Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 10/2024 của tỉnh Bình Phước ước tính tăng hơn 7% so tháng trước và tăng hơn 20% so với tháng cùng kỳ năm trước.
Bình Phước: Sản xuất công nghiệp tăng trưởng mạnh trong 9 tháng đầu năm Đóng điện nhánh rẽ đường dây 220kV dự án Trạm biến áp 500kV Chơn Thành - Bình Phước Nhân sự 17/10: Bộ Công an điều động Phó Cục trưởng; Nghệ An, Bình Phước trao quyết định công tác cán bộ

Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% so cùng với cùng kỳ

Cục Thống kê tỉnh Bình Phước vừa có báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2024. Theo đó, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 10/2024 ước tính tăng hơn 7% so tháng trước và tăng trên 20% so với tháng cùng kỳ năm trước.

Trong đó, ngành công nghiệp khai khoáng tăng hơn 4% so với tháng trước, tăng 10,05% so với cùng kỳ năm trước. Tương ứng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã có những bước chuyển khá tích cực khi tăng lần lượt trên 7%, tăng hơn 20%. Tình hình sản xuất kinh doanh dần đi vào ổn định đã tạo đà cho nhóm ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng lần lượt gần 7%, tăng gần 15%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng gần 3%, tăng hơn 11%.

Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 10 tháng năm 2024 của tỉnh Bình Phước so với cùng kỳ năm trước. Ảnh: Cục Thống kê tỉnh Bình Phước

Tính chung 10 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng hơn 17% so với cùng kỳ năm 2023. Đây là mức tăng khá ấn tượng thể hiện sự nỗ lực, vượt khó của cộng đồng doanh nghiệp, quyết sách đúng đắn của Chính phủ, Chính quyền tỉnh nhà. Trong 4 nhóm ngành chính đều đạt được mức tăng trưởng dương so với cùng kỳ, khai khoáng (hơn 12%); chế biến, chế tạo (hơn 17%); sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí (hơn 10%); cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải (gần +7,5%).

Một số ngành chế biến chế tạo có chỉ số IIP tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước gồm: Sản xuất xe có động cơ (gần 100%); sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) (tăng hơn 27%); in, sao chép bản ghi các loại (hơn 26%); sản xuất chế biến thực phẩm (hơn 22%); sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu (gần 16%)… Ở chiều ngược lại, một số ngành vẫn còn gặp khó khăn như ngành: Công nghiệp chế biến, chế tạo khác; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy.

Lũy kế 10 tháng năm 2024, nhiều sản phẩm công nghiệp có khối lượng tăng vượt trội so với cùng kỳ như: Gỗ xẻ đã được xử lý, bảo quản (trừ tà vẹt) (hơn 1,6 lần); dịch vụ sản xuất bao bì bằng kim loại (hơn 45%); dịch vụ sản xuất giày, dép (gần 13%); thịt gà đông lạnh (gần 6%)... Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm công nghiệp có sản lượng giảm so với cùng kỳ năm 2023 như: Vải dệt nổi vòng, vải sonin từ sợi nhân tạo; dịch vụ hoàn thiện đồ nội thất mới bằng gỗ và bằng các vật liệu tương tự; dao bì và túi bằng giấy nhăn và bìa nhăn.

Chỉ số sử dụng lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp trong tháng 10 tăng gần 3% so với tháng trước và tăng gần 10% so cùng kỳ. Trong đó, lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước ổn định, lao động doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng nhẹ, lao động doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng tích cực. Tính chung 10 tháng năm 2024, chỉ số sử dụng lao động nhẹ so với cùng kỳ. Tiêng ngành khai khoáng có chỉ số sử dụng lao động tăng khá cao.

Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ
Sản xuất xe có động cơ tăng gần đôi so với cùng kỳ năm 2023. Ảnh minh họa

Xuất nhập khẩu tăng nhẹ

Cũng theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Bình Phước, kim ngạch xuất khẩu trong tháng 10/2024 của tỉnh ước đạt trên 545 triệu USD, tăng gần 6,5% so với tháng trước và tăng hơn 35% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất khẩu ước 10 tháng đầu năm 2024 đạt trên 4,2 tỷ USD, tăng hơn 26% so với cùng kỳ, đạt gần 93% so với kế hoạch năm 2024.

Kim ngạch nhập khẩu trong tháng 10/2024 của tỉnh ước đạt trên 354 triệu USD, tăng hơn 9% so với tháng trước và tăng gần 34% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch nhập khẩu ước 10 tháng đầu năm đạt trên trên 2,6 tỷ USD, tăng hơn 17% so với cùng kỳ, đạt gần 94% so với kế hoạch năm 2024.

Đầu tư và hoạt động doanh nghiệp ổn định

Theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Bình Phước, dự kiến trong tháng 10/2024 vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước đạt trên 490 tỷ đồng. Tính chung 10 tháng năm 2024, khối lượng đầu tư thực hiện từ nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước đạt trên 3.570 tỷ đồng.

Còn về giải ngân vốn đầu tư công, đến ngày 28/10/2024 tỉnh giải ngân được gần 1.700 tỷ đồng, đạt hơn 30% so với chỉ tiêu trung ương giao. Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp, nguyên nhân do thu tiền sử dụng đất gặp nhiều khó khăn, trong khi vốn đầu tư từ tiền sử dụng đất chiếm tỷ trọng lớn trên tổng vốn đầu tư công của tỉnh, do đó ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thi công và giải ngân vốn các dự án từ nguồn vốn này.

Tính trong 10 tháng đầu năm 2024, tỉnh thu hút được 1 dự án trong nước với số vốn thu hút là 245 tỷ đồng (bao gồm cấp mới và điều chỉnh tăng). Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) trong 10 tháng đầu năm là 20 dự án, số vốn thu hút được hơn 195 triệu USD (bao gồm cấp mới và điều chỉnh tăng).

Trong tháng 10, trên địa bàn tỉnh có 108 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký gần 770 tỷ đồng; 30 doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc quay trở lại hoạt động; 14 doanh nghiệp đăng ký giải thể; 38 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động.

Tính chung 10 tháng đầu năm 2024, có gần 970 doanh nghiệp đăng ký thành lập với số vốn đăng ký là trên 13.000 tỷ đồng; 315 doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc quay trở lại hoạt động; 107 doanh nghiệp đăng ký giải thể; 716 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động.

Diệu Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sản xuất công nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Quảng Ninh, tận dụng lợi thế về vị trí, cảng biển và hạ tầng hiện đại, đang phát triển mạnh mẽ trở thành trung tâm logistics quan trọng của khu vực.
Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sau hơn ba năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế xã hội.
Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn đã, đang và sẽ phát huy vai trò là những “cánh chim đầu đàn” trong cộng đồng dân tộc.
Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ Chương trình 1719, diện mạo đô thị, nông thôn mới của huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) giờ đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện.
25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La vừa tổ chức tôn vinh và trao chứng nhận sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024 cho 25 sản phẩm.

Tin cùng chuyên mục

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

Ước tính, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2024 của tỉnh Sơn La tăng 28,3%, qua đó đã phát huy vai trò “đầu tàu” trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Năm 2024, dù đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là hậu quả của bão số 3, thành phố Uông Bí vẫn đạt được những kết quả khả quan trong công tác thu ngân sách.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Việc cho phép Bà Rịa – Vũng Tàu thí điểm cơ chế 'cảng mở' tại Cái Mép – Thị Vải sẽ giúp cụm cảng này có thêm động lực phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Tỉnh Quảng Ninh luôn xác định gắn phát triển kinh tế song hành với bảo vệ môi trường, hướng tới nền kinh tế xanh bền vững.
Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La đã cấp mới 10 mã số vùng trồng, nâng tổng số mã đang duy trì của tỉnh lên 216 mã.
Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả khả quan, khẳng định là một trong những trụ cột chính trong nền kinh tế.
Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La đã đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư tham gia thu mua, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, góp phần từng bước phát triển nông nghiệp xanh và bền vững.
Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Tỉnh Sơn La có 2 gian hàng trưng bày, giới thiệu quảng bá các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, nông sản chế biến chủ lực của tỉnh.
Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Nhờ chuyển đổi số, các doanh nghiệp Quảng Ninh đã nâng cao năng lực cạnh tranh, đạt nhiều thành tựu trong sản xuất, kinh doanh.
Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Từ năm 2020 đến nay, tỉnh Quảng Ninh đã thu hút gần 65.000 tỷ đồng vốn đầu tư ngoài ngân sách cho 10 dự án hạ tầng và dịch vụ cảng biển.
Tỉnh Sơn La sẽ tổ chức gian hàng trưng bày sản phẩm tại Lễ khai trương Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập

Tỉnh Sơn La sẽ tổ chức gian hàng trưng bày sản phẩm tại Lễ khai trương Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập

Tỉnh Sơn La sẽ tổ chức gian hàng trưng bày, quảng bá sản phẩm tại Lễ công bố khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập (huyện Mộc Châu).
Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Kết nối cung - cầu là ''chìa khóa'' để các doanh nghiệp, Hợp tác xã tại Tuyên Quang tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, giảm bớt áp lực đầu ra cho hàng hóa.
Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Chiều 15/11, tại TP. Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Ninh Thuận phối hợp với UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch.
Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Ninh Thuận năm 2024, ITTC Ninh Thuận đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện hiệu quả.
Cảng biển Dung Quất vẫn chưa đáp ứng đúng kì vọng

Cảng biển Dung Quất vẫn chưa đáp ứng đúng kì vọng

Được kì vọng sẽ là nơi giao thương, tập kết hàng hoá của cả khu vực, tuy nhiên đến nay cảng biển Dung Quất (Quảng Ngãi) vẫn chưa thể phát huy được lợi thế.
Thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo lập không gian đô thị xanh, thu hút đầu tư

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo lập không gian đô thị xanh, thu hút đầu tư

Thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương là sự chuyển dịch không gian đô thị khang trang, xanh, sạch, đẹp, thu hút đầu tư... phát triển kinh tế địa phương.
Quảng Ninh: Vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm nỗ lực vượt khó sau bão

Quảng Ninh: Vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm nỗ lực vượt khó sau bão

Bão số 3 đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho ngành nuôi trồng thủy sản Quảng Ninh, ngư dân nơi đây đang nỗ lực khắc phục hậu quả và quay trở lại với biển.
Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân nhờ lợi thế về vị trí địa lý, nguồn lao động chất lượng và chính sách thu hút đầu tư hợp lý.
Quảng Ninh: Tiềm năng và thách thức trong thu hút khách du lịch Halal

Quảng Ninh: Tiềm năng và thách thức trong thu hút khách du lịch Halal

Việc đẩy mạnh xúc tiến du lịch cùng với chủ động chuẩn bị các điều kiện để thu hút dòng khách Halal đang được tỉnh Quảng Ninh quan tâm.
Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Phát triển công nghiệp hỗ trợ là một trong những giải pháp để Hà Nội tăng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phát triển.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động