia đồng chủ trì ở một số hội thảo chuyên đề liên quan tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa; kinh tế số; năng lượng… Cụ thể: Hội thảo chuyên đề 1 diễn ra ngày 9/11 với chủ đề: “Tư duy và cách tiếp cận mới về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; Hội thảo chuyên đề 2: “Phát triển sản xuất thông minh trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; Hội thảo chuyên đề 4, ngày 10/11: “Phát triển năng lượng xanh và các năng lượng mới trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; Hội thảo chuyên đề 5, ngày 11/11: ”Phát triển các mô hình kinh doanh mới trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”;

Bên cạnh các phiên hội thảo chuyên đề, trong khuôn khổ Diễn đàn sẽ diễn ra hoạt động Triển lãm ảo các mô hình, sản phẩm, công nghệ 4.0, kết quả chuyển đổi số các ngành, lĩnh vực...

Triển lãm năm nay được phân chia thành các khu vực trải nghiệm công nghệ sẽ đem đến cho khách tham dự cơ hội được trực tiếp sử dụng công nghệ thực tế ảo, tương tác và giao lưu với các robot thông minh…

Song hành với hội thảo và triển lãm là hoạt động kết nối đầu tư công nghệ, qua đó sẽ mang lại cơ hội trao đổi trực tiếp, học hỏi kinh nghiệm, tìm kiếm hợp tác, đầu tư giữa các tập đoàn và tổ chức doanh nghiệp tiêu biểu về nghiên cứu, sản xuất, ứng dụng các công nghệ số.

Dự kiến, Diễn đàn quy tụ sự tham gia của khoảng 100-150 đại biểu trực tiếp tại điểm cầu Trung tâm Hội nghị quốc tế cùng hơn 2.000 đại biểu dự trực tuyến tại 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố, các điểm cầu trong nước và quốc tế kết nối trực tuyến qua internet-là các chuyên gia, các nhà khoa học; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp...

Thùy Linh
Bài viết cùng chủ đề: Cách mạng công nghiệp 4.0

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 3

Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Quân khu 1 thực hành diễn tập bắn đạn thật nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu

Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm với ngành công thương Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ

Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 2

Sửa đổi Luật Hóa chất: Đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm - Bài 1

Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Cần giải pháp toàn diện để phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng hiện đại và bền vững

Ngành công nghiệp có giá trị cao như điện tử, linh kiện ô tô đang hút đầu tư

Doanh thu ngành vật liệu xây dựng chiếm khoảng 11% GDP quốc gia

Khuyến công Quảng Ngãi dự kiến hỗ trợ cao nhất đến 1 tỷ đồng/doanh nghiệp

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Doanh nghiệp dệt may tăng tốc về đích

Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Hải Phòng: Kết nối giao thương giữa Hiệp hội ô tô Berlin - Brandenburg và doanh nghiệp