Thứ sáu 18/04/2025 20:59

Đại đức Thích Nhuận Đức và câu chuyện “sám hối chồng sám hối”: Việc cũ nhưng không cũ!

Một sự việc hiếm có xảy đến với một tu sĩ Phật giáo như Đại đức Thích Nhuận Đức khi đang nhận kỷ luật sám hối lại phải sám hối do những phát ngôn trong quá khứ.

Theo đó, Đại đức Thích Nhuận Đức hiện đang phải chịu kỷ luật của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nghiêm cấm Đại đức thuyết giảng trong mọi hình thức trong thời gian 1 năm. Đại đức Thích Nhuận Đức phải sám hối chư Tăng và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đồng thời bị kỷ luật biệt chúng tổ đình Hộ Pháp (thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

Trong khi đó, lại có những phản ánh về những lời khiếm nhã của vị tu sĩ này trong một video ghi hình năm 2023 khi nói về đồng bào Khmer. Những phản ánh này đã được Giáo hội cho kiểm tra và sự việc này đã khiến Đại đức Thích Nhuận Đức phải có thư sám hối một lần nữa.

Thư sám hối của Đại đức Thích Nhuận Đức. (Ảnh: GN)

Thư viết: "Trong năm 2023, trong buổi nói chuyện vui với Phật tử, vô tình con có lời xúc phạm đến người dân tộc Khmer. Nay con thành thật xin sám hối quý ngài, kính mong quý ngài từ bi hỉ xả bỏ qua cho con những chuyện cũ và xin lỗi tất cả đồng bào dân tộc Khmer. Và bắt đầu kể từ hôm nay, con không tái phạm nữa. Những bài giảng mang tính nhạy cảm con đều đã gỡ xuống hết từ lâu trong trang cá nhân của chùa sau ngày 4/6...".

Đại đức Thích Nhuận Đức cũng xin sám hối đối với những bài giảng mang tính nhạy cảm trước ngày 4/6/2024, mong được chư tôn đức lãnh đạo Giáo hội Phật giáoViệt Nam, lãnh đạo Phật giáo Nam tông Khmer và đồng bào Khmer “mở rộng lòng thương".

Những ngày này, Phật tử cả nước cùng những người mến mộ Phật giáo chứng kiến Giáo hội Phật giáo Việt Nam liên tiếp đưa ra các mức kỷ luật nghiêm khắc với các vị tu sĩ đã có những phát ngôn ảnh hưởng đến hình ảnh Phật giáo trong quá trình thuyết pháp.

Đương nhiên, việc xử lý này là cần thiết và nằm trong khuôn khổ quy định của Hiến chương Giáo hội cũng như nội quy Ban Tăng sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, phù hợp luật Phật. Nhưng khi một hình thức kỷ luật được đưa ra với một cá nhân, đó là điều đau lòng không ai mong muốn, nhất lại là xử lý tu sĩ sai phạm trong quá trình thuyết pháp.

Sự phát triển của mạng xã hội đã đem đến cho không khí Phật học và các không gian thuyết pháp những sự lan toả mới của trí tuệ nhà Phật, từ đó đem lại hiệu quả cho sự tu học của các Phật tử cũng như các lợi ích tinh thần cho bản thân các Phật tử và xã hội.

Việc thuyết pháp như trí tuệ của Đức Phật từng nêu lên rằng: “Ta sẽ thuyết pháp theo tuần tự; Ta sẽ thuyết pháp với mắt nhìn vào pháp môn; Ta sẽ thuyết pháp với lòng từ mẫn; Ta sẽ thuyết pháp, không phải vì tài vật; Ta sẽ thuyết pháp, không làm thương tổn cho mình và người”.

Lời đó của Đức Thế Tôn vẫn còn nguyên răn dạy với các bậc tu sĩ tiến hành thuyết pháp tới đông đảo Phật tử và những người mến mộ Ngài. Đó cũng là 5 cái đức mà người thuyết pháp tu hành cần có, cần luôn soi mình vào đó để lan toả trí tuệ của Đức chí tôn tới muôn người.

Thiển nghĩ, một vài vụ việc cá biệt như vừa qua nhưng đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới hình ảnh của đạo Phật, hình ảnh của người tu sĩ Phật giáo trong xã hội. Thế nên nhắc lại những câu chuyện cũ để nói điều không cũ. Đó là hãy thấm nhuần 5 cái đức thuyết pháp của Đức Thế Tôn để tất cả mọi người cả Phật tử lẫn những ai mến mộ đạo Phật đều thấm nhuần cái từ bi, cái hỉ xả trong triết lý nhà Phật để tâm thiện hơn, tính thiện hơn. Bởi phụng sự chúng sinh xưa nay vẫn là thiết thực cúng dường chư Phật.

Quang Lộc
Bài viết cùng chủ đề: Thích Nhuận Đức

Tin cùng chuyên mục

Đạo đức giá bao nhiêu?

Bê bối sữa giả: Hơn 500 tỷ trục lợi từ niềm tin người tiêu dùng

Thực phẩm bẩn tràn lan: Vai trò người tiêu dùng ở đâu?

Vụ việc MC Quyền Linh và 'khoảng trống' trong văn hóa ứng xử

Sẽ có cây sen Việt Nam vững vàng trong kỷ nguyên số

Hãy để mỗi món quà là một dấu ấn Hà Nội

Không thể xuyên tạc quan hệ tốt đẹp Việt – Trung: ‘Vừa là đồng chí vừa là anh em’

Từ kẹo Kera tới sữa giả 500 tỷ đồng: Tội ác không thể dung thứ!

Cây gạo ở Hà Nam bị chặt và lỗ hổng quản lý văn hoá

Cần xác minh, xử lý nghiêm sự ngông cuồng, lệch chuẩn của Lê Việt Hùng

Sốt đất Hà Nội quay lại: Hồi chuông cảnh báo từ ‘bóng ma’ 2008

Cậu bé cứu bạn: Lan tỏa cảm xúc đẹp trong cộng đồng

Đi bộ sang đường sai luật: Thói quen nhỏ, hiểm họa lớn

Đề thi Văn từ sách giáo khoa: Thay đổi chóng mặt, học sinh hoang mang

AI trong xuất khẩu: Lời giải cho bài toán hội nhập số

Nghệ sĩ với quảng cáo: Sức hút và rủi ro pháp lý

Bảo tàng đông kín dịp lễ: Lịch sử vẫn luôn có sức hút

Chuyện huyện Tương Dương bị đòi nợ: Cần minh bạch, trách nhiệm và giám sát

Cần lên án hành động cợt nhả, xem thường Quốc tang

Cứu hộ động đất Myanmar: 'Không ai bị bỏ lại phía sau'