Đại biểu Tạ Đình Thi: Việt Nam cần khoảng 86 tỷ USD cho lộ trình chuyển dịch năng lượng đến năm 2030

Sáng 1/6 thảo luận tại hội trường đại biểu Tạ Đình Thi chỉ ra 4 thách thức lớn trong thực hiện chuyển dịch năng lượng, thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP 26
Chuyển dịch năng lượng và bài toán thiếu nguồn nhân lực Chuyển dịch năng lượng: Cách nào gỡ nút thắt tài chính?

Sáng 1/6, Quốc hội tiếp tục thảo luận về nội dung đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022, tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023.

Thảo luận tại hội trường, đại biểu Tạ Đình Thi - Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội đã chỉ ra những thách thức khó khăn cho Việt Nam trong thực hiện cam kết của Chính phủ giảm phát thải ròng bằng “0” tại COP 26.

Đại biểu Tạ Đình Thi: Việt Nam cần khoảng 86 tỷ USD cho lộ trình chuyển dịch năng lượng đến năm 2030
Quốc hội thảo luận tại hội trường sáng ngày 1/6

Ghi nhận những thành quả của đất nước trong phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua trong bối cảnh thế giới, khu vực có nhiều khó khăn, nhiều diễn biến phức tạp. Tuy nhiên đại biểu Tạ Đình Thi cho rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành, toàn dân, toàn quân, nước ta tiếp tục vượt qua khó khăn, thách thức và đạt được nhiều kết quả về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, tạo môi trường ổn định cho phát triển.

Theo đại biểu Tạ Đình Thi, quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị là cơ hội tạo ra sự phát triển đột phá về mọi mặt đối với mỗi quốc gia, khu vực, địa phương. Trên thế giới, các đô thị đang đóng góp khoảng 80% GDP toàn cầu.

Ở Việt Nam, đô thị hóa và phát triển đô thị đang trở thành động lực quan trọng phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp khoảng 70% GDP cả nước. Các đô thị hiện nay chính là các cực tăng trưởng kinh tế và trung tâm đổi mới sáng tạo; khoa học, công nghệ; giáo dục, đào tạo; y tế. Điển hình là Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức về thể chế, kinh tế, xã hội, môi trường, biến đổi khí hậu.

Đại biểu Tạ Đình Thi: Việt Nam cần khoảng 86 tỷ USD cho lộ trình chuyển dịch năng lượng đến năm 2030
Đại biểu Tạ Đình Thi phát biểu tại hội trường sáng 1/6

Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Quốc hội đã ban hành nhiều đạo luật liên quan và gần đây là hai Nghị quyết số 75/2022/QH15 ngày 15/11/2022 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV và số 81/2023/QH15 ngày 9/01/2023 về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 và Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 về phân loại đô thị.

Để sớm thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, đại biểu Tạ Đình Thi kiến nghị Chính phủ cần đẩy nhanh việc nghiên cứu xây dựng Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, Luật Quản lý phát triển đô thị; hoàn thành phê duyệt Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn, quy hoạch 5 thành phố trực thuộc Trung ương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; triển khai hiệu quả các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Liên quan đến vấn đề chuyển dịch năng lượng, đại biểu Tạ Đình Thi nhận định: Đây là xu hướng tất yếu trên thế giới nhằm giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất, bảo đảm an ninh năng lượng, giảm thiểu tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội - môi trường và đang được triển khai hiệu quả ở nhiều nước. Cùng với cộng đồng quốc tế, tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 26), Việt Nam đã đưa ra tuyên bố chính trị mạnh mẽ về việc phấn đấu đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Để hiện thực hóa mục tiêu này, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, trong đó có nội dung về chuyển dịch năng lượng.

Từ những phân tích trên, vị đại biểu này đã chỉ ra 4 thách thức lớn cho việc triển khai, bao gồm tài chính, công nghệ, quản trị và nhân lực, trong đó thách thức lớn nhất vẫn là nguồn vốn.

Theo ước tính, Việt Nam cần khoảng 86 tỷ USD đến năm 2030 và 370 tỷ USD cho lộ trình chuyển dịch đến năm 2050. Chỉ riêng đối với việc triển khai Quy hoạch điện VIII, trong giai đoạn 2021-2030, tổng vốn đầu tư phát triển nguồn và lưới điện truyền tải khoảng 134,7 tỷ USD. Như vậy, nguồn lực đầu tư rất lớn so với khả năng cân đối của nền kinh tế với mức dự báo phát triển kinh tế thế giới và trong nước thời gian tới.

Do đó, tôi kiến nghị với Chính phủ cần sớm nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù thu hút, huy động nguồn vốn đầu tư tư nhân và nước ngoài vào các dự án năng lượng, chú trọng các cơ chế tài chính xanh, tín dụng xanh và các tổ chức tài chính quốc tế, cơ chế tài chính quốc tế JETP trên cơ sở bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia”- đại biểu Tạ Đình Thi nhấn mạnh.

Đại biểu Tạ Đình Thi cũng gửi đến Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ý kiến kiến nghị của cử tri, nhân dân 4 huyện Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Mỹ Đức, TP. Hà Nội về việc sớm điều chỉnh quy hoạch phòng chống lũ và đê điều đối với hạ lưu sông Hồng, sông Đáy cho phù hợp với thực tế và quan tâm đầu tư giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy.

Thu Hường - Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chuyển dịch năng lượng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025

Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025

Ngày 20/11, Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định 1437/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025.
Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư tạo xung lực mới cho quan hệ hai nước

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư tạo xung lực mới cho quan hệ hai nước

Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia sẽ củng cố mạnh mẽ nền tảng quan hệ chính trị và tiếp thêm động lực thúc đẩy hơn nữa hợp tác chiến lược.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan

Chiều 20/11, Chủ tịch nước Lương Cường đã có buổi tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.
Làm đường sắt tốc độ cao, đại biểu đề nghị huy động sức dân

Làm đường sắt tốc độ cao, đại biểu đề nghị huy động sức dân

Nhiều đại biểu Quốc hội đặt vấn đề khả năng cân đối nguồn vốn khi thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, do vậy đại biểu đề nghị huy động sức dân.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long tiếp Chủ tịch Tập đoàn Cảng thông tin Trung Quốc-ASEAN

Phó Thủ tướng Lê Thành Long tiếp Chủ tịch Tập đoàn Cảng thông tin Trung Quốc-ASEAN

Phó Thủ tướng Lê Thành Long tiếp Chủ tịch Tập đoàn Cảng thông tin Trung Quốc-ASEAN nhân chuyến công tác Trung Quốc.

Tin cùng chuyên mục

Nợ công thấp phù hợp để đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc Nam

Nợ công thấp phù hợp để đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc Nam

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường và Trần Hoàng Ngân, việc đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam là phù hợp trong điều kiện nợ công của chúng ta thấp.
Ngày Nhà giáo suy ngẫm về lời Tổng Bí thư

Ngày Nhà giáo suy ngẫm về lời Tổng Bí thư 'phát động Bình dân học vụ số'

Tổng Bí thư Tô Lâm mới đây đã nhắc lại giá trị của phong trào bình dân học vụ và đề xuất một cách tiếp cận mới: Phát động phong trào bình dân học vụ số.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng giữ chức Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng

Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng giữ chức Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng

Ngày 20/11, Văn phòng Trung ương Đảng đã tổ chức lễ công bố quyết định của Ban Bí thư về điều động, bổ nhiệm chức vụ Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Hội nghị G20: Việt Nam thúc đẩy quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế

Hội nghị G20: Việt Nam thúc đẩy quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế

Tại hội nghị thượng đỉnh G20 Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có 7 cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế.
Hội nghị ADMM-18: Chung tay xây dựng hoà bình, củng cố an ninh và phát triển bền vững

Hội nghị ADMM-18: Chung tay xây dựng hoà bình, củng cố an ninh và phát triển bền vững

Ngày 20/11, tại Vientiane (Lào), Hội nghị ADMM-18 đã diễn ra dưới sự chủ trì của Đại tướng Chansamone Chanyalath, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo:

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: 'Hôm nay, tôi là người hạnh phúc nhất trên thế gian này'

Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 20/11 năm nay có một điều rất đặc biệt, niềm hạnh phúc của các nhà giáo đó là Quốc hội thảo luận về Luật Nhà giáo.
Triển vọng phát triển mạnh mẽ trong quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominicana

Triển vọng phát triển mạnh mẽ trong quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominicana

Thủ tướng thăm chính thức Cộng hòa Dominica, phóng viên TTXVN có cuộc phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Cuba kiêm nhiệm Cộng hòa Dominica Lê Quang Long.
Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Sau chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 và hoạt động song phương tại Brazil, Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominica.
Đại biểu Quốc hội: Cần có cơ chế quản lý đối với việc dạy thêm, học thêm

Đại biểu Quốc hội: Cần có cơ chế quản lý đối với việc dạy thêm, học thêm

Đề cập về việc dạy thêm, học thêm, đại biểu Quốc hội đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phối hợp với các cơ quan để đưa ra cơ chế quản lý đối với vấn đề này.
Dự án Luật Nhà giáo: Tháo gỡ nhiều điểm nghẽn trong ngành giáo dục

Dự án Luật Nhà giáo: Tháo gỡ nhiều điểm nghẽn trong ngành giáo dục

Từ thực tiễn, kinh nghiệm quản lý trong ngành giáo dục, đại biểu Quốc hội cho biết, hiện trạng thừa - thiếu giáo viên cục bộ đang ngày càng trầm trọng.
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo

Ngày 20/11 - Ngày Nhà giáo Việt Nam, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội dành trọn phiên họp buổi sáng để thảo luận về dự án Luật Nhà giáo.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam cam kết đóng góp cho sự phát triển thế giới xanh, sạch, đẹp, bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam cam kết đóng góp cho sự phát triển thế giới xanh, sạch, đẹp, bền vững

Ngày 19/11 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu tại phiên thảo luận về phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng, Hội nghị G20.
Đội ngũ giảng viên ngành Công Thương: Khẳng định sứ mệnh vẻ vang trong sự nghiệp

Đội ngũ giảng viên ngành Công Thương: Khẳng định sứ mệnh vẻ vang trong sự nghiệp 'trồng người'

Các cơ sở đào tạo ngành Công Thương nói chung, đội ngũ những người làm công tác giáo dục nói riêng đã luôn nỗ lực đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Armenia Alen Simonyan

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Armenia Alen Simonyan

Chiều 19/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
Vụ học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Thủ tướng chỉ đạo nỗ lực tìm kiếm học sinh mất tích

Vụ học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Thủ tướng chỉ đạo nỗ lực tìm kiếm học sinh mất tích

Thủ tướng chỉ đạo nỗ lực tìm kiếm các học sinh còn mất tích trong vụ 06 học sinh bị đuối nước nghiêm trọng tại Phú Thọ, sớm khắc phục hậu quả.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Không để tình trạng dự án chờ mặt bằng

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Không để tình trạng dự án chờ mặt bằng

Liên quan đến giải ngân vốn đầu tư công Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu các địa phương đẩy mạnh giải phóng mặt bằng, không để tình trạng dự án chờ mặt bằng.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tăng cường hơn nữa quan hệ giữa Việt Nam và Mông Cổ

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tăng cường hơn nữa quan hệ giữa Việt Nam và Mông Cổ

Tổng Bí thư đề nghị trên cơ sở tầm mức mới của quan hệ song phương, Việt Nam-Mông Cổ cần tăng cường hơn nữa quan hệ chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế...
Khai mạc Tuần lễ số quốc tế Việt Nam 2024

Khai mạc Tuần lễ số quốc tế Việt Nam 2024

Sáng 19/11, tại TP. Hạ Long, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức Tuần lễ số quốc tế Việt Nam lần thứ 3, chủ đề Trợ lý ảo.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy là đòi hỏi bức thiết

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy là đòi hỏi bức thiết

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả là cần thiết.
Việt Nam đạt được nhiều thành tựu trong bảo đảm quyền con người

Việt Nam đạt được nhiều thành tựu trong bảo đảm quyền con người

Theo Văn phòng Ban chỉ đạo Nhân quyền của Chính phủ, thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong bảo đảm quyền con người theo Công ước ICCPR.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động