Đầu tư vùng trồng đạt chuẩn, xuất khẩu cà phê tăng cao về giá trị

Việc đầu tư nâng cao chất lượng và xây dựng vùng trồng đạt chuẩn là lý do giúp xuất khẩu cà phê tăng cao về giá trị.

Tháng 9/2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam giảm mạnh Chuẩn bị vào vụ mới, xuất khẩu cà phê dự kiến tăng trở lại

Theo Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam (XMV), kết thúc phiên giao dịch ngày 5/10, giá hai mặt hàng cà phê diễn biến trái chiều. Trong đó giá Arabica đảo chiều tăng 0,45%, còn giá Robusta nối tiếp đà giảm sang phiên thứ 4 liên tiếp khi đóng cửa thấp hơn 0,8% so với tham chiếu. Sự suy yếu của đồng USD đã giúp giá Arabica tạm thời gián đoạn đà giảm.

Đầu tư vùng trồng đạt chuẩn, xuất khẩu cà phê tăng cao về giá trị
Giá cà phê của Việt Nam ở mức cao

Chỉ số Dollar Index đã giảm 3 phiên liên tiếp, kéo theo tỷ giá USD/Brazil Real có phần chững lại đà tăng trước đó và giảm 0,39% trong phiên hôm qua. Chênh lệch tỷ giá kém hấp dẫn hơn cũng phần nào khiến nhu cầu bán cà phê của nông dân Brazil suy yếu.

Ở thị trường trong nước, theo chia sẻ của các doanh nghiệp, giá cà phê nhân trên thị trường nội địa năm nay tăng cao, có thời điểm lên mức cao nhất 30 năm, vượt mốc 68.000 đồng/kg. Đến nay, giá bắt đầu giảm và đang đang dao động trong khung 64.200 – 64.600 đồng/kg, vẫn duy trì ở vùng giá tốt. Điều này sẽ tạo tâm lý tích cực đối với người nông dân trồng cà phê, giúp gia tăng tỷ lệ tái canh.

Về giá, theo Bộ Công Thương, ước tính tháng 9/2023, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 3.151 USD/tấn, tăng 3,2% so với tháng 8/2023 và tăng 29,6% so với tháng 9/2022. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt mức 2.499 USD/tấn, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khuyến cáo việc giá cà phê lên cao lịch sử rất có thể xảy ra tình trạng nông dân phá rừng hoặc các loại cây trồng khác để trồng cà phê. Theo Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, đây là thời điểm giá cà phê cao nhất trong vòng 30 năm qua, cần phải có sự cảnh báo đến các địa phương trồng cây cà phê, đặc biệt các tỉnh Tây Nguyên. Các địa phương cần kiểm soát người dân sống vùng gần rừng, ngăn chặn kịp thời hành vi phá rừng để trồng cây cà phê, đặc biệt là trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) sẽ cấm nhập khẩu cà phê trồng trên đất có nguồn gốc từ phá rừng và gây suy thoái rừng kể từ cuối năm 2024. EU hiện là thị trường tiêu thụ cà phê quan trọng của Việt Nam.

Do đó, các doanh nghiệp muốn xuất khẩu cà phê sang thị trường EU buộc phải thay đổi tư duy canh tác, hướng đến sản xuất bền vững, có truy xuất nguồn gốc, có chứng nhận, quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm. Hiện nay, việc khó khăn nhất mà các doanh nghiệp cà phê Việt Nam gặp phải là xây dựng bản đồ định vị vườn cà phê, truy xuất nguồn gốc.

Kinh nghiệm từ Gia Lai – một trong những vùng trồng cà phê lớn nhất của Việt Nam cho thấy, ngoài các mặt hàng như trái cây chế biến, mủ cao su, vật tư… có mức tăng trưởng tương đương cùng kỳ, cà phê được ghi nhận là mặt hàng xuất khẩu chính với sản lượng 165 nghìn tấn từ đầu năm tới nay. Nguyên nhân do nhu cầu tiêu dùng thị trường thế giới tăng, nhất là kỳ nghỉ đông và Tết Dương lịch tại một số nước khu vực EU, Mỹ… nên đã thúc đẩy sản lượng hàng xuất khẩu vào các thị trường này.

Bên cạnh đó, là 1 trong 8 địa phương triển khai đề án phát triển cà phê đặc sản giai đoạn 2021 - 2030, Gia Lai đang thúc đẩy nhiều giải pháp phát triển mặt hàng cà phê giá trị cao, được xem là hướng đi triển vọng và bền vững của địa phương giai đoạn đến năm 2030.

Mục tiêu đến năm 2025, Gia Lai sẽ phát triển diện tích cà phê đặc sản khoảng 1.200ha, bằng 1,2% diện tích cà phê toàn tỉnh. Đến giai đoạn 2026 - 2030, phát triển diện tích cà phê đặc sản khoảng 2.300ha, bằng 2,4% diện tích cà phê toàn tỉnh. Đến năm 2025, phấn đấu có trên 1.000ha cà phê Robusta đặc sản với sản lượng khoảng 620 tấn. Năm 2030, diện tích này đạt khoảng 2.300ha, sản lượng đạt khoảng 1.700 tấn.

Sở Công Thương tỉnh Gia Lai cho hay, việc thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu cà phê luôn được chính quyền, các ngành chức năng và nhiều doanh nghiệp trên địa bàn quan tâm. Đáng nói, cà phê được mùa bội thu do giá cà phê nhân xô trên thị trường Tây Nguyên từ tháng 6/2023 đến nay đã vượt ngưỡng 61.000 đồng/kg, trên thị trường quốc tế đạt bình quân 2.300 - 2.400 USD/tấn (tăng hơn 10% so cùng kỳ 2022). Đây được xem là mức tăng cao nhất của mặt hàng này kể từ năm 2011.

Mới đây, sản phẩm cà phê Gia Lai cũng đã được Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) lựa chọn tham gia Dự án thí điểm "Xây dựng chiến lược thương hiệu và tiếp thị dành cho các nhà sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý Việt Nam". Đây sẽ là cơ hội để sản phẩm cà phê chất lượng cao của Gia Lai có thêm những điều kiện thuận lợi tiến bước vững chắc, mạnh mẽ trên thị trường thế giới.

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu cà phê

Tin cùng chuyên mục

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024

Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024

Xem thêm