Thứ ba 26/11/2024 11:19

Đề thi Tốt nghiệp THPT được coi là bí mật Nhà nước, phát tán có thể bị xử lý hình sự

Theo luật sư, việc sử dụng điện thoại di động chụp đề thi và phát tán ra ngoài của thí sinh là vi phạm điểm m khoản 4 Điều 14 Quy chế thi tốt nghiệp THPT.

Chiều 28/6/2023, Cục An ninh chính trị nội bộ, Bộ Công an đã thông tin về vụ phát tán đề thi môn Ngữ văn, kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2023, lan truyền trên mạng xã hội sau 30 phút.

Trước đó, khoảng 8h ngày 28/6, sau khi thí sinh bắt đầu làm bài khoảng 30 phút, trên mạng xã hội facebook lan truyền hình ảnh chụp đề thi chính thức môn Ngữ văn, kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2023.

Thông tin trên đã gây ra sự chú ý của dư luận và các cơ quan truyền thông. Hầu hết các ý kiến đều bày tỏ nghi vấn về tính nghiêm minh, nghiêm túc của kỳ thi, đặc biệt là nghi vấn lộ đề thi.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 diễn ra 2 ngày 28 và 29/6/2023.

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Cục An ninh chính trị nội bộ đã phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công an các đơn vị, địa phương liên quan triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, truy xét, xác minh làm rõ các đối tượng liên quan.

Đến 13h30 cùng ngày, Cục An ninh chính trị nội bộ đã xác định được 1 thí sinh thuộc Hội đồng thi của tỉnh Cao Bằng có hành vi sử dụng điện thoại Iphone 11 chụp ảnh đề thi (sau khi phát đề khoảng 15 phút) và gửi cho người thân để nhờ giải bài giúp.

Hiện, Cục An ninh chính trị nội bộ tiếp tục phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ, Công an tỉnh Cao Bằng và những địa phương liên quan để xác minh, điều tra và xử lý sai phạm theo quy định của pháp luật.

Về thông tin lọt đề Toán, Cục An ninh chính trị nội bộ cho hay thí sinh đến từ Hội đồng thi Yên Bái chụp ảnh đề gửi ra ngoài. Lực lượng chức năng đang tiếp tục xác minh, làm rõ trường hợp này.

Trao đổi với Báo Công Thương về vấn đề này, Luật sư Trần Xuân Tiền, Trưởng Văn phòng luật sư Đồng Đội, Đoàn luật sư TP. Hà Nội cho biết, đề thi tốt nghiệp THPT được coi là bí mật Nhà nước độ Tối mật thuộc lĩnh vực Giáo dục và đào tạo căn cứ vào Khoản 1 Điều 1 Quyết định số 531/QĐ-TTG ngày 19/5/2023 của Thủ tướng chính phủ. Do đó, việc để lộ đề thi THPT quốc gia môn Ngữ văn năm nay là hành vi vi phạm pháp luật, kể cả trong trường hợp vô ý hay cố ý thì người này vẫn có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo thông tin nhận được, ngày 28/6 hình ảnh đề thi trong 2 buổi thi môn Ngữ Văn và Toán của kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2023 đã bị gửi qua mạng. Qua công tác điều tra, xác minh vụ việc, Cục An ninh chính trị nội bộ đã xác định được nguyên nhân đề thi hai môn Ngữ văn và Toán bị lộ trước khi được cơ quan có thẩm quyền công bố là do thí sinh vi phạm quy chế, mang điện thoại vào phòng thi để chụp ảnh đề thi. Đến thời điểm hiện tại, cơ quan chức năng chưa nhận được thông tin từ việc giải đề hoặc hướng dẫn giải đề từ bên ngoài vào phòng thi, do đó, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ không bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, việc sử dụng điện thoại di động chụp đề thi và phát tán ra ngoài của thí sinh là vi phạm điểm m khoản 4 Điều 14 Quy chế thi tốt nghiệp THPT (được ban hành kèm theo Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 06/2023/TT-BGDĐT). Do đó, thí sinh làm lộ đề thi sẽ bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật là đình chỉ thi theo quy định tại khoản 3 Điều 54 Quy chế thi tốt nghiệp THPT. Kết quả toàn bộ các môn trong kỳ thi này của hai thí sinh sẽ bị hủy bỏ.

Ngoài ra, Điều 54 Quy chế thi tốt nghiệp THPT cũng quy định rõ về việc xử lý thí sinh vi phạm Quy chế thi: Đối với các vi phạm có dấu hiệu hình sự thì các cơ quan quản lý giáo dục lập hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.

Đề thi Toán chính thức từ Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bên cạnh việc xử lý thí sinh dự thi vi phạm thì cũng cần xem xét trách nhiệm của cán bộ coi thi trong vụ việc trên. Bởi theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Quy chế thi tốt nghiệp THPT, cán bộ coi thi có trách nhiệm kiểm tra các vật dụng mang vào phòng thi, không để thí sinh mang vào phòng những vật dụng không được phép; đồng thời có trách nhiệm bảo vệ đề thi trong giờ thi, không để lọt đề thi ra ngoài phòng thi theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều này. Do vậy, trong vụ việc này, việc để thí sinh sử dụng điện thoại làm lộ đề thi rõ ràng có một phần lỗi của cán bộ coi thi. Và theo Điều 53 Quy chế thi tốt nghiệp THPT, cán bộ coi thi tại phòng thi của hai thí sinh này có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo.

Thông qua vụ việc này, luật sư khuyến cáo, kỳ thi THPT quốc gia là kỳ thi quan trọng đối với học sinh lớp 12, được dùng để xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào các trường đại học. Công tác chuẩn bị, tổ chức kỳ thi nói chung, công tác bảo mật đề thi nói riêng phải được tiến hành nghiêm túc, đảm bảo công bằng cho các thí sinh.

Do đó, rút kinh nghiệm từ kỳ thi này, đối với các kỳ thi tiếp theo, Hội đồng thi các tỉnh, thành cần tăng cường phổ biến, nhắc nhở thí sinh thực hiện nghiêm quy chế thi; yêu cầu cán bộ coi thi, cán bộ giám sát phòng thi và các lực lượng tham gia tổ chức kỳ thi tập trung cao độ, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã được tập huấn để ngăn chặn các hành vi vi phạm quy chế thi. Đặc biệt là việc sử dụng thiết bị công nghệ để gian lận thi cử; kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định.

Mặt khác, các em học sinh cũng cần nâng cao ý thức tự giác trong thực hiện quy chế thi, tránh sai sót không đáng có và ảnh hưởng đến kết quả thi của bản thân, bởi đây là cột mốc quan trọng trong cuộc đời học sinh. Đặc biệt là các em phải tuân thủ quy định về những vật dụng được phép mang vào phòng thi. Trên thực tế, đã có rất nhiều trường hợp thí sinh mang điện thoại vào phòng thi, dù là cố hay vô ý, dù có sử dụng hay không thì kết quả thi của các em đều bị hủy bỏ.

"Vậy nên cán bộ coi, thí sinh và các cán bộ có nhiệm vụ khác phải tuân thủ đúng quy chế thi để để có một kỳ thi nghiêm túc, không có gian lận cũng chính là để đảm bảo công bằng cho mọi thí sinh" - luật sư Trần Xuân Tiền nhấn mạnh.

Đỗ Nga
Bài viết cùng chủ đề: Kỳ thi tốt nghiệp THPT

Tin cùng chuyên mục

“Cấm” thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng: Có khả thi?

Nhà giáo trong kỷ nguyên số cần biến thách thức thành cơ hội để ngành giáo dục vươn mình

Hàng Việt và giải pháp đối mặt với những ‘gã khổng lồ’ thương mại điện tử

Từ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư suy ngẫm về việc xử lý thành công các dự án tồn đọng

Tặng quà nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tôn vinh thực sự hay áp lực hình thức?

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Đâu là lời giải cho "bài toán" thu hút đầu tư?

Giải ngân vốn đầu tư công bứt tốc cuối năm để về đích

Hành vi thiếu ý thức tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Cần làm gì để không tái diễn?

Cấm phân lô, bán nền có kiểm soát được thị trường bất động sản?

Khi doanh nghiệp vào cuộc cho những mục tiêu lớn của công nghệ cao và phát triển xanh

Đề xuất người bị sa thải không được trợ cấp thất nghiệp: Công nhân lớn tuổi thêm nỗi lo

Chống lãng phí: Thiếu vật liệu san lấp dự án giao thông sao không dùng tro xỉ?

Vụ GFDI vỡ nợ hơn 3.700 tỷ đồng: 'Bánh ngọt' liệu có dễ xơi?

Chi Dân, An Tây và loạt nghệ sĩ dính đến ma tuý: Nghĩ về trách nhiệm của người nổi tiếng

Có tiền nhàn rỗi, mua vàng cất giữ hay gửi tiết kiệm ngân hàng lúc này?

Chuyện giá vàng trong nước: Cầm vàng đừng để vàng 'rơi'

Phụ huynh học sinh cần làm gì để giảm thiểu tai nạn giao thông cho con em?

Hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam và câu chuyện ‘tiếp sức’ cho hàng hoá Việt

Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?

Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo