Thống nhất trình Quốc hội xem xét chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam tại Kỳ họp thứ 8.
Đề xuất cơ chế đặc thù dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam Sẽ quyết định chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế

Tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu

Chiều tối 6/11, tại Nhà Quốc hội, ngay sau phiên họp buổi chiều của Kỳ họp thứ 8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp cho ý kiến về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.

Thống nhất trình Quốc hội xem xét chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp

Trình bày Tờ trình về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết, trong thời gian qua, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đã có nhiều ý kiến kết luận về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Trong đó, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 10, khóa XIII đã thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến, tốc độ 350 km/h và giao các cơ quan liên quan hoàn thiện hồ sơ để trình Quốc hội khóa XV tại Kỳ họp thứ 8 xem xét, quyết định thông qua chủ trương, một số cơ chế, chính sách đặc thù để huy động nguồn lực, thủ tục đầu tư dự án.

Về bối cảnh của dự án, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cho biết, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đã đánh giá bối cảnh trong nước, quốc tế và tình hình phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt, đồng thời đã nêu rõ lý do tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam chưa được Quốc hội thông qua vào năm 2010.

Nguyên do còn có ý kiến băn khoăn về tốc độ, phương án khai thác, nguồn lực đầu tư trong bối cảnh quy mô nền kinh tế tại thời điểm năm 2010 thấp (GDP là 147 tỷ USD, tại thời điểm đó, tổng mức đầu tư dự án khoảng 55,8 tỷ USD, tương đương 38% GDP), nợ công ở mức cao (56,6% GDP).

Với nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao, quy mô nền kinh tế năm 2023 đạt 430 tỷ USD, gấp gần 3 lần so với năm 2010; nợ công ở mức thấp khoảng 37% GDP; dự kiến thời điểm triển khai xây dựng vào năm 2027, quy mô nền kinh tế ước đạt 564 tỷ USD nên nguồn lực để đầu tư không còn là trở ngại lớn.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nêu rõ, mục tiêu của Dự án là xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Tuyến đường sắt tốc độ cao bắt đầu tại thành phố Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và kết thúc tại thành phố Hồ Chí Minh (ga Thủ Thiêm), đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố; chiều dài tuyến khoảng 1.541 km.

Về quy mô đầu tư, xây dựng mới tuyến đường sắt đôi, khổ 1.435 mm, điện khí hóa, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết.

Đường sắt chạy trên ray, đoàn tàu khách sử dụng công nghệ đoàn tàu động lực phân tán, tàu hàng sử dụng động lực tập trung; thông tin tín hiệu tương đương hệ thống đang sử dụng tại các quốc gia vận hành khai thác đường sắt tốc độ cao trên thế giới. Đề xuất lựa chọn áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật bảo đảm tàu tốc độ thiết kế 350 km/h.

Sơ bộ tổng nhu cầu sử dụng đất của Dự án khoảng 10.827 ha, số dân tái định cư khoảng 120.836 người. Cơ quan trình đề xuất hình thức đầu tư dự án là đầu tư công, việc phân chia dự án thành phần được thực hiện khi phê duyệt dự án đầu tư. Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án khoảng 1.713.548 tỷ đồng (khoảng 67,34 tỷ USD).

Nghiên cứu, xem xét thận trọng nguồn vốn cho dự án

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, về sự đáp ứng tiêu chí dự án quan trọng quốc gia và hồ sơ dự án, dự án phù hợp các tiêu chí dự án quan trọng quốc gia và cơ bản đáp ứng yêu cầu về hồ sơ dự án theo quy định của Luật Đầu tư công. Có ý kiến đề nghị bổ sung hồ sơ đề xuất chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

Về sự cần thiết của dự án, Thường trực Ủy ban Kinh tế thống nhất sự cần thiết đầu tư dự án với những cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và lý do đã được nêu tại Tờ trình số 685/TTr-CP.

Về phạm vi, quy mô đầu tư và phương án thiết kế sơ bộ, có ý kiến đề nghị bổ sung, thuyết minh các phương án so sánh để làm rõ cơ sở lựa chọn hướng tuyến của Dự án theo đề xuất của Chính phủ, đồng thời làm rõ hướng tuyến theo nguyên tắc “thẳng nhất có thể”, nhất là đoạn đi qua tỉnh Nam Định, để bảo đảm hiệu quả cho Dự án.

Bên cạnh đó, các ga hành khách tại một số địa phương được bố trí cơ bản không nằm trong các vị trí trung tâm đô thị, trong khi đó để bảo đảm tối đa hiệu quả cho Dự án, các vị trí ga phải được bố trí thuận lợi thu hút được nhiều hành khách nhất, do đó đề nghị làm rõ việc lựa chọn các vị trí ga của Dự án.

Đồng thời, đề nghị làm rõ hơn phương án kết nối tuyến đường sắt tốc độ cao với mạng lưới đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị và hệ thống giao thông khác; kết nối liên thông với mạng lưới đường sắt trong khu vực và quốc tế.

Về hiệu quả kinh tế - xã hội, tài chính của dự án, có ý kiến đề nghị làm rõ các cơ sở tính toán về dự báo nhu cầu vận tải của dự án, khi thực tế thời gian qua việc dự báo nhu cầu vận tải của nhiều dự án giao thông BOT có sự chênh lệch lớn so với thực tế, dẫn đến thiếu hiệu quả về phương án tài chính phải điều chỉnh hợp đồng dự án.

Theo Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định Nhà nước cho rằng, dự báo doanh thu và tăng trưởng doanh thu đang là cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, đề nghị rà soát kỹ lưỡng để đánh giá đúng thực tế hiệu quả tài chính của Dự án và khả năng ngân sách nhà nước phải bù lỗ trong tương lai cho hoạt động kinh doanh vận tải.

Việc dự án đưa vào khai thác với lợi thế về thời gian, giá vé và các ưu thế khác mà phương thức vận tải này mang lại sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của các chặng bay quãng ngắn, do đó sẽ ảnh hưởng đến việc đầu tư phát triển của các cảng hàng không trong tương lai. Vì vậy, đề nghị bổ sung làm rõ.

Ngoài ra, theo Tờ trình, tuyến đường sắt hiện hữu sẽ được tiếp tục cải tạo, nâng cấp để vận chuyển hàng hóa, khách du lịch chặng ngắn và được triển khai theo dự án riêng, tuy nhiên không rõ hiệu quả, thời điểm, thời gian nâng cấp tuyến đường sắt hiện hữu.

Do đó, đề nghị cân nhắc đánh giá tổng thể chung việc đầu tư hoàn thiện cả 2 hệ thống đường sắt để có cơ sở quyết định đầu tư phù hợp.

Về nguồn vốn cho dự án, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, so với tổng mức vốn đầu tư trung hạn nguồn NSTW, sơ bộ tổng mức đầu tư dự án vượt quá (bằng 114%) tổng vốn đầu tư công trung hạn NSTW giai đoạn 2021 - 2025 (tối đa là 1.500.000 tỷ đồng, đã bao gồm cả số dự phòng) và tương đương 59,7% tổng mức vốn đầu tư công trung hạn nguồn NSNN giai đoạn 2021 - 2025.

Trong khi giai đoạn 2026 - 2030, nguồn lực đầu tư công cần ưu tiên tiếp tục đầu tư các dự án, chương trình quan trọng. Với nhu cầu vốn thực hiện dự án rất lớn như trên, để đảm bảo nguồn vốn cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để huy động nguồn lực, tăng thu NSNN, cắt giảm chi thường xuyên (kể cả các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh) và có thể phải chấp nhận bội chi NSNN tăng lên trong một số năm (điều này dẫn đến rủi ro về nhu cầu vay, khả năng huy động và nghĩa vụ trả nợ trong tương lai). Vì vậy, cần nghiên cứu, xem xét thận trọng.

Tại cuộc họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, đây là dự án có quy mô chưa từng có ở nước ta, chưa có tiền lệ thực hiện, đã được cơ quan có thẩm quyền cho ý kiến. Đây cũng là dự án tác động đến nhiều mặt kinh tế - xã hội, tài chính ngân sách, nợ công trong điều kiện Việt Nam chưa có công nghệ, chưa có nguồn nhân lực, chưa chủ động được về nguồn vốn.

So với thực trạng ngân sách như hiện nay, vốn đầu tư dự án chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay, do đó, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến thẩm tra để hoàn thiện hồ sơ dự án.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: đầu tư công

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Kỳ tích đường dây 500 kV mạch 3: Bộ Công Thương nêu 5 kinh nghiệm trong chỉ đạo điều hành

Kỳ tích đường dây 500 kV mạch 3: Bộ Công Thương nêu 5 kinh nghiệm trong chỉ đạo điều hành

Theo phương châm "Chỉ bàn làm, không bàn lùi’ "của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã chỉ đạo kịp thời, gỡ vướng trong thi công đường dây 500 kV mạch 3.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết đường dây 500kV mạch 3

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết đường dây 500kV mạch 3

Sáng ngày 8/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự và có bài phát biểu tại Hội nghị tổng kết đường dây 500kV mạch 3.
Thủ tướng: Ngoại giao phải bám sát đường lối của Đảng và khẳng định bản sắc văn hóa Việt Nam

Thủ tướng: Ngoại giao phải bám sát đường lối của Đảng và khẳng định bản sắc văn hóa Việt Nam

Chiều tối 7/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt các đại sứ, trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trước khi đi nhận nhiệm vụ.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương: Phấn đấu tăng trưởng năm 2025 đạt trên 8%

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương: Phấn đấu tăng trưởng năm 2025 đạt trên 8%

Tại Họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 11 chiều 7/12, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú: Tăng trưởng tín dụng đã đạt 12,5%

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú: Tăng trưởng tín dụng đã đạt 12,5%

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11 diễn ra chiều 7/12, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú thông tin hiện tăng trưởng tín dụng đã đạt 12,5%.

Tin cùng chuyên mục

Hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ: Cuộc cách mạng trong chuyển đổi số

Hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ: Cuộc cách mạng trong chuyển đổi số

Việc Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ hợp nhất là một bước hiện thực hóa cuộc cách mạng chuyển đổi số cũng như tinh gọn tổ chức bộ máy.
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11: Xuất khẩu tiếp tục tăng cao, xuất siêu lớn

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11: Xuất khẩu tiếp tục tăng cao, xuất siêu lớn

Chiều ngày 7/12, Văn phòng Chính phủ tổ chức Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 thông tin về tình hình kinh tế, xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2024.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngay trong tuần tới, dành thời gian ưu tiên cho việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngay trong tuần tới, dành thời gian ưu tiên cho việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu dành thời gian ưu tiên cho việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy; tiếp tục thực hiện nhất quán mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Tăng trưởng cả nước năm 2024 có thể đạt và vượt 7%

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Tăng trưởng cả nước năm 2024 có thể đạt và vượt 7%

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nền kinh tế tiếp tục khẳng định sự phục hồi rõ nét, dự báo tăng trưởng cả nước năm 2024 có thể đạt và vượt 7%.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá cao những đóng góp của cộng đồng người Việt tại Nhật Bản cho sự phát triển của hai đất nước.
Venezuela sẵn sàng nâng cấp mối quan hệ hợp tác với Việt Nam

Venezuela sẵn sàng nâng cấp mối quan hệ hợp tác với Việt Nam

Ngày 7/12, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Phó Chủ tịch phụ trách đối ngoại Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Venezuela Rander Pena.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các nhà khoa học tiếp tục hỗ trợ, đồng hành cùng Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các nhà khoa học tiếp tục hỗ trợ, đồng hành cùng Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các nhà khoa học, chuyên gia quốc tế tiếp tục hỗ trợ, đồng hành với Việt Nam, góp ý đường hướng phát triển khoa học công nghệ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024

Sáng 7/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 với chương trình làm việc về nhiều nội dung quan trọng.
Phó Thủ tướng: Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước cần có phương án sắp xếp đảm bảo hiệu quả, phù hợp

Phó Thủ tướng: Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước cần có phương án sắp xếp đảm bảo hiệu quả, phù hợp

Theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cần phối hợp các bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty có phương án sắp xếp hiệu quả.
Trình Quốc hội Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Kỳ họp thứ 9

Trình Quốc hội Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Kỳ họp thứ 9

Chính phủ đề nghị Bộ Công Thương tập trung nguồn lực khẩn trương xây dựng dự án Luật để sớm hoàn thành và trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp 9 (tháng 6/2025).
Thủ tướng: Giải thưởng VinFuture tiếp tục tạo động lực, truyền cảm hứng cho các nhà khoa học

Thủ tướng: Giải thưởng VinFuture tiếp tục tạo động lực, truyền cảm hứng cho các nhà khoa học

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, Giải thưởng VinFuture tiếp tục tạo động lực, truyền cảm hứng cho các nhà khoa học, doanh nhân.
Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ đoàn kết đặc biệt với Lào

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ đoàn kết đặc biệt với Lào

Chiều 6/12, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp đồng chí Bounthong Chitmany, Thường trực Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước Lào.
Thủ tướng Chính phủ: Phải thực hiện bằng được mục tiêu hoàn thành ít nhất 3.000 km cao tốc

Thủ tướng Chính phủ: Phải thực hiện bằng được mục tiêu hoàn thành ít nhất 3.000 km cao tốc

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải thực hiện bằng được mục tiêu hoàn thành ít nhất 3.000 km cao tốc, thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Thống đốc tỉnh Nagasaki, Nhật Bản

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Thống đốc tỉnh Nagasaki, Nhật Bản

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, chiều tối ngày 6/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Thống đốc tỉnh Nagasaki Oishi Kengo.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Giải thưởng VinFuture minh chứng khát vọng vươn ra toàn cầu

Tổng Bí thư Tô Lâm: Giải thưởng VinFuture minh chứng khát vọng vươn ra toàn cầu

Chiều 6/12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp các nhà khoa học, chuyên gia quốc tế đang ở thăm Việt Nam và dự Lễ trao Giải thưởng VinFuture năm 2024.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Tập đoàn NVIDIA Jensen Huang

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Tập đoàn NVIDIA Jensen Huang

Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ mong muốn Tập đoàn NVIDIA tiếp tục đồng hành với Việt Nam để phát triển hệ sinh thái AI, đẩy mạnh tính tự lực tự cường công nghệ...
Phương án sắp xếp, kiện toàn bộ máy, tổ chức của hai viện hàn lâm phải thực sự đổi mới

Phương án sắp xếp, kiện toàn bộ máy, tổ chức của hai viện hàn lâm phải thực sự đổi mới

Chiều ngày 6/12, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn làm việc về sắp xếp tổ chức, bộ máy hai viện hàn lâm khoa học.
Phương án xử lý 19 tập đoàn, tổng công ty khi Uỷ ban quản lý vốn kết thúc hoạt động

Phương án xử lý 19 tập đoàn, tổng công ty khi Uỷ ban quản lý vốn kết thúc hoạt động

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nhận định, cần tính toán phương án phù hợp của 19 tập đoàn, tổng công ty khi kết thúc hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước.
Kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ

Kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình vừa ký ban hành Văn bản số 141/KH-BCĐTKNQ18 ngày 6/12/2024 kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ.
Chủ tịch nước Lương Cường: Phụ nữ Việt Nam góp phần tạo nên bản hùng ca bất diệt của đất nước

Chủ tịch nước Lương Cường: Phụ nữ Việt Nam góp phần tạo nên bản hùng ca bất diệt của đất nước

Chiều 6/12, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã có cuộc gặp mặt thân mật với đoàn đại biểu phụ nữ cao tuổi tiêu biểu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động