Chủ nhật 22/12/2024 23:46

Đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong các cấp công đoàn

Năm 2024, Liên đoàn Lao động TP.Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong các cấp Công đoàn.

Nhận thức rõ ý nghĩa của Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (viết tắt là Cuộc vận động), năm 2024, Liên đoàn Lao động TP. Hà Nội chỉ đạo các cấp Công đoàn tiếp tục chủ động, sáng tạo, đổi mới các phương thức, hình thức tuyên truyền để nâng cao hơn nữa trách nhiệm của cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động Thủ đô trong việc thực hiện Cuộc vận động, xác định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên.

Khuyến khích, vận động đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong hệ thống Công đoàn ưu tiên sử dụng nguyên vật liệu và dịch vụ, các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ Việt Nam; các cơ quan, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước ưu tiên sử dụng sản phẩm, dịch vụ Việt Nam phù hợp với cam kết quốc tế và luật pháp Việt Nam.

Liên đoàn Lao động TP. Hà Nội cũng chỉ đạo các cấp Công đoàn phối hợp với các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp tổ chức có hiệu quả các “Phiên chợ công nhân, phiên chợ nghĩa tình”, “Gian hàng giảm giá”, “Hội chợ hàng Việt”, “Chợ lưu động”, “Siêu thị Công đoàn”, “Chợ Tết Công đoàn”, “Gian hàng Công đoàn” các chuyến xe hàng Việt… với hàng hóa là thương hiệu Việt, các sản phẩm OCOP tới các khu đông công nhân lao động sinh sống, ưu tiên tổ chức tại các Khu công nghiệp, chế xuất, khu nhà trọ, nhà ở công nhân, các Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân, khu vực xa trung tâm thành phố…

Công nhân Thủ đô tham gia lựa chọn sản phẩm Việt tại “Chợ Tết Công đoàn năm 2024”

Gắn việc thực hiện Cuộc vận động và Chương trình khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội với các chương trình, hoạt động, các Cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước của tổ chức Công đoàn nhằm vận động đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động thi đua lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động để tạo ra sản phẩm, hàng hóa chất lượng cao, giá cả hợp lý, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương, Thủ đô và đất nước.

Phổ biến cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động Thủ đô cách nhận biết chất lượng sản phẩm và tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam” (15/3); “Tháng khuyến mại Hà Nội”. Vận động chủ doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh tham gia Chương trình bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024… để hình thành thói quen tiêu dùng, tạo sự gắn kết giữa doanh nghiệp và người dân trong ưu tiên sử dụng hàng Việt.

Tiếp tục thực hiện Chương trình “Phúc lợi đoàn viên”, chủ động đàm phán, ký kết các thỏa thuận mới với các đối tác, doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi để đoàn viên, người lao động có cơ hội tiếp cận, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chất lượng của các doanh nghiệp trong nước với giá ưu đãi.

Ngoài ra, Liên đoàn Lao động TP. Hà Nội còn chỉ đạo các cấp Công đoàn vận động đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động phát huy vai trò giám sát, phát hiện, tố giác kịp thời các đối tượng sản xuất, kinh doanh, quảng cáo, phân phối hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng, hàng không có xuất xứ, nguồn gốc, hàng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Công đoàn các cấp phối hợp với các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phân phối hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Liên đoàn Lao động TP. Hà Nội cho biết, nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Công đoàn thành phố Hà Nội tổ chức “Chợ Tết Công đoàn năm 2024” với quy mô 124 gian hàng bán các loại sản phẩm, hàng hóa bảo đảm chất lượng với giá ưu đãi từ 15% trở lên và có thêm 4 gian hàng 0 đồng cho đoàn viên, người lao động nhằm đa dạng hóa các hình thức chăm lo, mang Tết đủ đầy đến cho đoàn viên, người lao động, thông qua việc cung cấp các mặt hàng Việt thiết yếu, có chất lượng, giá ưu đãi tới đoàn viên, người lao động.

Cùng với đó, 50 lớp tuyên truyền về Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” dự kiến sẽ được mở trong năm 2024 để tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động nhất là công nhân lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố trong việc sản xuất, sử dụng hàng Việt; đấu tranh, phản bác thông tin sai sự thật, quan điểm sai trái, thù địch xuyên tạc chống phá chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hiện Cuộc vận động, gây cản trở phát triển kinh tế - xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến quyền lợi chính đáng của người lao động và doanh nghiệp.

Lê Na
Bài viết cùng chủ đề: Hàng Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

AEON Việt Nam đồng hành cùng tuần lễ hàng Việt và kết nối doanh nghiệp

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt

Doanh nghiệp Thái Bình tích cực sản xuất, quảng bá hàng Việt Nam

Cà phê Bích Thao Sơn La tiếp tục đạt OCOP 5 sao

Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' có ý nghĩa sâu sắc với doanh nghiệp sản xuất

Khai mạc Lễ hội Đặc sản Việt cho Tết Việt

Kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản đến người tiêu dùng Thủ đô

Sở Công Thương Trà Vinh thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt Nam

Từ vận động đến tự hào sản xuất, tiêu dùng hàng Việt Nam

Hà Nội: Tôn vinh 150 sản phẩm hàng Việt được người tiêu dùng yêu thích năm 2024

Báo Công Thương tổ chức Toạ đàm 15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 4

Sắp diễn ra Lễ tôn vinh “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 3

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 2

Chinh phục người tiêu dùng Việt: Bài học từ những thương hiệu thời trang ‘biến mất’

Đảng bộ EVNCPC triển khai hiệu quả Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt - Bài 1

Hà Nội - Hà Giang kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu