Thứ ba 26/11/2024 21:09

Dịch vụ công trực tuyến trong xuất nhập khẩu: Giảm thời gian, chi phí

Bộ Công Thương đã chủ động, quyết liệt ban hành nhiều chính sách nhằm cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến. 

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), nhằm nâng cao năng lực dịch vụ công trực tuyến trong hoạt động xuất nhập khẩu, ngay từ năm 2017, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1989/QĐ-BCT về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) và Cơ chế một cửa ASEAN (ASW) giai đoạn 2017-2020. Đồng thời, liên tục cải tiến quy trình cấp phép, nâng cấp hệ thống điện tử với mục tiêu tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc khai báo, giảm thiểu thời gian xử lý và cấp phép hồ sơ; giảm thời gian, chi phí, giấy tờ trong quá trình làm thủ tục.

Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hàng hóa xuất nhập khẩu

Tính đến hết năm 2018, Bộ Công Thương đã triển khai 47 dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực xuất nhập khẩu ở cấp độ 3 và 4 trên Cổng dịch vụ công trực tuyến Bộ Công Thương tại địa chỉ http:// online.moit.gov.vn. Đây đều là những thủ tục hành chính có số lượng hồ sơ nhiều, ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu, kinh doanh của doanh nghiệp. Cũng trong năm 2018, số hồ sơ xuất nhập khẩu được xử lý trực tuyến là 1.484.656. Trong đó, một số dịch vụ công trực tuyến xuất nhập khẩu tiêu biểu như: Cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O): 1.432.934 hồ sơ; khai báo hóa chất nhập khẩu: 50.893 hồ sơ. Việc triển khai dịch vụ công trực tuyến xuất nhập khẩu bên cạnh việc xuất phát từ nhu cầu nội tại về phát triển kinh tế, tạo thuận lợi cho môi trường đầu tư và kinh doanh trong nước, còn cho thấy cố gắng của Bộ Công Thương đối với các cam kết hội nhập khu vực, nâng cao vị thế của quốc gia, tạo thuận lợi thương mại quốc tế.

Là một trong những doanh nghiệp được hưởng lợi từ việc cấp C/O qua internet, bà Phạm Thị Hải – Trưởng đại điện Công ty CP Tôn Đông Á - đánh giá, việc cấp C/O qua internet đã giúp hàng hóa của doanh nghiệp được thông quan nhanh chóng, giảm thiểu thời gian, chi phí... Đặc biệt, việc cấp C/O qua internet còn giúp minh bạch nguồn gốc xuất xứ, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã kết nối 11 dịch vụ công trực tuyến với NSW bao gồm: Cấp giấy phép xuất nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp; cấp giấy phép nhập khẩu các chất làm suy giảm tầng ô-zôn; cấp giấy phép nhập khẩu tự động mô-tô phân khối lớn; cấp giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D; cấp giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu kim cương thô; khai báo hóa chất; thủ tục cấp giấy phép xuất nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp; thủ tục cấp giấy phép xuất nhập khẩu tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp; thủ tục nhập khẩu thuốc lá nhằm mục đích phi thương mại; thủ tục đề nghị cấp văn bản chấp thuận tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ trong ASEAN; thủ tục thông báo chỉ tiêu nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá.

Cũng trong năm 2018, Bộ Công Thương đã xử lý 164.152 hồ sơ điện tử thông qua NSW. Riêng đối với thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D, Bộ Công Thương đã gửi sang SW và ASW 117.377 hồ sơ điện tử. Đây là chứng từ điện tử đầu tiên của Việt Nam được gửi ra nước ngoài, tạo tiền đề, đòn bẩy để Việt Nam tiếp tục trao đổi, xử lý trực tuyến các chứng từ thương mại khác dưới dạng điện tử với các nước, khối - cộng đồng kinh tế theo các thỏa thuận và cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Theo kế hoạch của Bộ Công Thương, từ nay đến năm 2020, toàn bộ các thủ tục hành chính liên quan đến công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập khẩu sẽ kết nối vào NSW.
Bảo Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch