Doanh nghiệp điện tử tìm chỗ đứng trong chuỗi cung ứng toàn cầu Lối đi nào để doanh nghiệp Việt vào chuỗi cung ứng toàn cầu? |
Sáng 6/11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, trong chương trình công tác tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Masatsugu Asakawa - Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Chủ tịch ADB đánh giá cao vai trò quan trọng của Việt Nam trong hợp tác tiểu vùng Mekong với vai trò là một trong những quốc gia sáng lập cơ chế Hợp tác kinh tế tiểu vùng Mekong mở rộng với sự hỗ trợ của ADB - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Thủ tướng cảm ơn ADB về chặng đường hợp tác, phát triển 30 năm qua với Việt Nam, đã dành nguồn vốn 2 tỷ USD cho các dự án tại Việt Nam thời gian qua; Chính phủ Việt Nam luôn coi ADB là một trong những đối tác phát triển quan trọng, thân thiết, tin cậy, có nhiều đóng góp hỗ trợ thiết thực vào quá trình phát triển của Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam đã chỉ đạo các bộ, ngành tích cực rà soát, đánh giá các chính sách, quy trình, thủ tục về ODA, đầu tư công để điều chỉnh, hoàn thiện theo hướng đơn giản hóa thủ tục, tăng cường phân cấp, phân quyền…; đồng thời rà soát, giải quyết những vướng mắc liên quan thủ tục miễn thuế.
Nhân dịp này, Thủ tướng đề nghị trong giai đoạn phát triển mới, ADB tiếp tục hợp tác chặt chẽ, hiệu quả hơn với Việt Nam; hỗ trợ nguồn vốn với quy mô lớn hơn, lãi suất ưu đãi, thủ tục nhanh chóng, tập trung cho một số dự án như trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, internet vạn vật, các trung tâm năng lượng, điện mặt trời, điện gió ngoài khơi, hệ thống truyền tải điện…; đồng thời mở rộng quy mô hoạt động của ADB tại Việt Nam trong lĩnh vực tư nhân, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, hỗ trợ vốn cho khu vực tư nhân.
Về phần mình, Chủ tịch ADB cho biết, đã thu xếp khoản vay 2 triệu USD cho Việt Nam khắc phục hậu quả bão và mong giải ngân nhanh. Ngài Chủ tịch đánh giá cao vai trò quan trọng của Việt Nam trong hợp tác tiểu vùng Mekong với vai trò là một trong những quốc gia sáng lập cơ chế Hợp tác kinh tế tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) với sự hỗ trợ của ADB. Với vai trò điều phối thông qua Ban thư ký GMS, ADB mong Việt Nam tiếp tục tham gia tích cực trong khuôn khổ GMS.
Đáng chú ý, với vai trò "ngân hàng khí hậu của châu Á", ADB sẽ tiếp tục hỗ trợ, cung cấp nguồn vốn cho Việt Nam để thực hiện các mục tiêu phát triển, nhất là chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát triển hạ tầng, thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050; cũng như hỗ trợ khu vực tư nhân của Việt Nam, phát triển các lĩnh vực mới nổi như chíp bán dẫn, công nghiệp phụ trợ, thu hút thêm nhiều nguồn vốn, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.