Thứ hai 30/12/2024 00:48

Đẩy mạnh hợp tác xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Algeria

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Algeria là một trong những nội dung quan trọng tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Algeria ngày 17/10.

Ngày 17/10, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Algeria. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị và Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Sản xuất dược phẩm Algeria Ali Aoun, đồng Chủ tịch Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam - Algeria chủ trì.

Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Algeria tổ chức ngày 17/10 tại Hà Nội (Ảnh: Bộ Xây dựng)

Tại Diễn đàn, các chuyên gia của hai nước đã trình bày nhiều tham luận nhằm làm rõ các cơ chế, chính sách dành cho doanh nghiệp của Việt Nam và Algeria.

Đại diện Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tham gia đầu tư, Việt Nam đã tiến hành cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh, xử lý thủ tục hành chính thông qua cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Bên cạnh đó, ban hành các chính sách khuyến khích thu hút FDI cho xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng xanh, xuất nhập khẩu bền vững; phát triển sản xuất gắn với xuất khẩu, xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp vượt các rào cản...

Về định hướng phát triển xuất nhập khẩu, Việt Nam sẽ sử dụng hiệu quả các nguồn lực, bảo vệ môi trường sinh thái và giải quyết tốt các vấn đề xã hội; chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tăng tỷ trọng sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng khoa học - công nghệ, hàm lượng đổi mới sáng tạo cao, các sản phẩm kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, sản phẩm thân thiện với môi trường.

Còn theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Việt Nam hiện đang thực hiện các giải pháp về đầu tư nước ngoài như tiếp tục thực hiện các giải pháp để ổn định kinh tế vĩ mô; thực hiện 3 đột phá chiến lược (thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực); hoàn thiện luật pháp, chính sách, cải cách thủ tục hành chính; thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng, đổi mới sáng tạo, triển khai hạ tầng công nghệ thông tin; tăng cường đối thoại với nhà đầu tư để tháo gỡ khó khăn.

Việt Nam - Algeria tiếp tục hợp tác thúc đẩy công tác xuất nhập khẩu giữa hai bên (Ảnh: Bộ Xây dựng)

Hiện nay, Việt Nam là nước thích hợp để đầu tư do có tình hình chính trị - xã hội ổn định, tăng trưởng kinh tế cao, chi phí sản xuất cạnh tranh, nguồn nhân lực dồi dào, thị trường tiềm năng lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng, chính sách mở, có vị trí chiến lược. Các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư bao gồm điện, điện tử, bán dẫn; năng lượng tái tạo; đổi mới sáng tạo; kinh tế số, chuyển đổi số; nông nghiệp công nghệ cao; trung tâm tài chính.

Đồng thời, Việt Nam cũng đang có các ưu đãi đầu tư đặc biệt dành cho doanh nghiệp như thời gian hưởng thuế suất ưu đãi là 5% trong vòng 37 năm; miễn giảm tối đa 6 năm, giảm 50% trong 13 năm; đối tượng và điều kiện hưởng ưu đãi là Trung tâm đổi mới sáng tạo, Trung tâm R&D vốn đầu tư trên 3.000 tỷ đồng, giải ngân tối thiểu 1.000 tỷ đồng trong 3 năm hay dự án thuộc ngành nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư, vốn đầu tư trên 30.000 tỷ đồng, giải ngân 10.000 tỷ đồng trong 3 năm…

Về phía ông Ahmed Berrich, Giám đốc nghiên cứu phụ trách cơ chế một cửa cho các dự án lớn và đầu tư nước ngoài tại Cơ quan Xúc tiến Đầu tư của Algeria, các lĩnh vực Algeria đang ưu tiên đầu tư chính là khai thác đá, nông nghiệp thủy hải sản, dược phẩm, hóa dầu, du lịch, xây dựng, công nghệ thông tin, truyền thông.

Algeria đã có nhiều chính sách nhằm khuyến khích và ưu đãi cho nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, Algeria đã tiến hành cải cách thể chế; tăng cường hoạt động trên nền tảng số, giảm gánh nặng cho nhà đầu tư; dễ dàng tương tác với hải quan, về thuế; có cơ sở dữ liệu về đất đai để doanh nghiệp tiếp cận; tăng cường hoạt động của các sàn giao dịch để doanh nghiệp có thể tìm kiếm đối tác, tăng cường hoạt động đầu tư; khuyến khích nhà đầu tư tham gia vào nhiều lĩnh vực…

Cũng trong khuôn khổ Diễn đàn, doanh nghiệp Việt Nam và Algeria đã cùng nhau gặp mặt, giới thiệu và trao đổi thông tin, tiến hành hợp tác lâu dài và bền chặt trên nhiều lĩnh vực trong thời gian tới.

Nguyễn Duyên
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Xây dựng

Tin cùng chuyên mục

Số lượng C/O ưu đãi được cấp năm 2024 tăng 18%

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo vaccine thú y

Giá trị miến dong Kiên Sơn tăng cao nhờ kinh doanh trên Sàn Việt

Thương mại điện tử thổi luồng sinh khí mới cho hợp tác xã

Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá đối với thép cán nguội

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Mật ong Cẩm Tú - Tinh hoa từ vườn nhãn lên sàn thương mại điện tử

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Khai mạc Chương trình Phố rượu vang, trà, cà phê và đặc sản Đà Lạt

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Rà soát nhà xuất khẩu mới trong vụ áp dụng chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với đường mía

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến 4 lần/tháng

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

EU khởi xướng điều tra tự vệ đối với một số hợp kim gốc mangan và silicon

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024