Chủ nhật 22/12/2024 23:49

Đắk Nông: Vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng khai thác bô xít

Nhà máy Alumin Nhân Cơ đứng trước nguy cơ phải giảm tải hoặc ngưng hoạt động vì không còn đất sạch để khai thác quặng bô xít.

Nguy cơ ngừng hoạt động nhà máy, ảnh hưởng xuất khẩu

Nhà máy Alumin Nhân Cơ thuộc Công ty Nhôm Đắk Nông - TKV (DNA) (tại huyện Đắk Rlấp, /chu-de/tinh-dak-nong.topic) là một trong hai dự án thí điểm trong ngành công nghiệp mới - công nghiệp khai thác chế biến quặng bô xít để sản xuất alumin tiến tới sản xuất nhôm. Trong năm 2022, tổng sản phẩm tiêu thụ của Nhà máy đạt trên 765.000 tấn, vượt 15% so với kế hoạch. Doanh thu giao khoán đạt trên 3.759 tỷ đồng; đóng góp ngân sách hơn 400 tỷ đồng.

Tuy nhiên, Công ty Nhôm Đắk Nông có nguy cơ phải giảm tải hoặc ngưng hoạt động Nhà máy Alumin Nhân Cơ do thiếu nguyên liệu vì địa phương chậm trễ trong công tác bố trí tái định cư nên nhiều người dân đã cản trở, không bàn giao mặt bằng khai trường quặng bô xít, tạo vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng.

Đắk Nông có tiềm năng lớn về tài nguyên quặng bô xít, với tổng trữ lượng hơn 3,4 tỷ tấn quặng nguyên khai, chiếm 2/3 tổng trữ lượng và tài nguyên quặng bô xít cả nước.

Theo ông Nguyễn Bá Phong – Giám đốc Công ty Nhôm Đắk Nông –TKV, năm 2023, công ty phải có 4,1 triệu tấn quặng nguyên khai và 1,8 triệu tấn tinh quặng cung cấp cho nhà máy, với nền diện tích trên 70ha để đáp ứng công suất 740.000 tấn/năm, việc giải phóng mặt bằng là rất cấp thiết. “Nếu không có các giải pháp quyết liệt, dự kiến đến hết tháng 3/2023, Công ty Nhôm Đắk Nông sẽ không còn đất sạch để khai thác quặng bô xít”, ông Phong thông tin.

Ngoài nguy cơ phải giảm tải hoặc ngừng hoạt động nhà máy, Giám đốc Công ty Nhôm Đắk Nông –TKV còn cho biết, hiện Tập đoàn đã ký kết với các đối tác nước ngoài theo chu kỳ theo hằng năm, hằng quý. Nếu sảm phẩm Alumin không có quặng để sản xuất thì chắc chắn sẽ ảnh hướng đến uy tín của Tập đoàn, thiệt hại về hợp đồng kinh tế xuất khẩu Alumin ra thị trường thế giới. “Vấn đề này sẽ ảnh hưởng rất lớn, và đặc biệt nhất là việc không có sản phẩm thì không có nguồn thu nội địa cho địa phương. Hằng năm, công ty nộp ngân sách cho địa phương là trên 400 tỷ đồng”, ông Phong nêu rõ.

Sớm gỡ vướng cho mặt bằng cho khai thác quặng bô xít

Dự án đầu tư xây dựng công trình Khai thác mỏ bô xít được Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam phê duyệt dự án đầu tư và được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép khai thác với tổng diện tích 3.074ha thuộc các xã trên địa bàn huyện Đắk R’lấp, /chu-de/tinh-dak-nong.topic nhằm bảo đảm nguyên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất nhà máy Alumin Nhân Cơ.

Đến nay, chính quyền địa phương đã bàn giao cho đơn vị khai thác với tổng diện tích là 578ha, có 684 hộ dân bị thu hồi hồi đất và hỗ trợ đền bù về công trình nhà ở, vật kiến trúc. Trong đó, tổng số hộ đủ điều kiện tái định cư là 250 hộ, với tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ đã phê duyệt và giải ngần là khoảng 888 tỷ đồng.

Riêng khu vực khai trường năm thứ 4, 6, UBND huyện Đắk R’lấp đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho 264 hộ, với tổng diện tích thu hồi là khoảng 273ha; phần lớn các hộ dân đã đồng thuận, bàn giao mặt bằng. Tuy nhiên, vẫn còn 90 hộ chưa đồng thuận vì cho rằng đền bù giải phóng mặt bằng, chính sách tái định cư vẫn còn nhiều bất cập, ảnh hưởng tới quyền lợi chính đáng của người dân.

Ông Đỗ Thành Cát, Phó Chủ tịch UBND huyện Đắk R'Lấp, tỉnh Đắk Nông cho biết, hai vấn đề vướng mắc nhất trong giải phóng mặt bằng khai thác quặng bô xít hiện nay là giá đền bù và tái định cư. Huyện cũng đã bố trí 6 khu tái định cư trên địa bàn toàn huyện. Đến bây giờ, UBND huyện đã vận động đa số bà con trong 90 hộ này đã ban giao mặt bằng để phục vụ cho nhà máy Alumin Nhân Cơ. “Tuy nhiên, trong đó có 20 hộ, khoảng 17ha cho đến bây giờ bà con vẫn cho rằng giá cả còn thấp và chưa bố trí tái định cư cho họ. Huyện đang xử lý sớm nhất xây dựng các khu tái định cư này, sớm để bố trí cho bà con trong thời gian sớm nhất trong năm nay”, ông Cát cho hay.

Đắk Nông đang tập trung tháo gỡ khó khăn cho dự án khai thác bô xít.

Từ năm 2006 đến nay, để có mặt bằng và khai trường phục vụ xây dựng Dự án Alumin Nhân Cơ và khai thác quặng bô xít, huyện Đắk R’Lấp đã thu hồi đất nhiều khu vực trên địa bàn, đồng thời phê duyệt 560 lô tái định cư cho các hộ dân có đất thuộc diện bị thu hồi và đủ điều kiện bố trí tái định cư.

Nếu như những năm trước, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tương đối thuận lợi vì giá tiền đền bù tiệm cận với mặt bằng chung thị trường thì trong vài năm gần đây, do ảnh hưởng việc ‘sốt đất’ khiến giá bất động sản lên cao khiến việc đền bù, giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn do người dân không đồng ý với mức bồi thường theo quy định. Tuy nhiên, dù đã chấp nhận tiền đền bù và đã nhận tiền từ năm 2020, gia đình ông Lương Văn Nghị (trú thôn 13, xã Đắk Wer, huyện Đắk R’Lấp) vẫn chưa nhận được đất tái định cư. Giờ đây, ông chỉ mong các cấp sớm đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu tái định cư để phân lô, cấp đất tái định cư để gia đình có nơi ở ổn định.“Gia đình tôi chấp nhận với quyết định thu hồi đất. Tôi cũng đồng ý giao mặt bằng không có vướng mắc gì nữa. Bây giờ, dân chúng tôi mong sao bên chính quyền, các cấp các ngành đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ tái định cư cho dân. Để gia đình có một nơi ở nó kiên cố, cố định hơn”, ông Nghị giãi bày.

Tại cuộc họp nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động của Nhà máy Alumin Nhân Cơ được tổ chức vào đầu tháng 2/2023, ông Lê Trọng Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông đã chỉ đạo UBND huyện Đắk R’Lấp phải tăng cường tuyên truyền, vận động người dân đã nhận tiền đền bù bàn giao mặt bằng cho Nhà nước. Trường hợp đã được tính đúng, tính đủ việc kiểm kê, đền bù và đã vận động mà vẫn chây ỳ thì củng cố hồ sơ, cưỡng chế theo quy định pháp luật.

Đức Thảo

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản