Sóc Trăng: Quyết tâm biến cảng Trần Đề thành trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tỉnh Sóc Trăng đang tích cực thực hiện các công việc cần thiết để biến cảng nước sâu Trần Đề thành trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Sóc Trăng: Cụm Công nghiệp Xây Đá B sẵn sàng đón nhà đầu tư Sóc Trăng: Tăng cường công tác kiểm tra liên ngành trước thềm Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

UBND tỉnh Sóc Trăng vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc trình Chính phủ xem xét hỗ trợ vốn đầu tư cảng Trần Đề, với số vốn ngân sách cho giai đoạn khởi động hơn 19.400 tỷ đồng.

Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng, định hướng phát triển và nguồn vốn thực hiện dự án cảng biển Trần Đề, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Lâu - Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng.

Thưa ông, dự án cảng Trần Đề dự kiến cần tổng vốn đầu tư bao nhiêu? Được biết, UBND tỉnh Sóc Trăng vừa kiến nghị Trung ương hỗ trợ hơn 19.400 tỷ đồng cho dự án cảng biển Trần Đề. Xin ông chia sẻ về lý do đưa ra kiến nghị này?

Tổng vốn đầu tư cho giai đoạn khởi động của dự án ước tính khoảng 44.695 tỷ đồng. Tỉnh Sóc Trăng đã đề nghị Chính phủ hỗ trợ hơn 19.400 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương để thực hiện các hạng mục quan trọng như xây dựng đường sau cảng kết nối với bến cảng ngoài khơi Trần Đề; xây dựng cầu vượt biển; xây dựng đê kè chắn sóng, luồng tàu và vũng quay. Phần còn lại, khoảng 25.290 tỷ đồng (chiếm 57%), cần huy động từ các doanh nghiệp và nguồn vốn xã hội hóa để đầu tư xây dựng hạ tầng logistics, khu dịch vụ hậu cần cảng và cơ sở hạ tầng khu bến cảng.

Tuy nhiên, đây là dự án lớn, khả năng thu hồi vốn chậm nên ngoài nguồn vốn xã hội hóa, tỉnh Sóc Trăng cần Trung ương hỗ trợ để đảm bảo xây dựng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật và giao thông công cộng. Cảng Trần Đề sẽ giúp Sóc Trăng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long thu hút đầu tư mạnh mẽ như các khu bến cảng lớn khác của cả nước.

Ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng. Ảnh Báo Người lao động
Ông Trần Văn Lâu - Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Báo NLĐ

Ông có thể chia sẻ về mục tiêu chính của dự án cảng nước sâu Trần Đề?

Dự án xây dựng cảng nước sâu Trần Đề tại Sóc Trăng có mục tiêu chiến lược trong việc phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long thành trung tâm logistics quan trọng, hỗ trợ quá trình xuất nhập khẩu và giảm chi phí vận chuyển hàng hóa. Với khả năng tiếp nhận tàu trọng tải từ 100.000 - 160.000 DWT, cảng Trần Đề sẽ giúp khu vực giảm sự phụ thuộc vào các cảng biển tại TP. Hồ Chí Minh, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông sản, thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long.

Đây cũng là cơ hội thu hút đầu tư mạnh mẽ vào các khu công nghiệp, khu chế xuất và dịch vụ logistics, thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ trong khu vực. Ngoài ra, cảng Trần Đề còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng, góp phần duy trì ổn định khu vực ven biển của Việt Nam. Việc kết nối cảng với các tuyến quốc lộ và cao tốc đang được xây dựng sẽ mở ra hướng phát triển mạnh mẽ cho kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời tạo điều kiện để khu vực này hội nhập sâu rộng hơn vào thị trường quốc tế.

Sóc Trăng: Quyết tâm biến cảng Trần Đề thành trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Phối cảnh cảng biển Trần Đề. Ảnh: Báo SGGP

Có những hạng mục nào sẽ được ưu tiên triển khai trong giai đoạn đầu của dự án, thưa ông?

Giai đoạn đầu của dự án tập trung xây dựng các hạng mục thiết yếu để đảm bảo hoạt động của cảng, bao gồm hệ thống cầu vượt biển, đê chắn sóng, vũng quay tàu và hệ thống đường kết nối từ cảng đến mạng lưới giao thông nội vùng. Những hạng mục này không chỉ đảm bảo an toàn hàng hải mà còn giúp tăng cường khả năng vận tải cho khu vực.

Ngoài ra, tỉnh cũng tập trung xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật cho khu vực hậu cần cảng, bao gồm bến cảng, cầu cảng, khu vực dịch vụ và kho bãi.

Theo ông, lợi thế của cảng Trần Đề là gì trong việc phục vụ nhu cầu xuất nhập khẩu của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long?

Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực sản xuất lúa gạo, trái cây và thủy sản lớn của cả nước, tuy nhiên, chi phí logistics hiện đang ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh của các sản phẩm từ khu vực này. Với hệ thống cảng biển tập trung chủ yếu ở TP. Hồ Chí Minh, hàng hóa từ Đồng bằng sông Cửu Long phải di chuyển qua quãng đường dài, làm tăng đáng kể chi phí và thời gian vận chuyển. Khi cảng Trần Đề đi vào hoạt động, kỳ vọng sẽ giảm thiểu chi phí logistics cho các doanh nghiệp, qua đó, gia tăng lợi nhuận và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa khu vực.

Cảng Trần Đề, với vai trò là cảng cửa ngõ của vùng, có thể tiếp nhận các loại tàu tổng hợp, tàu container với trọng tải lên đến 100.000 DWT và tàu hàng rời 160.000 DWT, hứa hẹn đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế toàn vùng.

Sóc Trăng: Quyết tâm biến cảng Trần Đề thành trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng xem quy hoạch chi tiết cảng biển Trần Đề. Ảnh: Chí Bảo

Để đảm bảo hiệu quả hoạt động của cảng, tỉnh Sóc Trăng có kế hoạch gì trong việc kết nối giao thông, thưa ông?

Cảng Trần Đề sẽ được kết nối với mạng lưới giao thông chính của khu vực thông qua Quốc lộ 1, Quốc lộ 91, Quốc lộ 91B, Quốc lộ 60 và hệ thống đường thủy từ cửa sông Hậu. Đặc biệt, tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng hiện đang được xây dựng sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ TP. Châu Đốc (An Giang) đến cảng Trần Đề chỉ còn từ 90 đến 120 phút. Đây là tuyến đường chiến lược, giúp tăng cường kết nối và thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Đồng bằng sông Cửu Long qua cảng Trần Đề.

Ông đánh giá như thế nào về tiềm năng thu hút đầu tư của dự án cảng Trần Đề?

Với quy hoạch tổng diện tích khoảng 5.400 ha, bao gồm 1.400 ha khu vực bến cảng ngoài khơi và 4.000 ha cho dịch vụ hậu cần và logistics, cảng Trần Đề sẽ có tiềm năng thu hút rất lớn đối với các nhà đầu tư.

Tôi tin rằng, khi cảng Trần Đề đi vào hoạt động, không chỉ giúp Sóc Trăng mà còn cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, từ đó góp phần vào sự phát triển bền vững của khu vực.

Xin cảm ơn ông!

Ngân Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Sóc Trăng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cảng Tân Cảng - Cái Mép Thị Vải lần đầu vượt mốc 1 triệu TEU thông qua cảng

Cảng Tân Cảng - Cái Mép Thị Vải lần đầu vượt mốc 1 triệu TEU thông qua cảng

Cảng Tân Cảng - Cái Mép Thị Vải thuộc Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn đã tổ chức lễ đón TEU thứ 1 triệu thông qua cảng trong năm 2024.
Thành phố Lai Châu đồng hành cùng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh

Thành phố Lai Châu đồng hành cùng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh

Sáng nay (5/12), UBND thành phố Lai Châu tổ chức Hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Lai Châu năm 2024.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn dắt tăng trưởng kinh tế

Bà Rịa – Vũng Tàu: Công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn dắt tăng trưởng kinh tế

Năm 2024, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 36/37 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch đề ra, trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp ước tính tăng gần 13%.
Ngành công thương Hà Nội: chung tay kết nối, lan tỏa hàng Việt

Ngành công thương Hà Nội: chung tay kết nối, lan tỏa hàng Việt

‘Đầu tàu’ trong triển khai Cuộc vận động ‘Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’, ngành công thương Hà Nội góp sức, chung tay, kết nối, lan tỏa hàng Việt.
Thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng

Thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng

Ngày 4/12/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1511/QĐ-TTg, về việc thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng, thành phố Hải Phòng.

Tin cùng chuyên mục

Tây Ninh: Thương mại, dịch vụ và du lịch tăng trưởng mạnh trong tháng 11

Tây Ninh: Thương mại, dịch vụ và du lịch tăng trưởng mạnh trong tháng 11

Cục Thống kê tỉnh Tây Ninh cho biết, trong tháng 11/2024, các ngành thương mại, dịch vụ và du lịch trên địa bàn toàn tỉnh tăng trưởng mạnh.
Quảng Ninh phát triển công nghiệp văn hóa, khẳng định thương hiệu địa phương

Quảng Ninh phát triển công nghiệp văn hóa, khẳng định thương hiệu địa phương

Quảng Ninh phát triển công nghiệp văn hóa, kết nối di sản và sáng tạo, xây dựng thương hiệu địa phương, thúc đẩy du lịch, kinh tế bền vững.
Quảng Ninh đẩy mạnh giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp vật liệu xây dựng

Quảng Ninh đẩy mạnh giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp vật liệu xây dựng

Quảng Ninh tháo gỡ khó khăn về nguyên liệu sản xuất và vật liệu san lấp, đồng hành phát triển cùng doanh nghiệp địa phương.
Bình Phước: Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng tăng 17,5% so với cùng kỳ

Bình Phước: Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng tăng 17,5% so với cùng kỳ

Trong 11 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp tỉnh Bình Phước tăng 17,5% so với với cùng kỳ, trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng trưởng ấn tượng.
Vân Đồn (Quảng Ninh): Sản phẩm OCOP vươn mình nhờ phát huy thế mạnh địa phương

Vân Đồn (Quảng Ninh): Sản phẩm OCOP vươn mình nhờ phát huy thế mạnh địa phương

Vân Đồn với lợi thế về tài nguyên thiên nhiên phong phú từng bước khẳng định vị thế là địa phương đi đầu trong phát triển chương trình OCOP của Quảng Ninh.
Tìm đầu ra cho sản phẩm của các hợp tác xã ở Sơn La

Tìm đầu ra cho sản phẩm của các hợp tác xã ở Sơn La

Dự án “Hợp tác xã liên kết với hộ nông dân để phát triển kinh tế và thoát nghèo bền vững” tại tỉnh Sơn La đã và đang giúp mở rộng đầu ra cho sản phẩm của HTX.
Bình Thuận: Công nghiệp, thương mại, dịch vụ tăng trưởng tích cực trong tháng 11

Bình Thuận: Công nghiệp, thương mại, dịch vụ tăng trưởng tích cực trong tháng 11

Theo Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận, tình hình hoạt động công nghiệp, thương mại, dịch vụ của tỉnh trong tháng 11/2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực.
Hà Nội: phát triển đồng bộ hạ tầng thương mại, kích cầu tiêu dùng

Hà Nội: phát triển đồng bộ hạ tầng thương mại, kích cầu tiêu dùng

Ngành công thương Hà Nội triển khai nhiều giải pháp để hướng đến phát triển đồng bộ hạ tầng thương mại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.
Sơn La: Nâng cao hiệu quả chế biến nông sản

Sơn La: Nâng cao hiệu quả chế biến nông sản

Nhờ thu hút đầu tư vào chế biến nông sản, dự kiến giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông sản Sơn La năm nay đạt 5.360 tỷ đồng, tăng hơn 8% so với năm 2023.
Đông Triều (Quảng Ninh) thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển công nghiệp

Đông Triều (Quảng Ninh) thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển công nghiệp

Những nỗ lực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thu hút đầu tư đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận cho thành phố Đông Triều.
Hà Giang: Nghiệm thu 2 đề án khuyến công địa phương tại Xín Mần và Bắc Quang

Hà Giang: Nghiệm thu 2 đề án khuyến công địa phương tại Xín Mần và Bắc Quang

Sở Công Thương Hà Giang tổ chức đoàn kiểm tra nghiệm thu kết quả thực hiện đề án khuyến công tại Xín Mần và Bắc Quang.
Cà phê Bích Thao Sơn La tiếp tục đạt OCOP 5 sao

Cà phê Bích Thao Sơn La tiếp tục đạt OCOP 5 sao

Trong số 3 sản phẩm công nhận lại sản phẩm OCOP cấp quốc gia năm 2024, tỉnh Sơn La có sản phẩm cà phê bột nguyên chất của HTX Cà phê Bích Thao.
Quảng Ninh thu hút đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp, khu kinh tế

Quảng Ninh thu hút đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp, khu kinh tế

Với những thành tựu đạt được, Quảng Ninh ngày càng khẳng định vị thế là một điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư, đặc biệt là tại các khu kinh tế, khu công nghiệp.
Quảng Ninh: Nông sản lên sàn thương mại điện tử, bắt kịp xu hướng tiêu dùng hiện đại

Quảng Ninh: Nông sản lên sàn thương mại điện tử, bắt kịp xu hướng tiêu dùng hiện đại

Việc đưa các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử là một trong những giải pháp giúp mở rộng thị trường, nâng cao giá trị nông sản của tỉnh Quảng Ninh.
Quảng Ninh thu hút lượng lớn du khách quốc tế bằng đường biển

Quảng Ninh thu hút lượng lớn du khách quốc tế bằng đường biển

Theo Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đang chứng kiến một sự tăng trưởng vượt bậc của lượng khách du lịch quốc tế đến bằng đường biển.
Quảng Ninh phát triển thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Quảng Ninh phát triển thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Quảng Ninh có nhiều lợi thế quan trọng để phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững, để nâng cao hiệu quả của kinh tế biển.
Sơn La: đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại nông sản

Sơn La: đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại nông sản

Năm 2024, Sở Công Thương Sơn La đã đẩy mạnh xúc tiến thương mại trực tiếp và trực tuyến, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản tại thị trường trong nước và xuất khẩu.
Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Những năm vừa qua, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp để đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Quảng Ninh chú trọng phát triển khu công nghiệp, thu hút đầu tư

Quảng Ninh chú trọng phát triển khu công nghiệp, thu hút đầu tư

Tỉnh Quảng Ninh đang đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Quảng Ninh: Mỗi sản phẩm OCOP là một

Quảng Ninh: Mỗi sản phẩm OCOP là một 'đại sứ du lịch'

Kết nối sản phẩm OCOP với du lịch tại tỉnh Quảng Ninh góp phần tạo đầu ra bền vững cho sản phẩm, giúp du khách có thêm nhiều trải nghiệm
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động