Thứ hai 25/11/2024 10:46

Danh tiếng "ông lớn" Đan Mạch đem 10,5 tỷ USD sang Việt Nam làm điện gió ngoài khơi

Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners (CIP, Đan Mạch) thành lập năm 2012, hiện là nhà đầu tư lĩnh vực năng lượng tái tạo lớn nhất trên thế giới.

Mới đây, Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners (CIP, Đan Mạch) đã tổ chức lễ khánh thành dự án điện gió ngoài khơi Changfang và Xidao, trang trại gió ngoài khơi đầu tiên của CIP trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Được biết, dự án Changfang và Xidao nằm cách bờ biển phía tây Đài Loan (Trung Quốc) 11km, có tổng công suất gần 600MW dự kiến đóng góp thêm khoảng 25% vào tổng công suất điện gió ngoài khơi của Đài Loan (Trung Quốc), góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng cũng như hiện thực hóa mục tiêu đầy tham vọng về giảm phát thải ròng bằng 0 của hòn đảo có tổng diện tích 36.000 km2 này.

Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 10,5 tỷ USD cho trang trại điện gió ngoài khơi La Gàn. (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, tập đoàn còn có kế hoạch đầu tư và phát triển 21 GW điện gió ngoài khơi trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương và đang tiên phong xây dựng các dự án điện gió ngoài khơi ở Việt Nam, Hàn Quốc và Australia.

Tại Việt Nam, Tập đoàn CIP đang phát triển dự án điện gió ngoài khơi La Gàn với tổng công suất 3,5 GW tại tỉnh Bình Thuận, đặt mục tiêu trở thành dự án điện gió ngoài khơi quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam. Dựa trên nghiên cứu của tập đoàn, tỷ lệ nội địa hóa tại một trang trại gió ngoài khơi của Việt Nam có thể lên đến trên 40%.

Với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 10,5 tỷ USD cho trang trại điện gió ngoài khơi La Gàn, 4,4 tỷ USD sẽ được chi tiêu cho các hạng mục được thực hiện tại Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực: Phát triển và quản lý dự án, cung cấp phần móng, trạm biến áp trên bờ và ngoài khơi, cảng xây dựng, vận hành và dịch vụ bảo trì.

Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) được thành lập vào năm 2012, hiện là nhà đầu tư tập trung vào lĩnh vực năng lượng tái tạo lớn nhất trên thế giới, đồng thời là một trong những nhà phát triển điện gió ngoài khơi lớn nhất thế giới.

CIP hiện đang quản lý 12 quỹ đầu tư vào năng lượng tái tạo với tổng vốn huy động khoảng 30 tỷ USD. CIP đã đầu tư và phát triển danh mục dự án năng lượng tái tạo dẫn đầu thị trường với tổng công suất khoảng 120GW tại nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó, gần một nửa danh mục dự án cho CIP phát triển (tương ứng khoảng 60GW) là điện gió ngoài khơi.

Lại nói về dự án Changfang và Xidao, khi hoạt động hết công suất, nhà máy điện gió sẽ cung cấp đủ năng lượng cho khoảng 650.000 hộ gia đình Đài Loan (Trung Quốc) và dự kiến sẽ giúp giảm 1,1 triệu tấn CO2 ​​hàng năm.

Bên cạnh đó, Changfang và Xidao là dự án có tỷ lệ nội địa hóa cao nhất trong lịch sử ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi của Đài Loan (Trung Quốc). Dự án gồm 62 tua-bin Vestas V174 và móng jacket do Công ty Century Wind Power của Đài Loan (Trung Quốc) cung cấp.

Trong mảng kỹ thuật hàng hải, Công ty Boskalis HwaChi Offshore Wind Taiwan chịu trách nhiệm vận chuyển và lắp đặt móng jacket, Công ty CSBC-DEME Wind Engineering (CDWE) đảm nhận việc vận chuyển và lắp đặt tua-bin ngoài khơi. Trong quá trình xây dựng, nhóm phát triển dự án đã chuyển giao thành công kinh nghiệm và công nghệ quốc tế cho Đài Loan (Trung Quốc) và thúc đẩy sự trưởng thành của chuỗi cung ứng trong nước.

CIP và các đối tác hiện sở hữu ba dự án điện gió ngoài khơi tại Đài Loan (Trung Quốc) với tổng công suất khoảng 1,4 GW, bao gồm: Changfang và Xidao (600MW), Zhongneng (300MW) và Fengmiao (500MW). Trong đó, dự án Zhongneng đang được xây dựng và dự kiến sẽ đi vào vận hành thương mại vào năm 2025, dự án Fengmiao đặt mục tiêu đạt được quyết định đầu tư vào cuối năm 2024 và vận hành thương mại vào năm 2027.

Ánh Dương
Bài viết cùng chủ đề: Điện gió

Tin cùng chuyên mục

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử