Thứ tư 13/11/2024 13:45

Để có thực phẩm an toàn: Không thể chỉ hô hào theo phong trào!

Khoảng năm 1999, chúng ta đàm phán với EU là đối tác đầu tiên đàm phán thủy hải sản xuất khẩu sang EU lên nhóm 1 theo tiêu chuẩn HACCP.
Ảnh minh họa

Quan điểm mới, an toàn phải tuân thủ “From farm to fork” (từ trang trại chăn nuôi thủy hải sản đến bàn ăn). Khi người ăn khiếu kiện thì người bán phải chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm. Vì vậy, tất cả các lô hàng đều phải có chứng nhận xuất xứ: Cá, tôm, cua đánh bắt từ đâu? Nếu nuôi thì nuôi ở đâu? Sau khi EU công nhận thủy hải sản Việt Nam lên nhóm 1 thì ta có điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu sang Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và nhiều nước trên thế giới.

Đây là ví dụ cho thấy Việt Nam đã và đang bán thực phẩm an toàn cho các nước yêu cầu tiêu chuẩn cao như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ. Vậy thì tại sao chúng ta không áp dụng thực phẩm an toàn cung cấp cho người Việt Nam, để một đại biểu quốc hội đã phải thốt lên “Chưa bao giờ con đường từ dạ dày đến nghĩa địa lại ngắn như bây giờ” (!?).

Đây là công việc vừa cấp bách vừa lâu dài. Năm nay, Chính phủ đề ra là năm an toàn thực phẩm. Quốc hội có chương trình giám sát vấn đề này. Truyền thông đưa ra “nói không với thực phẩm bẩn”. Đây là chủ trương đúng nhưng cách làm còn mang tính phong trào. Cần thực chất hơn.

Để có thực phẩm an toàn, trước hết phải có Luật An toàn thực phẩm (đã được ban hành), các văn bản hướng dẫn, các tiêu chuẩn và quy chuẩn cho các nhóm rau, hoa quả và thực phẩm khác nhau. Ví dụ, chúng ta phê phán cà phê bẩn. Nhưng đến nay vẫn chưa ban hành văn bản quy chuẩn cà phê rang xay. Vậy lấy gì mà so sánh để nói thật/giả, an toàn hay không an toàn? Nên các bộ, ngành cần rà soát, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và các quy định liên quan đến sản xuất, lưu thông và tiêu thụ thực phẩm an toàn. Truyền hình tìm ra sản xuất xúc xích giả và những quán bánh mì bán xúc xích bẩn. Nhưng chúng ta vẫn chưa xử lý người bán bánh mỳ lạm dụng bột nở trên các đường cao tốc bụi bẩn. Tôi nhớ lại, năm 1978-1979, tôi có dịp đi học quản trị kinh doanh ở Na uy. Các cửa hàng bánh mỳ của họ có ba loại. Một loại không cảnh báo gì là bánh mỳ an toàn tuyệt đối. Loại dán màu vàng cảnh báo chất lượng đã giảm, người vẫn có thể ăn, giá bán thấp hơn. Loại dán màu đỏ là bánh mì cho súc vật ăn, giá gần như cho.

Hiện nay, theo phân công liên quan đến an toàn thực phẩm, có 3 Bộ chịu trách nhiệm chính là: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, nhưng sự phân công và phối hợp chưa nhịp nhàng. Ví dụ, một chiếc bánh mì có kẹp pa-tê, cá hồi sống, rau sống thì để chứng minh chiếc bánh mỳ này an toàn cả ba Bộ phải phối hợp cùng một lúc (?).

Khâu kiểm soát an toàn, từ sản xuất, nuôi tôm, cá, nuôi gà vịt lợn, trồng rau, hóa chất để chế biến và bảo quản rau hoa quả thực phẩm... phải chú trọng hơn. Đặc biệt là việc quản lý chặt các loại hóa chất độc hại, hướng dẫn việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và bảo quản sau thu hoạch. Trong điều kiện sản xuất manh mún, đa số là hộ cá thể hệ thống cung ứng và thu mua qua thương lái chi phối. Việc tái cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp phải làm mạnh từ cấp địa phương; áp dụng quy trình sản xuất VIETGAP và tiêu chuẩn HACCP, các tiến bộ khoa học kỹ thuật để tạo ra các nguyên liệu và sản phẩm an toàn.

Bên cạnh đó, phải xây dựng được mạng lưới các cửa hàng bán thực phẩm an toàn có xuất xứ rộng khắp cả nước. Đồng thời, tiến hành kiểm tra, kiểm soát thường xuyên và phạt nặng những cửa hàng bán thực phẩm không an toàn. Nếu tái diễn, phải thu giấy phép kinh doanh và nêu tên trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân hiểu và cùng nâng cao trách nhiệm, ý thức cộng đồng, bỏ tư tưởng “trồng luống rau an toàn, vườn chè an toàn cho mình còn vườn rau chè không an toàn bán cho người khác”. Công tác tuyên truyền lâu nay nêu được sản phẩm và địa chỉ sản xuất thực phẩm bẩn là tốt, nhưng phải tăng cường giới thiệu sản phẩm và địa chỉ của các nhà sản xuất, doanh nghiệp sản xuất, cửa hàng thực phẩm an toàn để người tiêu dùng biết.

Cuối cùng là kiểm tra chặt khâu thực phẩm và rau quả tươi nhập khẩu hết thời hạn sử dụng, có các chất bảo quản không cho phép, ảnh hưởng tới sức khỏe con người, có chế tài xử phạt nghiêm khắc. Có như vậy mới đủ sức mạnh răn đe!

Lương Văn Tự
Bài viết cùng chủ đề: An toàn thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Honda Việt Nam triệu hồi hơn 11.000 xe CR-V, CIVIC, CIVIC Type-R vì lỗi hệ thống lái

Home Credit mở rộng Home PayLater trên siêu ứng dụng BE, người dùng có thêm phương thức “Mua trước, trả sau”

WinCommerce đã có lãi ròng sau thuế dương trong quý 3 năm 2024

Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bán hàng đa cấp

Tăng cường điều tra và xử lý vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Thu hồi 5 sản phẩm bồn chứa nước công nghiệp Bridgestone

Bộ Công Thương phát động cuộc thi ‘Sinh viên thông thái - Hiểu pháp luật bán hàng đa cấp’

Audi Việt Nam triệu hồi 6 xe điện Audi e-tron GT và RS e-tron GT lỗi pin

Lỗi cảm biến tốc độ, Honda Việt Nam triệu hồi 866 xe máy Honda CB350’H’ness

Tổng đài 1800.6838 hỗ trợ, xử lý thành công gần 70% phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng

Chậm chuyến, huỷ chuyến, chậm hoàn tiền: Hàng không Việt Nam dần mất uy tín, lòng tin với du khách nước ngoài

Công nghệ - 'chìa khóa' bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Bắc Kạn đa dạng các hoạt động vì quyền lợi người tiêu dùng

Khi “ông lớn” ngành tiêu dùng bán lẻ thu hút vốn ngoại

Thu hồi 1.150 máy hút bụi PHILIPS không dây do lỗi pin

Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025: ‘Thông tin minh bạch - Tiêu dùng trách nhiệm’

Kết nối tiêu thụ, hướng đến tiêu dùng xanh - sản phẩm an toàn

Bộ Công Thương: Kiểm soát chặt chẽ các hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia: Cảnh báo hoạt động đào tạo đội nhóm bằng các hình thức phản cảm

‘Điểm mặt’ các lĩnh vực, dịch vụ bị người tiêu dùng khiếu nại, phán ánh nhiều nhất