Thứ sáu 22/11/2024 19:39

Đâu là nguyên nhân khiến nhập siêu của Việt Nam với Malaysia tăng mạnh?

4 tháng năm 2024, giá trị nhập siêu của Việt Nam với Malaysia gần bằng kim ngạch XK, lên tới 1,58 tỷ USD. Nhập siêu từ Malaysia có là vấn đề đáng lưu tâm?

Nhập khẩu xăng các loại tăng 128,4%

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Malaysia trong 4 tháng đầu năm 2024 đạt 4,9 tỷ USD, tăng tới 21,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Malaysia là 1,66 tỷ USD, giảm nhẹ 0,16% so với cùng kỳ, kim ngạch nhập khẩu đạt 3,24 tỷ USD, tăng mạnh tới 36,5% so với cùng kỳ.

4 tháng đầu năm 2024, nhập khẩu xăng các loại của Việt Nam từ Malaysia tăng 128,4% so với cùng kỳ

Xuất khẩu hầu như không thay đổi nhưng nhập khẩu tăng rất mạnh và giá trị tuyệt đối của kim ngạch nhập khẩu gần gấp đôi xuất khẩu đã cho thấy nhập siêu từ Malaysia lại trở thành vấn đề đáng lưu tâm.

Cụ thể, giá trị nhập siêu gần bằng kim ngạch xuất khẩu, lên tới 1,58 tỷ USD, tăng gần 121,7% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ từng mặt hàng thì có thể nhận thấy nguyên nhân cơ bản là Việt Nam tăng nhập khẩu mạnh sản phẩm xăng dầu và khí hóa lỏng từ Malaysia làm cho cán cân thương mại nghiêng mạnh về phía bạn.

Cụ thể, /chu-de/nhap-khau-xang-dau.topic các loại tăng 128,4% lên 936 triệu USD so với cùng kỳ, nhưng mặt hàng này chiếm tỷ trọng lên tới 28,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Các mặt hàng tăng mạnh khác là khí đốt hóa lỏng tăng tới 473,4% so với cùng kỳ lên mức 135,6 triệu USD và chiếm tỷ trọng 4,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu.

Mặt hàng chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhưng tăng mạnh như: Phương tiện vận tải khác và phụ tùng tăng tới 162,5% so với cùng kỳ; mặt hàng cao su tăng tới 196,6%; ngoài các mặt hàng tăng mạnh đáng chú ý là dầu mỡ động thực vật tăng 41,2%; hàng rau quả, quặng và khoáng sản khác; phân bón các loại; sản phẩm từ chất dẻo, cao su,...

Về xuất khẩu, nhiều các mặt hàng tăng trưởng, đặc biệt là các mặt hàng nông sản như gạo tăng tới 59,1% và chiếm tới 2% về tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu, chè tăng tới 45,3%, cà phê tăng tới 110,2% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, các mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn đều có mức tăng trưởng ấn tượng như: Điện thoại các loại và linh kiện tăng tới 29,7% và chiếm tỷ trọng 10,1%, trong khi đó, mặt hàng hóa chất tăng mạnh tới 257,6% và đã chiếm tỷ trọng 4%.

Những khuyến nghị với doanh nghiệp xuất khẩu

Thị trường Malaysia có sức mua khá, nhu cầu đa dạng và gần gũi về văn hóa tiêu dùng với hàng Việt Nam. Bên cạnh đó, có độ mở thị trường lớn và mức độ rào cản tương đối thấp với hàng xuất khẩu của Việt Nam do cùng tham gia nhiều hiệp định tự do hóa thương mại khu vực;.... là những yếu tố thuận lợi cho hàng hóa của Việt Nam vào thị trường này.

Tuy nhiên, việc hàng hóa Việt Nam tham gia thị trường này đang có sự cạnh tranh khốc liệt với nước xuất khấu khác, nhất là Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia… do thị trường Malaysia tương đối mở cho hàng nhập khẩu.

Mặt khác, các mặt hàng thực phẩm yêu cầu có chứng chỉ Halal trong khi việc cấp chứng chỉ này không phải do cơ quan nhà nước Việt Nam quản lý mà do các cơ quan chính quyền một số nước Hồi giáo công nhận. Hiện chỉ có một đơn vị phi chính phủ cấp chứng chỉ Halal tại Việt Nam được JAKIM (thuộc Bộ phụ trách các vấn đề tôn giáo của Malaysia) công nhận. Các doanh nghiệp Việt Nam ngại tiếp cận thị trường do các rào cản về ngoại ngữ, sự khác biệt về văn hóa…

Nhiều doanh nghiệp trường hợp lừa đảo đã xảy ra làm giảm niềm tin trong giao thương. Nhiều doanh nghiệp e ngại thiết lập kênh phân phối cho sản phẩm của mình, gửi hàng mẫu, tham gia hội chợ hoặc gặp gỡ khách hàng tại địa bàn và hạn chế đầu tư vào việc đổi mới sản phẩm cho phù hợp thị hiếu người tiêu dùng sở tại, trong khi người tiêu dùng sở tại đã quen tiếp xúc với hàng hóa của các đối thủ cạnh tranh.

Thương vụ Việt Nam tại Malaysia khuyến nghị các địa phương, hiệp hội cần ăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại để đưa doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của địa phương, thành viên hiệp hội tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trực tiếp tại thị trường Malaysia như tổ chức hội chợ chuyên ngành hoặc tổng hợp các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam tại Malaysia… Phối hợp chặt chẽ với Thương vụ Malaysia trong việc triển khai các hoạt động xúc tiến tại thị trường Malaysia, nhất là việc xác minh đối tác.

Về phía các doanh nghiệp xuất khẩu trước khi thanh toán tiền hàng hay đặt cọc đối với doanh nghiệp mới, chưa gặp mặt thì cần kiểm tra thông tin đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm tên doanh nghiệp và số đăng ký kinh doanh và gửi Thương vụ xác minh.

Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thực phẩm cần lưu tâm đến xuất khẩu các sản phẩm thực phẩm có chứng chỉ Halal sang thị trường Malaysia do tỷ lệ người theo đạo Hồi ở Malaysia lớn và chỉ lựa chọn các sản phẩm được cấp chứng chỉ Halal. Ngoài ra, Malaysia đang tăng cường kiểm soát giá cả sinh hoạt do thiếu hụt nguồn cung một số loại thực phẩm, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cho nhu cầu thiết yếu như trứng, gạo… nên quan tâm kết nối với hệ thống phấn phối để gia tăng xuất khẩu…

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Xuất nhập khẩu

Tin cùng chuyên mục

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt trên 647 tỷ USD

Xuất khẩu phân bón sang Hàn Quốc tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn đạt trên 950 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính

Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

Chuyên gia nêu 4 đề xuất quan trọng thúc đẩy phát triển toàn diện Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Xuất khẩu hàng hóa: Dồn lực trong chặng đường về đích

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm mang về cho Việt Nam 594,8 triệu USD

Xuất khẩu hàng hóa ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so với một số nước