Thứ sáu 22/11/2024 03:39

Đắk Nông: Thúc đẩy phát triển du lịch cộng động tại huyện Krông Nô

Huyện Krông Nô (tỉnh Đắk Nông) hướng đến xây dựng các sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với phát triển kinh tế, tuy nhiên vẫn còn đó những khó khăn…

Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững nhất cho cư dân bản địa, giúp bảo tồn và phát huy những nét văn hóa độc đáo của địa phương. Tại huyện Krông Nô, /chu-de/tinh-dak-nong.topic, nơi được thiên nhiên ưu đãi với khi hậu ôn hòa, có nhiều danh lam thắng cảnh, và cũng vùng đất giao thoa văn hóa, nơi có nhiều cồng đồng dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời.

Với những thế mạnh riêng, nơi đây có đầy đủ các điều kiện để trở thành điểm du lịch văn hoá, cộng đồng mới của tỉnh Đắk Nông, phục vụ cho nhu cầu về du lịch cộng đồng, văn hóa. Tổ du lịch cộng đồng Yốk Nâm Nung được thàng lập tháng 8/2022, là một trong số những tổ làm du lịch cộng đồng hiếm hoi của huyện Krông Nô.

Thời điểm đầu mới thành lập, tổ du lịch có có 26 hộ thành viên tham gia đến nay đã có 43 hộ, đây có thể coi là tín hiệu đáng mừng trên vùng đất con nhiều khó khắn khi người dân đã biết tận dụng những giá trị sẵn có để làm kinh tế.

Du khách đến với Tổ du lịch cộng đồng Yốk Nâm Nung

Tuy nhiên, sản phẩm du lịch cộng đồng của địa phương chưa phát huy được tiềm năng, thế mạnh sẵn có, cùng với việc đường sá đi lại còn khó khăn, các sản phẩm du lịch bổ trợ còn đơn điệu, người dân bản địa chưa có kinh nghiệm, kỹ năng trong làm du lịch cộng đồng nên doanh thu từ du lịch thấp, hoạt động du lịch manh mún, không bài bản.

Ông Y K’Rêu – Đại diện Tổ du lịch cộng đồng Yốk Nâm Nung (huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) chia sẻ, được biết các địa phương khác nhờ phát triển du lịch có thể làm kinh tế nên gia đình ông và một số hộ gia đình khác tại bon tại xã Nâm Nung cũng đã đi tham quan, học hỏi để phát triển mô hình du lịch này tại địa phương, với mong muốn quảng bá sản phẩm do người dân làm ra như những sản phẩm thêu thùa, đan lát, ẩm thực đặc sản và văn hóa cồng chiêng, nâng cao kinh tế cho gia đình, góp phần xây dựng nông thôn mới, địa phương ngày càng đi lên.

“Sau một thời gian phát triển, được du khách biết đến và được chính quyền địa phương hỗ trợ, tạo điều kiện tập huấn, nâng cao năng lực làm du lịch cộng đồng thì cũng bắt đầu có thu nhập từ du lịch. Vì vậy, người dân cũng đã nỗ lực hơn trong việc tham gia phát triển”, ông Y K’Rêu cho biết và chia sẻ thêm: “Công tác phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương vẫn còn nhiều khó khăn, một số hộ gia đình vẫn chưa chú trọng vào việc phát triển. Cùng với đó, việc thiếu vốn phát triển, nơi lưu trú cho du khách còn tạm bợ, thiếu thốn, phải liên kết nhà văn hóa cộng đồng, nhà Rông của các bon để khách lưu trú. Ngoài ra, dù địa phương có nhiều điểm du lịch đẹp, giàu bản sắc nhưng vẫn chưa được khai thác và quảng bá đúng cách”.

Dù đã bắt đầu có thu nhập từ việc phát triển du lịch cộng đồng, người dân tại xã Nâm Nung, huyện Krông Nô vẫn đang phải làm thêm nhiều công việc khác để đảm bảo kế sinh nhai. Ông Y Thanh Ya – Thành viên Tổ du lịch cộng đồng Yốk Nâm Nung chia sẻ, việc địa phương phát triển mô hình du lịch đem lại nhiều niềm vui và lợi ích cho người dân bản địa, tuy nhiên, hiện du lịch cộng đồng mới đang ở bước chuẩn bị, chưa được khai thác đúng cách nên ông đã làm thêm công việc khác vì thu nhập ổn định hơn việc làm du lịch, có thể phụ giúp kinh tế gia đình.

“Việc làm du lịch cộng đồng cũng nhằm quảng bá bản sắc văn hóa tại chỗ cho khách du lịch được biết. Tôi cũng mong muốn chính quyền hỗ trợ, nâng cao năng lực làm du lịch cho bà con, để bà con hiểu rõ về tiềm năng và lợi ích từ phát triển du lịch”, ông Y Thanh Ya bày tỏ.

Du lịch cộng đồng mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững cho bản địa.

Hiểu được nỗi lo của người dân, chính quyền địa phương cũng đã tạo cơ chế và triển khai nhiều kế hoạch nhằm tuyên truyền người dân hiểu rõ được lợi ích và những khó khăn trong bước đầu phát triển du lịch cộng đồng. Bà H’Thương, Phó Chủ tịch UBND xã Nâm Nung kiêm Trưởng Ban quản lý du lịch cộng đồng Yốk Nâm Nung, cho biết, từ thời điểm bắt đầu thành lập mô hình du lịch cộng đồng, địa phương đã đón 2 đợt khách, tuy số lượng hạn chế nhưng du khách đã có phản hồi tốt về công tác du lịch địa phương.

“Tôi mong muốn các cấp có thẩm quyền quan tâm, tạo điều kiện phát triển cho hoạt động du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện, tỉnh Đắk Nông. Dù du lịch cộng đồng là phải do người dân tự đứng lên, phát triển tuy nhiên kinh tế của từng hộ dân vẫn còn hạn chế nên gặp khó khăn nhất định, nên việc hỗ trợ nguồn vốn cần được quan tâm, nhất là đối với những xã phát triển du lịch cộng đồng, trong đó có xã Nâm Nung”, bà H’Thương cho hay.

Ngoài việc ban hành các chủ trương chính sách, huyện Krông Nô, /chu-de/tinh-dak-nong.topic và các Sở, ban ngành chức năng đã chủ động phối hợp, kêu gọi các doanh nghiệp về khảo sát để đầu tư phát triền du lịch tại huyện. Nhưng trước tiên muốn phát triển được du lịch cộng đồng cần phải bảo đảm được nguồn thu nhập cho người dân, để cho cơm áo gạo tiền không còn là nỗi lo và để cho người dân an tâm đưa những nét đẹp văn hóa của địa phương đến với du khách.

Đức Thảo

Tin cùng chuyên mục

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Tỉnh Sơn La sẽ tổ chức gian hàng trưng bày sản phẩm tại Lễ khai trương Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Cảng biển Dung Quất vẫn chưa đáp ứng đúng kì vọng

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo lập không gian đô thị xanh, thu hút đầu tư

Quảng Ninh: Vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm nỗ lực vượt khó sau bão

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân