Thứ hai 23/12/2024 18:45
Xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi

Đảm bảo an toàn dịch bệnh là yêu cầu tiên quyết

Đây là ý kiến của nhà quản lý, của nhiều doanh nghiệp (DN), đưa ra tại Hội nghị hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức sáng nay (7/6), tại Hà Nội.
Toàn cảnh hội nghị

Hội nghị có sự tham gia của nhiều tập đoàn, DN sản xuất chế biến thức ăn chăn nuôi lớn trên cả nước như Tập đoàn Dabaco Việt Nam, Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam, Công ty TNHH Koyu & Unitek, Công ty TNHH Ba Huân…

Xuất khẩu 10,6 nghìn tấn thịt lợn

Theo báo cáo của Cục Thú y, hiện nay thịt lợn đã được xuất khẩu (XK) chính ngạch sang một số thị trường trong khu vực như Hồng Kong, Malaysia với hai loại sản phẩm là thịt lợn sữa và thịt lợn choai đông lạnh. Cả nước có 6 cơ sở giết mổ XK sang Hồng Kông và 2 cơ sở giết mổ XK sang Malaysia. Năm 2016, sản lượng thịt lợn XK đạt 11 nghìn tấn, trị giá 100 triệu USD. Trong 5 tháng đầu năm 2017, sản lượng XK đạt 10,6 tấn, trị giá 46 triệu USD. Trong nhiều năm qua, sản phẩm thịt lợn sữa, thịt lợn choai của Việt Nam luôn đảm bảo về chất lượng, an toàn thực phẩm, không có lô hàng XK bị trả về và đã tạo được uy tín trên thị trường.

Thịt gia cầm mới chỉ sản xuất và tiêu thụ trong nước, chưa có sản phẩm XK. Hiện mới có hai DN đăng ký XK sản phẩm thịt gà đã qua chế biến sang Nhật Bản là Công ty TNHH Koyu & Unitek đăng ký năm 2016 và Công ty TNHH CP Việt Nam đăng ký tháng 5/2017.

Sản phẩm trứng gia cầm đã được XK sang một số thị trường như: Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản. Tuy nhiên, mới chỉ giới hạn ở các sản phẩm trứng gia cầm đã qua chế biến như trứng vịt muối, trứng vịt bắc thảo, trứng chim cút đóng hộp. Hiện nay cả nước mới có 5 cơ sở XK các sản phẩm trứng nêu trên.

Chia sẻ về những tồn tại, bất cập đối với tình hình chăn nuôi lợn và gia cầm, giết mổ và XK của ngành chăn nuôi hiện nay, ông Phạm Văn Đông - Cục trưởng Cục Thú y – cho hay, hầu hết các cơ sở giết mổ đều không có hệ thống cấp đông, bảo quản lạnh, không có chuỗi sản xuất thịt bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm (trừ Công ty TNHH Koyu & Unitek tại tỉnh Đồng Nai mới được đầu tư hoàn thiện chuỗi sản xuất khép kín từ khâu chế biến thức ăn chăn nuôi đến sản phẩm thịt gà chế biến XK đã được kiểm tra và đánh giá). Trong khi đó, tất cả các nước nhập khẩu đều yêu cầu phải có chuỗi sản xuất bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, việc xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh còn gặp nhiều khó khăn. Hiện Việt Nam chưa có vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh được Tổ chức OIE công nhận.

Cần đảm bảo an toàn dịch bệnh

Tại hội nghị, đại diện các DN cũng cho biết, để đẩy mạnh XK sản phẩm chăn nuôi, vấn đề đảm bảo an toàn dịch bệnh là yêu cầu tiên quyết. Là công ty tham gia thị trường XK lợn được 17 năm, ông Nguyễn Đức Hoàng - Chủ tịch HĐQT Công ty Thắng Lợi- cho hay, mọi hoạt động xúc tiến thương mại đều vô nghĩa nếu ngành thú y hai nước không thông thương. Bài học “xương máu” của chúng tôi là hoàn thiện hồ sơ XK sang Singapore nhưng cơ quan thú y nước này trả lời là không xem xét hồ sơ của Việt Nam vì còn dịch lở mồm long móng. Để XK thịt lợn chính ngạch, ông Hoàng đề nghị Nhà nước cần xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, vì DN không đủ sức đầu tư.

Đánh giá về tình hình XK sản phẩm chăn nuôi, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho rằng, các sản phẩm chăn nuôi của chúng ta chưa đáp ứng được yêu cầu, rào cản kỹ thuật từ các nước nhập khẩu, giá thành cao, năng lực cạnh tranh còn hạn chế; do hạn chế về thông tin về thị trường nên không nắm được thị trường đang cần gì; chưa gắn kết giữa sản xuất chế biến và tiêu thụ; khâu trung gian “ăn khá dày” dẫn đến người chăn nuôi bán giá thấp, người tiêu dùng mua giá cao.

Cũng theo Thứ trưởng Vũ Văn Tám, đối với XK động vật sống, các nước nhập khẩu có yêu cầu rất khắt khe về điều kiện đảm bảo an toàn dịch bệnh, có rất nhiều rào cản kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Chính vì vậy, chúng ta cần có các vùng sản xuất an toàn dịch bệnh, các cơ sở phải thực hiện chăn nuôi, sản xuất an toàn dịch bệnh. Về vấn đề này cần có quy hoạch cụ thể và có chính sách phù hợp nhằm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của nước nhập khẩu.

Hiện Bộ NN&PTNT đang xây dựng đề án “Phát triển chuỗi sản xuất động vật, sản phẩm động vật để XK”. Mục tiêu cụ thể, năm 2017, hoàn thành xây dựng chuỗi thịt gà chế biến chín XK đi thị trường Nhật Bản và từ năm 2018 tiếp tục mở rộng sang thị trường châu Á, châu Âu. Đối với thịt lợn, dự kiến hết năm 2020 xây dựng được một số chuỗi sản xuất thịt lợn chế biến chín xuất sang Đông Nam Á, châu Á, châu Âu…
Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Hàng trăm doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi triển lãm IGHE và IBTE 2024

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 900 gian hàng tham dự Triển lãm quốc tế Vietbuild Home

Mekong Connect 2024: Hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới

Đà Nẵng: Hỗ trợ doanh nghiệp kỹ năng xúc tiến thương mại sang thị trường RCEP

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

‘Kéo’ nhà mua hàng quốc tế đến Việt Nam để quảng bá rau, quả

Khai mạc Tuần hàng nông sản, đầu tư kết nối tiêu thụ sản phẩm của tỉnh Tuyên Quang tại Hải Phòng

Khai mạc triển lãm quốc tế chuyên ngành thiết bị làm bánh tại Việt Nam

Khai mạc Tuần lễ kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm ngành lương thực thực phẩm

Quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Vĩnh Phúc

Hà Nội: Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP tại huyện Ba Vì

Hiệp định EVFTA: Cơ hội rộng mở để nông sản Việt vào thị trường EU

Xúc tiến, quảng bá nông sản Yên Bái tại Hà Nội

Tăng trưởng xanh và bền vững không chỉ là xu hướng mà trở thành điều kiện tiên quyết

Khai mạc Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2024

Chủ tịch chuỗi gần 150 siêu thị thực phẩm Nhật Bản đến Đà Nẵng tìm nguồn hàng

Sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ Việt Nam hút khách châu Âu

Vietnam Grand Sale 2024: Tạo đột phá kích cầu tiêu dùng nội địa, tăng trưởng kinh tế dịp cuối năm

Khai mạc Lễ phát động Chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia 2024