Ông Nguyễn Quang Hiếu thông tin về việc nho sữa Trung Quốc có dư lượng thuốc sâu vượt ngưỡng cho phép

Ông Nguyễn Quang Hiếu - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, năm 2024, không phát hiện vi phạm an toàn thực phẩm đối với nho sữa Trung Quốc nhập khẩu.
Sự thật về nho sữa Nhật, Hàn giá rẻ bất ngờ bán ngập chợ mạng Từ loại quả xa xỉ nay nho sữa lại có giá rẻ bất ngờ, người dân lo lắng về chất lượng

Trước thông tin nho sữa Trung Quốc bị phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ở Thái Lan, nhiều ý kiến lo ngại, nho sữa từ Trung Quốc cũng có dư lượng thuốc trừ sâu vượt quá giới hạn cho phép nhập khẩu vào Việt Nam. Ông Nguyễn Quang Hiếu - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã có cuộc trao đổi với phóng viên, báo chí xung quanh vấn đề này.

Về tin tức kết quả kiểm tra nho sữa Trung Quốc phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật từ Thái Lan, nhiều ý kiến lo ngại, nho sữa Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam cũng có dư lượng thuốc trừ sâu vượt quá giới hạn cho phép. Ông có thể chia sẻ cụ thể về việc này?

Chúng tôi đã kiểm tra thông tin và thấy đây là một tổ chức phi Chính phủ và họ là một đơn vị đánh giá độc lập đưa ra phát hiện của mình để kịp thời làm việc với các cơ quan chức năng của phía Thái Lan để có cảnh báo chính thống hơn.

Thực hư thông tin nho sữa Trung Quốc nhập khẩu có dư lượng vượt ngưỡng cho phép
Thực hư thông tin nho sữa Trung Quốc nhập khẩu có dư lượng vượt ngưỡng cho phép. (Ảnh: NVCC)

Ngay sau khi nhận được thông tin này, Cục Bảo vệ thực vật đã liên hệ với đại diện Bộ Nông nghiệp Thái Lan và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Thái Lan, trên cơ sở kết quả phân tích và cảnh báo chính thức từ Thái Lan, Cục sẽ xem xét và áp dụng phương thức kiểm tra chặt đối với các lô hàng nho nhập khẩu từ Trung Quốc.

Bên cạnh đó, Cục sẽ làm việc với các hệ thống bảo vệ thực vật mà Cục đang tham gia, đặc biệt với Trung Quốc để đánh giá, thu thập thêm thông tin để thực hiện việc đánh giá nguy cơ. Đấy chính là những căn cứ quan trọng nhất để có thể đưa ra được đề xuất kiểm tra tăng lên hoặc đưa ra những đề xuất nâng mức độ nguy cơ cao hay thấp.

Chúng tôi cũng lưu ý, thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về vấn đề này cần được cung cấp chính thức từ các cơ quan quản lý (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để tránh gây dư luận không chính xác trong xã hội.

Vậy công tác kiểm tra an toàn thực phẩm đối với lô hàng trái cây nhập khẩu vào Việt Nam được triển khai ra sao, thưa ông?

Công tác kiểm tra an toàn thực phẩm đối với lô hàng trái cây nhập khẩu hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ ban hành quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm (sau đây gọi là Nghị định 15).

Nghị định 15 quy định 3 phương thức kiểm tra an toàn thực phẩm bao gồm: kiểm tra chặt, kiểm tra thông thường và kiểm tra giảm. Áp dụng phương thức nào là dựa trên các đánh giá nguy cơ về an toàn thực phẩm với các lô hàng/mặt hàng nhập khẩu.

ông Nguyễn Quang Hiếu, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT)
Ông Nguyễn Quang Hiếu, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Cụ thể, với phương thức kiểm tra giảm, đơn vị chức năng sẽ kiểm tra hồ sơ tối đa 5% trên tổng số lô hàng nhập khẩu trong vòng 01 năm do cơ quan Hải quan lựa chọn ngẫu nhiên; phương thức kiểm tra thông thường, theo đó chỉ kiểm tra hồ sơ của lô hàng nhập khẩu; phương thức kiểm tra chặt, theo đó kiểm tra hồ sơ kết hợp lấy mẫu kiểm nghiệm.

Từ số liệu giám sát, hậu kiểm, cảnh báo an toàn thực phẩm trong nước và quốc tế, vi phạm an toàn thực phẩm qua các năm, cơ quan quản lý chuyên ngành quyết định áp dụng phương thức kiểm tra thông thường hay kiểm tra chặt đối với lô hàng, mặt hàng.

Bên cạnh công tác kiểm tra an toàn thực phẩm đối với trái cây nhập khẩu trước thông quan, hàng năm, cơ quan chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Cục Bảo vệ thực vật thực hiện Chương trình giám sát an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nguồn gốc thực vật nhập khẩu.

Hoạt động chính của chương trình này là lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu an toàn thực phẩm, đặc biệt tập trung các chỉ tiêu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên trái cây nhập khẩu.

Mục tiêu Chương trình là đánh giá mức độ an toàn các thực phẩm nhập khẩu, thể hiện qua sự tuân thủ các quy định an toàn thực phẩm của Việt Nam; phục vụ hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu, ngăn chặn các lô hàng không bảo đảm an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng trong nước; kịp thời đề xuất với cơ quan quản lý bổ sung hoặc thay đổi các chỉ tiêu kiểm tra, mặt hàng kiểm tra đối với thực phẩm nhập khẩu để phù hợp với tình hình thực tế.

Có thể thấy kết quả hoạt động giám sát an toàn thực phẩm đóng vai trò chính trong việc đưa ra quyết định áp dụng phương thức kiểm tra lô hàng/mặt hàng nhập khẩu.

Trở lại với mặt hàng nho tươi nhập khẩu vào Việt Nam, phương thức kiểm tra an toàn thực phẩm được tiến hành ra sao, thưa ông?

Hiện tại các lô trái cây trong đó có nho nhập khẩu vào Việt Nam đều đang được áp dụng phương thức kiểm tra an toàn thực phẩm thông thường (chỉ kiểm tra hồ sơ). Trình tự, thủ tục kiểm tra an toàn thực phẩm được thực hiện theo quy định tại Nghị định 15.

Đối với nho nhập khẩu, Cục Bảo vệ thực vật đã đưa vào chương trình giám sát về an toàn thực phẩm. Năm 2024, cơ quan chức năng đã kiểm tra 10 mẫu nho nhập khẩu Trung Quốc, kết quả cho thấy không phát hiện mẫu vi phạm an toàn thực phẩm (dư lượng thuốc bảo vệ thực vật) của Việt Nam. Năm 2023, kết quả giám sát nho Trung Quốc, kiểm tra 77 mẫu phát hiện 1 mẫu (1,3%) vi phạm quy định của Việt Nam.

Xin cám ơn ông!

Mới đây, Mạng lưới cảnh báo thuốc trừ sâu Thái Lan (Thai-PAN) đã đưa ra cảnh báo về tình trạng ô nhiễm nho sữa sau khi phát hiện hầu hết mẫu trái cây thu thập được đều chứa dư lượng hóa chất độc hại vượt quá mức tối đa cho phép.

Cơ quan này đã mua 24 mẫu nho phổ biến từ nhiều địa điểm khác nhau vào đầu tháng 10. Kết quả, 23/24 mẫu nho Shine Muscat (nho sữa) được thử nghiệm đều phát hiện nhiễm chất độc hại. Trong đó, có 9 mẫu nho sữa được xác định là hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, 15 mẫu còn lại không xác định được xuất xứ.

Đáng chú ý, 1 mẫu nho sữa phát hiện có thuốc trừ sâu bị cấm ở Thái Lan; 22 mẫu chứa 14 dư lượng hoá chất có hại vượt quá giới hạn an toàn và 50 dư lượng thuốc trừ sâu khác. Nhiều loại thuốc trừ sâu có khả năng thẩm thấu vào nho giúp tươi lâu hơn.

Trong thời gian qua, nho sữa là mặt hàng được nhập khẩu nhiều vào Việt Nam. Nho sữa, với tên tiếng Anh Shine Muscat, vốn xuất xứ từ Nhật Bản và được mệnh danh là “Hermes” của làng nho. Tuy nhiên, giờ đây, loại nho này đã không còn là loại hoa quả được liệt vào hàng “quý tộc” ở Trung Quốc, do được trồng rộng rãi ở nhiều địa phương.

Ở Trung Quốc, nho sữa có tên Sunshine Rose (tạm dịch Ánh nắng hoa hồng) với các vùng trồng chính ở Thiểm Tây, Tân Cương, Vân Nam, Cam Túc, Ninh Hạ... Loại nho sữa này quả to, màu xanh bóng bẩy, có hạt hoặc không có hạt. Khi nho chín ăn có vị ngọt đậm và thơm mùi sữa khá đặc biệt. Hiện nho sữa Trung Quốc đang được bán nhiều tại các siêu thị, cửa hàng, chợ online và phủ khắp hàng rong vỉa hè với giá siêu rẻ, phổ biến từ 50.000 - 80.000 đồng/kg, thậm chí có loại giá chỉ 20.000 - 30.000 đồng/kg.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu trái cây

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Hội thảo Tăng cường năng lực DN điện tử Việt Nam trong chuỗi cung ứng: Cập nhật các quy định xuất khẩu điện tử đi các thị trường Âu - Mỹ diễn ra chiều 4/11.
Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đã đạt 647,87 tỷ USD, tăng 15,8%; cán cân thương mại thặng dư 23,31 tỷ USD.
Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Hiện, các doanh nghiệp trong ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản đang đối diện 5 khó khăn lớn liên quan đến cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính.
Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Việc phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, tuy nhiên, doanh nghiệp lúng túng trong triển khai.
Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

9 tháng, Việt Nam đã xuất khẩu được 21.841 tấn gừng, nghệ và gia vị với kim ngạch đạt gần 45 triệu USD, giảm 28,3% về lượng nhưng tăng 9,9% về kim ngạch.

Tin cùng chuyên mục

Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Ông Đặng Phúc Nguyên: Xuất khẩu rau quả có thể sớm đạt 10 tỷ USD

Ông Đặng Phúc Nguyên – Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, kim ngạch xuất khẩu rau quả có thể đạt 7 tỷ USD năm 2024 và đạt 10 tỷ USD thời gian tới.
Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Trong số các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Campuchia, đậu tương ghi nhận mức tăng kỷ lục, tăng 799,4% tương đương gần 8 lần trong 9 tháng năm 2024.
Thuế xuất nhập khẩu phân bón, thuốc lá thay đổi ra sao từ 16/12/2024?

Thuế xuất nhập khẩu phân bón, thuốc lá thay đổi ra sao từ 16/12/2024?

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng như: Phân bón, kẽm, thiếc, thuốc lá… sẽ có sự thay đổi từ ngày 16/12/2024 theo Nghị định số 144/2024/NĐ-CP.
Brazil, Indonesia và Campuchia là 3 nguồn cung hồ tiêu chính của Việt Nam

Brazil, Indonesia và Campuchia là 3 nguồn cung hồ tiêu chính của Việt Nam

Giá hồ tiêu trong nước liên tục đứng ở mức cao đẩy các doanh nghiệp phải tăng nhập khẩu hồ tiêu từ 3 thị trường chính gồm Brazil, Indonesia và Campuchia.
Việt Nam giữ vững

Việt Nam giữ vững 'ngôi vương' xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines

Gạo Việt Nam chiếm gần 80% trong tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines trong 10 tháng năm 2024 và vẫn giữ vững "ngôi vương" xuất khẩu gạo vào thị trường này.
Long An: 10 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 10,6 tỷ USD

Long An: 10 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 10,6 tỷ USD

Sở Công Thương tỉnh Long An cho biết, kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024 ước đạt 1,1 tỷ USD, lũy kế 10 tháng năm 2024 ước đạt 10,6 tỷ USD.
Tháng 10, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD

Tháng 10, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ước đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái, lần đầu tiên sau 27 tháng (kể từ tháng 6/2022).
Bộ Công Thương sắp tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Bộ Công Thương sắp tổ chức Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024 do Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ diễn ra vào đầu tháng 12/2024.
Xuất khẩu nông sản: Gạo, cà phê, rau quả đón kỷ lục mới

Xuất khẩu nông sản: Gạo, cà phê, rau quả đón kỷ lục mới

10 tháng năm nay, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông, lâm, thủy ước đạt 51,74 tỷ USD, trong đó, gạo, cà phê, rau quả lập đỉnh lịch sử.
Đầu tư vào công nghệ xanh để xuất khẩu: Không thể chậm trễ

Đầu tư vào công nghệ xanh để xuất khẩu: Không thể chậm trễ

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang chuyển đổi mạnh mẽ sang phát triển bền vững, Đầu tư vào công nghệ xanh để xuất khẩu là yêu cầu tất yếu.
Indonesia là thị trường nhập khẩu quế lớn nhất của Việt Nam

Indonesia là thị trường nhập khẩu quế lớn nhất của Việt Nam

Indonesia là thị trường nhập khẩu quế lớn nhất của Việt Nam trong tháng 9 năm 2024 với 107 tấn, chiếm tỷ trọng gần 50% trong cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam.
Xuất khẩu gỗ và lâm sản: Vì sao vẫn đối diện với bài toán thiếu bền vững?

Xuất khẩu gỗ và lâm sản: Vì sao vẫn đối diện với bài toán thiếu bền vững?

10 tháng năm 2024, xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 14,05 tỷ USD, tăng 19,9%, tuy nhiên, ngành hàng tỷ USD này vẫn đối diện với "bài toán" thiếu bền vững.
Châu Á tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông - lâm - thủy sản Việt Nam

Châu Á tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông - lâm - thủy sản Việt Nam

Châu Á là thị trường xuất khẩu lớn nhất các mặt hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam trong 10 tháng năm 2024, với thị phần chiếm 48,2% tổng kim ngạch xuất khẩu.
​​​​Ngành logistics Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ

​​​​Ngành logistics Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ

Ngày 31/10, tại TP. Hồ Chí Minh diễn ra Hội nghị Logistics Việt Nam lần thứ 2 - năm 2024 với chủ đề “Chuyển đổi để bứt phá” do Báo Đầu tư tổ chức.
Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Ả rập Xê út tăng trưởng 2 con số

Nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu sang Ả rập Xê út tăng trưởng 2 con số

9 tháng năm 2024, nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực sang Ả rập Xê út tăng trưởng mạnh, trong đó, rau quả, gạo, hồ tiêu ghi nhận tăng trưởng 2 con số.
Việt Nam chi hơn 1,54 tỷ USD nhập khẩu khí đốt hóa lỏng trong 9 tháng năm 2024

Việt Nam chi hơn 1,54 tỷ USD nhập khẩu khí đốt hóa lỏng trong 9 tháng năm 2024

9 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu gần 2,39 triệu tấn khí đốt hóa lỏng, trị giá trên 1,54 tỷ USD, tăng 24,73% về lượng, tăng 33,79% về kim ngạch so cùng kỳ.
Bộ Tài chính triển khai đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh

Bộ Tài chính triển khai đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh

Bộ Tài chính triển khai Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) – Hữu Nghị Quan (Trung Quốc).
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm Tổ trưởng Tổ công tác về xuất xứ hàng hóa của Bộ Công Thương

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm Tổ trưởng Tổ công tác về xuất xứ hàng hóa của Bộ Công Thương

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân làm Tổ trưởng Tổ công tác về xuất xứ hàng hóa của Bộ Công Thương, theo Quyết định số 2836 QĐ-BCT của Bộ Công Thương.
Lý do cá ngừ Việt Nam giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới?

Lý do cá ngừ Việt Nam giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới?

Không chỉ gặp khó do mức thuế suất cao khi xuất khẩu sang thị trường EU, cá ngừ Việt Nam còn đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu cho sản xuất và xuất khẩu.
Kim ngạch xuất khẩu ớt của Việt Nam tăng gần 32%

Kim ngạch xuất khẩu ớt của Việt Nam tăng gần 32%

9 tháng năm 2024, Việt Nam xuất khẩu được 9.274 tấn ớt, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 22,2 triệu USD, tăng 5,3% về lượng và tăng 31,8% về kim ngạch so cùng kỳ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động