Thứ sáu 15/11/2024 10:23

Đầu tư công - động lực phát triển kinh tế địa phương

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sơn La đề ra mục tiêu xây dựng tỉnh phát triển bền vững. Công tác giải ngân vốn đầu tư công được đánh giá là quan trọng

Kinh tế chuyển biến tích cực

Sơn La là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng – an ninh; diện tích đất tự nhiên lớn, cao nguyên và núi rừng hùng vĩ; có nền văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc Tây Bắc; truyền thống lịch sử, cách mạng hào hùng...

Tập trung vào các công trình, dự án trọng điểm

Với mục tiêu “Xây dựng Sơn La sớm trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng trung du và miền núi phía Bắc”, 5 năm qua, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã nỗ lực hoàn thành và hoàn thành vượt mức 19/24 chỉ tiêu. Kinh tế của Sơn La đã có những bước phát triển với mức tăng trưởng cao; cơ cấu kinh tế chuyển biến theo hướng tích cực; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được nâng cấp và mở rộng, góp phần cải thiện đời sống và sinh hoạt dân cư; các lĩnh vực xã hội được quan tâm đầu tư có tiến bộ rõ rệt.

Báo cáo của tỉnh Sơn La cho thấy, tốc độ tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân giai đoạn 2016-2020 ước đạt 5,46%/năm. Quy mô kinh tế tăng mạnh, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) đạt 56.009 tỷ đồng, tăng 1,54 lần. Cơ cấu kinh tế nông, lâm, thủy sản chiếm 23,6%, công nghiệp –xây dựng chiếm 30,3%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 44,1%, tăng 13,3 triệu đồng so với năm 2015.

Đặc biệt trong 9 tháng đầu năm, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 9,47% (tăng 2,12% so với kịch bản tăng trưởng đề ra; cao hơn GDP 9 tháng năm 2022 của cả nước (GDP cả nước tăng 8,83%). Thu ngân sách trên địa bàn đạt 3.200 tỷ đồng, bằng 85% dự toán Trung ương giao, bằng 113% so với cùng kỳ (phấn đấu hết năm 2022 thu ngân sách đạt 4.550 tỷ đồng). Tổng huy động vốn tại địa phương 9 tháng đầu năm đạt 28.500 tỷ đồng, tăng 9,35% (tăng 2.479 tỷ đồng) so với 31/12/2021.

Có được kết quả này một phần nhờ nỗ lực giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh. Theo đó, thời gian qua, việc lập, thẩm định và giao kế hoạch đầu tư công hàng năm đảm bảo theo đúng trình tự, thủ tục, thứ tự ưu tiên quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn, phù hợp với tổng mức vốn thông báo cho địa phương của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính. Phương án phân bổ kế hoạch đầu tư công bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; bố trí vốn có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ và thứ tự ưu tiên theo quy định. Kế hoạch vốn giao đã đảm bảo bám sát nhu cầu, khả năng thực hiện thực tế của từng chương trình, dự án, đảm bảo tính khả thi công thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công và khả năng cân đối, huy động nguồn lực của tỉnh.

Bên cạnh đó, công tác quản lý điều hành về đầu tư xây dựng được triển khai thực hiện theo đúng các văn bản quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Các quy định của tỉnh về đầu tư đã được ban hành hoặc chỉnh sửa, bổ sung kịp thời đảm bảo phù hợp với quy định của Nhà nước, góp phần nâng cao chất lượng quản lý đầu tư

Kết quả, trong giai đoạn 2019-2022 việc chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh và các cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực, bám sát các quy định của pháp luật, nâng cao vai trò trách nhiệm của chủ đầu tư. Hoạt động tư vấn, thi công xây lắp thực hiện nghiêm túc cơ chế giám sát, thanh tra, kiểm tra, nêu cao vai trò giám sát của HĐND các cấp, của cộng đồng và các tổ chức xã hội.

Chỉ tính riêng năm 2022, tổng số vốn giao cho tỉnh là 5.981.010 triệu đồng, đến thời điểm này đã phân bổ chi tiết 5.081.188 triệu đồng, ước giải ngân thanh toán đạt 5.286.085 triệu đồng, bằng 88% số vốn giao.

Giải pháp trọng tâm

Trong thời gian tới, đầu tư công vẫn được xác định là nguồn lực quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, cũng như tỉnh Sơn La. Để nâng cao hiệu quả đầu tư công, Sơn La tập trung triển khai một số giải pháp trọng tâm.

Cụ thể, tăng cường quản lý đầu tư công, chú trọng nâng cao hiệu quả công tác chuẩn bị đầu tư; tăng cường công tác rà soát để bảo đảm các chương trình, dự án bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm được triển khai theo quy định của Luật Đầu tư công; quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguồn vốn dự phòng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Bên cạnh đó, tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp, ngành, địa phương trong triển khai thực hiện. Chú trọng công tác theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch đầu tư công và thực hiện các chương trình, dự án đầu tư cụ thể. Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công định kỳ hoặc đột xuất theo chế độ báo cáo quy định; trong đó, phải đánh giá kết quả thực hiện, những tồn tại, hạn chế và đề xuất kiến nghị các cấp có thẩm quyền giải quyết những khó khăn, vướng mắc. Theo dõi, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân dự án…

Ngoài ra, tiếp tục thực hiện tốt, có hiệu quả quá trình tái cơ cấu đầu tư công. Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư của nền kinh tế theo cơ chế thị trường. Trong đó, đối với vốn đầu tư công cần tập trung đầu tư cho các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án quan trọng quốc gia, các chương trình mục tiêu và dự án trọng điểm, có ý nghĩa lớn, lan tỏa đến phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và liên vùng, liên địa phương. Đồng thời, tạo đột phá thu hút vốn đầu tư theo hình thức đối tác công-tư (PPP); đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hóa đối với các dịch vụ công cộng…

Tiếp tục đổi mới đầu tư công phải hướng tới mục tiêu thúc đẩy mạnh mẽ cải cách hành chính Nhà nước, bảo đảm cho bộ máy hành chính hoạt động thông suốt, chuyên nghiệp và hiệu quả. Đầu tư công không chỉ có tác dụng cung cấp nguồn lực cho bộ máy công quyền hoạt động, quan trọng là phải thông qua đó tác động mạnh mẽ đến việc điều chỉnh tổ chức và tính hiệu quả của hoạt động bộ máy. Vì vậy, cần gắn việc đổi mới đầu tư công với xây dựng bộ máy trong sạch, vững mạnh, đồng thời phải coi đây là một trong những mục tiêu cần chú trọng thực hiện.

Ngoài ra, nâng cao năng lực và hiệu lực hoạt động của các cơ quan có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát kết quả quản lý và sử dụng đầu tư công. Quy định rõ ràng trách nhiệm vật chất của những người đứng đầu cơ quan chính quyền Nhà nước mỗi cấp trước kết quả quản lý đầu tư công của cấp đó. Đổi mới công tác thanh tra, giám sát tài chính trong toàn bộ quá trình quản lý tài chính công. Nâng cao hiệu quả nguồn đầu tư công với sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Kim Xuyến - Nguyễn Phương
Bài viết cùng chủ đề: đầu tư công

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Tiềm năng và thách thức trong thu hút khách du lịch Halal

Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Lai Châu: Kinh tế duy trì đà tăng trưởng, nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch

Tỉnh cuối Đồng bằng sông Hồng, sắp khởi công siêu dự án điện khí LNG 2 tỷ USD

Nông dân Quảng Ninh làm giàu từ sản phẩm OCOP

Kết nối, xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Ninh Thuận tại TP. Hồ Chí Minh

TP. Hồ Chí Minh: 4 ngành công nghiệp trọng điểm được hỗ trợ 100% lãi suất vay

Sóc Trăng: Quyết tâm biến cảng Trần Đề thành trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Đa dạng hình thức kinh doanh ‘thời vụ’ trong tuần lễ hoa dã quỳ ở Gia Lai

Bến Tre: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng gần 12% so cùng kỳ

Bắc Giang: Sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 28,1% so với cùng kỳ

Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới