Thứ tư 27/11/2024 02:56

Địa phương nào dẫn đầu số lượng sản phẩm OCOP vùng đồng bằng sông Cửu Long?

Qua 4 năm triển khai thực hiện Chương trình OCOP, các sản phẩm phát triển nhanh cả về số lượng, lẫn chất lượng, đến nay tỉnh Đồng Tháp đã có 382 sản phẩm OCOP.

Trong năm 2022, tỉnh Đồng Tháp công nhận mới 117 sản phẩm OCOP đạt hạng từ 3 - 4 sao. Hiện tỉnh Đồng Tháp là địa phương có số lượng sản phẩm OCOP được công nhận dẫn đầu vùng Đồng băng sông Cửu Long.

Đến nay, tỉnh Đồng Tháp đã có 382 sản phẩm OCOP, trong đó có 93 sản phẩm đạt 4 sao, 289 sản phẩm đạt 3 sao

Ông Huỳnh Minh Tuấn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ký Quyết định số 1446 Phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP Đồng Tháp đợt 2 năm 2022.

Theo đó, công nhận 150 sản phẩm đạt hạng từ 3 - 4 sao của 65 chủ thể là doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh thuộc Chương trình OCOP của tỉnh Đồng Tháp, gồm: 41 sản phẩm đạt 4 sao của 10 chủ thể và 109 sản phẩm đạt 3 sao của 58 chủ thể.

Trong đó, hạng 4 sao có 41 sản phẩm (có 5 sản phẩm nâng hạng từ 3 sao lên 4 sao; 4 sản phẩm tham gia đánh giá lại sau 3 năm công nhận và 32 sản phẩm mới tham gia đánh giá năm 2022). Còn hạng 3 sao có109 sản phẩm (28 sản phẩm tham gia đánh giá lại sau 3 năm công nhận và 81 sản phẩm mới tham gia đánh giá năm 2022).

Trước đó, ngày 8/8/2022, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 862 Phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Đồng Tháp đợt 1 năm 2022. Theo đó, công nhận sản phẩm đạt hạng 3 sao đối với 6 sản phẩm của 4 chủ thể là doanh nghiệp, hộ kinh doanh thuộc Chương OCOP của tỉnh Đồng Tháp. Trong đó có 2 sản phẩm OCOP năm 2019 công nhận lại và 4 sản phẩm mới là: NA-Mãng cầu Xiêm cô đặc, Mít sấy dẻo, Xoài sấy dẻo, Bánh xoài.

Có thế thấy, qua 5 năm triển khai thực hiện Chương trình OCOP, các sản phẩm phát triển nhanh cả về số lượng, lẫn chất lượng. Đến nay, tỉnh Đồng Tháp đã có 382 sản phẩm OCOP, trong đó có 93 sản phẩm đạt 4 sao, 289 sản phẩm đạt 3 sao. Riêng trong năm 2022, tỉnh Đồng Tháp công nhận mới 117 sản phẩm OCOP đạt hạng từ 3 - 4 sao. Hiện tỉnh Đồng Tháp là địa phương có số lượng sản phẩm OCOP được công nhận dẫn đầu vùng đồng băng sông Cửu Long.

Các sản phẩm đạt các hạng sao được UBND tỉnh Đồng Tháp cấp giấy chứng nhận, được sử dụng nhãn hiệu OCOP và thứ hạng sao đạt được in, dán trên bao bì sản phẩm theo đúng quy định hiện hành. Kết quả chứng nhận phân hạng sao sản phẩm có giá trị trong 3 năm, kể từ ngày Quyết định được ký ban hành.

Thời gian qua, công tác xúc tiến thương mại được tỉnh Đồng Tháp đẩy mạnh thực hiện. Theo đó nhiều sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP của Đồng Tháp vào được hệ thống siêu thị như: Co.op Mart, Big C, Vin Mart, Bách Hóa Xanh. Cùng với đó có hơn 300 sản phẩm của 60 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất lên sàn thương mại điện tử như: Voso, Postmart, Lazada, Shopee, Sendo.

Bên cạnh đó, tỉnh Đồng Tháp cũng thành lập Trung tâm Giới thiệu đặc sản và quảng bá du lịch Đồng Tháp tại Hà Nội, Trung tâm Giới thiệu ẩm thực - đặc sản - du lịch Đồng Tháp và các tỉnh Đồng băng sông Cửu long tại TP. Phú Quốc (Kiên Giang)… nhằm kết nối các doanh nghiệp, giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông sản đặc trưng, sản phẩm phẩm OCOP của tỉnh tại khu vực phía Bắc và khách du lịch trong và ngoài nước...

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: sản phẩm OCOP

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển