Chủ nhật 22/12/2024 13:41

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP phát triển nhanh về lượng và chất

Các sản phẩm OCOP của Đà Nẵng đã có sự đa dạng về nhóm sản phẩm và mẫu mã, chất lượng. Nhiều sản phẩm OCOP phát triển, vươn ra các thị trường quốc tế.

Đà Nẵng có 98 sản phẩm OCOP

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng, chương trình Mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) được triển khai trên phạm vi toàn thành phố, bao gồm cả các phường, với 06 nhóm sản phẩm. Trọng tâm chương trình là phát triển các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương, trong đó tập trung phát triển sản phẩm chủ lực, đặc trưng ở địa phương.

Các đơn vị chủ thể của sản phẩm OCOP tại Đà Nẵng ngày càng chuẩn hóa sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm.

Bà Vũ Thị Bích Hậu – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đà Nẵng thông tin, đến nay, Đà Nẵng đã trải qua 04 năm đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP từ năm 2020 là 18 sản phẩm, năm 2021 là 22 sản phẩm, năm 2022 là 24 sản phẩm. Năm 2023 có thể đánh giá là năm có nhiều chuyển biến tích vực trong việc nâng cao hiệu quả của Chương trình OCOP trên địa bàn thành phố.

Kết quả là thành phố có 48 sản phẩm OCOP gồm sản phẩm mới là 36 sản phẩm, đánh giá phân hạng lại là 12 sản phẩm. Trong đó, UBND cấp quận, huyện đã đánh giá và công nhận 22 sản phẩm đạt 3 sao và Hội đồng cấp thành phố đã đánh giá và trình UBND thành phố công nhận 25 sản phẩm đạt 4 sao và 01 sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao để tham gia, đánh giá phân hạng cấp Trung ương, bà Hậu cho hay.

Lũy kế đến cuối năm 2023, thành phố có 98 sản phẩm OCOP, với 54 sản phẩm 3 sao, 43 sản phẩm 4 sao và 01 sản phẩm tiềm năng 5 sao. Các sản phẩm OCOP đã có sự đa dạng về nhóm sản phẩm và mẫu mã, chất lượng có sự cải thiện đáng kể và nhiều sản phẩm OCOP phát triển, vươn ra các thị trường quốc tế. Đây là nỗ lực không chỉ của các chủ thể mà còn là kết quả của sự phối hợp giữa các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị trong việc triển khai thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn thành phố.

Thành phố Đà Nẵng trao chứng nhận OCOP cho các chủ thể.

Chị Trần Thị Việt Liên – Đại diện Công ty CP Công nghệ Davifood Việt Nam cho biết, đơn vị có 2 sản phẩm đạt OCOP 4 sao là khô bò Kinbe và tép lắc bơ. Đây là đơn vị khởi nghiệp mới và lựa chọn nguyên liệu của Đà Nẵng để tạo ra sản phẩm, hiện Davifood đang cung ứng ra thị trường 7 mặt hàng khác nhau như: Khô bò, bánh tráng, tép lắc bơ... “Các sản phẩm của đơn vị đạt chứng nhận OCOP sẽ tạo được sự khẳng định cũng như tin tưởng hơn đối với khách hàng. Đơn vị sẽ nỗ lực hơn để những dòng sản phẩm khác cũng tiếp tục được tham gia đánh giá phân hạng OCOP cũng như tạo ra những mặt hàng mới thu hút thị trường", chị Liên nói.

Phải giữ được thương hiệu của sản phẩm OCOP

Theo bà Vũ Thị Bích Hậu, để thực hiện hiệu quả chương trình OCOP trong thời gian tới, đối với các chủ thể OCOP, bà đề nghị các chủ thể tiếp tục phát huy tiềm năng, lợi thế của sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm và đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại và chú ý tính riêng biệt, đặc trưng, đặc thù, lợi thế cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại để tạo thương hiệu lợi thế cạnh tranh của sản phẩm.

Các chủ thể OCOP cần chủ động liên kết xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu sản xuất, bảo đảm khả năng truy xuất nguồn gốc theo chuỗi từ nguyên liệu đến sản phẩm OCOP. Cần tiếp tục đầu tư, hoàn quy trình công nghệ, thiết bị tiên tiến, ứng dụng số hóa vào quản lý, sản xuất, bán hàng, nâng cao chất lượng, uy tín sản phẩm và quan trọng là phải giữ được thương hiệu của sản phẩm OCOP.

Đà Nẵng có sản phẩm OCOP nông nghiệp kết hợp du lịch đầu tiên đạt 4 sao.

Đối với các xã, phường, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đề nghị tập trung nghiên cứu, lựa chọn để đề xuất, đăng ký sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP từ cấp quận, huyện lên cấp thành phố. Theo quy định của Chương trình OCOP thì UBND cấp xã, phường tổ chức đánh giá các tiêu chí về nguồn gốc sản phẩm, nguyên liệu địa phương; ý tưởng sản phẩm, bản sắc trí tuệ địa phương và sử dụng lao động địa phương. Do đó, đề nghị lãnh đạo UBND các xã, phường tập trung quan tâm để nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm OCOP tại địa phương, bà Hậu lưu ý.

Ngoài ra, đối với cấp quận, huyện tiếp tục thực hiện tốt Chương trình OCOP theo Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Trong năm 2024, đề nghị các quận, huyện tập trung đánh giá, phân hạng sản phẩm đảm bảo đúng tiến độ, hạn chế việc gửi hồ sơ trễ ảnh hưởng đến tiến độ đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp thành phố. Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đà Nẵng đề nghị các Sở, ban, ngành, đặc biệt là Hội Nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên, Liên minh Hợp tác tiếp tục đồng hành, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để triển khai Chương trình một cách hiệu quả, chất lượng, không chạy theo thành tích.

Cần phối hợp để phát triển các chủ thể OCOP là hội viên nông dân, phụ nữ, đoàn thanh niên cũng như các tổ hợp tác, hợp tác xã. Trong đó, cần tập trung hỗ trợ, phát triển sản phẩm OCOP đối với nhóm hoa, cây cảnh và sinh vật cảnh; hiện nay chưa có sản phẩm được công nhận OCOP đối với nhóm này.

Ngày 6/5 vừa qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng đã tổ chức công bố, trao chứng nhận sản phẩm đạt 4 sao năm 2023 cho 25 sản phẩm và 1 sản phẩm tiềm năng 5 sao; đồng thời triển khai Chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Các sản phẩm OCOP đa dạng ở nhiều lĩnh vực như: Thực phẩm; thủ công mỹ nghệ; dược liệu; đồ uống… Đặc biệt, Đà Nẵng có sản phẩm OCOP nông nghiệp kết hợp du lịch đầu tiên đạt 4 sao là Khu du lịch sinh thái kết hợp phát triển nông nghiệp Banarita Glamping Farm.

Hạ Vĩ
Bài viết cùng chủ đề: sản phẩm OCOP

Tin cùng chuyên mục

Cà phê Bích Thao Sơn La tiếp tục đạt OCOP 5 sao

Hà Nội - Hà Giang kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu

Sóc Trăng: Khai mạc Hội chợ OCOP và Liên hoan ẩm thực đường phố

Hàng trăm gian hàng sản phẩm OCOP vùng miền quy tụ tại TP. Hồ Chí Minh

Thị xã Quảng Yên: Hội đồng OCOP đánh giá kỹ lưỡng chất lượng 12 sản phẩm

Vĩnh Phúc có 141 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP

Sóc Trăng: 350 gian hàng sẽ quy tụ tại Hội chợ xúc tiến thương mại OCOP năm 2024

Đưa hàng Việt chất lượng cao đến với người tiêu dùng Nam Định

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Tuyên Quang: Lần đầu xuất khẩu sản phẩm OCOP sang Vương quốc Anh

Bố Trạch- Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Trung tâm đặc sản Việt Nam: Hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam

Thanh Hóa: Chủ thể OCOP cần sáng tạo để tăng khả năng cạnh tranh, đưa sản phẩm ra thị trường lớn

Tại sao sản phẩm OCOP Thanh Hóa chưa thể bứt phá?

''Bắt bệnh'' lý do sản phẩm OCOP vẫn còn vắng bóng tại các siêu thị

Đà Nẵng: Phiên chợ OCOP hưởng ứng cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Mở 'cánh cửa' cho sản phẩm OCOP vào siêu thị, chuỗi bán lẻ, sàn thương mại điện tử

Kết nối giao thương sản phẩm OCOP Quảng Nam với các nhà cung cấp Đà Nẵng

Quảng Nam và Đà Nẵng 'bắt tay' quảng bá sản phẩm OCOP

70 gian hàng tham gia Ngày hội nông sản OCOP và văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc