Thứ ba 26/11/2024 17:38

Đà Nẵng: Nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin rất lớn, thiếu hụt lao động chất lượng cao

Xuất khẩu phần mềm Đà Nẵng năm 2022 ước đạt 110 triệu USD. Đến năm 2030, ngành công nghiệp công nghệ thông tin sẽ tạo việc làm mới cho khoảng 70.000 lao động.

Công nghiệp công nghệ thông tin sẽ tạo việc làm cho 70.000 người lao động mới

Công nghệ thông tin với tốc độ tăng trưởng cao đã trở thành một trong những lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của TP. Đà Nẵng. Điều này thể hiện rõ qua sự tăng trưởng cả về số lượng doanh nghiệp, lao động cũng như doanh thu toàn ngành.

Giai đoạn 2022 - 2030, ngành công nghiệp công nghệ thông tin tại TP. Đà Nẵng sẽ tạo ra việc làm mới cho khoảng 70.000 người lao động trong lĩnh vực này

Toàn TP. Đà Nẵng hiện có khoảng hơn 44.000 nhân lực công nghệ thông tin. Tăng mạnh so với năm 2018 (khoảng 31.500 lao động). Chủ yếu tập trung trong lĩnh vực phần mềm và nội dung số.

Trong giai đoạn 2015 - 2020, tốc độ tăng trưởng doanh thu công nghệ thông tin đạt đến 20%/năm. Trong 02 năm 2020 và 2021, dù gặp khó khăn do dịch Covid-19, tuy nhiên doanh thu ngành này, nhất là xuất khẩu phần mềm vẫn duy trì tăng trưởng 2 con số.

Năm 2022, tổng thu toàn ngành thông tin truyền thông thành phố ước đạt 34.293 tỷ đồng, đạt 103,4% kế hoạch, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2021. Riêng, kim ngạch xuất khẩu phần mềm đạt 110 triệu USD, đạt 100% so với kế hoạch, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2021.

Xác định công nghiệp công nghệ thông tin là một trong 5 lĩnh vực ưu tiên phát triển, TP. Đà Nẵng dành nguồn lực để phát triển hạ tầng phục vụ doanh nghiệp lĩnh vực này. Trong đó, hiện dự án khu công viên phần mềm số 2 (giai đoạn 1) đã được tăng vốn từ gần 800 tỷ đồng lên 986,3 tỷ đồng. Đây sẽ là nơi làm việc cho hàng chục nghìn kĩ sư công nghệ thông tin trong tương lai.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng - bà Ngô Thị Kim Yến, với tốc độ tăng trưởng hiện tại cùng định hướng phát triển ngành này trong thời gian tới, tại đề án Quy hoạch chung thành phố giai đoạn 2020 - 2025 dự báo thành phố cần bổ sung tối thiểu 7.500 nhân lực công nghệ thông tin mỗi năm, và con số này là 8.000 người/năm cho giai đoạn 2026 - 2030. Tổng số vị trí việc làm mới ngành này tạo ra tại TP. Đà Nẵng đến năm 2030 vào khoảng hơn 70.000 người.

Thiếu lao động chuyên nghiệp, trình độ cao

Khảo sát của Viện Chiến lược công nghệ thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, hiện mới chỉ có 15% sinh viên ngành công nghệ thông tin mới tốt nghiệp đáp ứng được yêu cầu doanh nghiệp; 72% sinh viên không có kinh nghiệm, thực hành và 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng mềm. Đây là thực trạng chung của cả nước, trong đó có TP. Đà Nẵng.

Theo ông Vy Văn Việt - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Đà Nẵng, hiện nay nhu cầu tuyển dụng và số lượng việc làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại thành phố là rất lớn. Đặc biệt là các vị trí việc làm như Lập trình viên, Tester.

Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy nhất trong lĩnh vực này đó là thành phố đang khuyết, thiếu hụt nhiều nhân lực chất lượng cao, nhân lực đủ khả năng làm việc quốc tế, nhân lực trong các lĩnh vực số như AI, IoT, Blockchain… chưa nhiều. Thiếu nhân lực cấp độ quản lý.

Đại diện Hiệp hội Phần mềm đề xuất TP. Đà Nẵng nói riêng, các đại học có ngành đào tạo công nghệ thông tin nói chung cần mở rộng quy mô đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ các ngành yêu cầu trình độ cao như AI, Big Data, IoT, Blockchain, chú trọng đào tạo gắn với nhu cầu thực tiễn.

Khu công viên phần mềm số 2 Đà Nẵng đã được tăng vốn đầu tư lên gần 1.000 tỷ đồng

Còn ông Lee Jong Wook, Giám đốc Trung tâm Phát triển giải pháp về linh kiện xe hơi của Công ty TNHH LG Electronics Việt Nam tại Đà Nẵng cho biết, nhu cầu tuyển dụng của công ty trong 2 năm qua (từ khi mở trung tâm R&D tại TP. Đà Nẵng) liên tục tăng từ 50 người lên đến 250 người và dự kiến sẽ là 500 người trong tương lai. Tuy nhiên, hiện đơn vị đang gặp khó trong tuyển dụng. Mặc dù đơn vị đã liên kết chặt chẽ với các trường đại học, trung tâm đào tạo lĩnh vực công nghệ thông tin trên địa bàn thành phố, tuy nhiên, nguồn lao động lĩnh vực này ở Đà Nẵng phần lớn thiếu kinh nghiệm làm việc, tính chuyên môn và chuyên nghiệp không cao.

“Lao động ở Đà Nẵng có khoảng thời gian làm việc rất ngắn (mức độ gắn bó), khoảng 2-3 năm nên doanh nghiệp gặp khó khi muốn tăng quy mô, mở rộng công ty - đây là bài toán nan giải cho doanh nghiệp công nghệ thông tin. Chưa kể, Đà Nẵng không phải là nơi hấp dẫn để thu hút lao động công nghệ thông tin so sánh với TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh…”, đại diện LG nói đồng thời đề xuất thành phố cần có chính sách để thu hút nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin; tạo không gian “vườn ươm” để tăng năng lực, kỹ năng cứng và mềm cho sinh viên công nghệ thông tin.

Theo ông Lee Jong Wook, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp công nghệ thông tin là ở trí tuệ chứ không phải phần cứng, nên trong lĩnh vực này, nhân lực là “chìa khóa” quyết định thành công của doanh nghiệp. “Nếu không giữ chân được nhân lực thì doanh nghiệp công nghệ thông tin sẽ thua trong cuộc đua toàn cầu hóa. Vì vậy, TP. Đà Nẵng cùng doang nghiệp công nghệ thông tin cần có những chiến lược trung và dài hạn hợp lý để phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin hiệu quả”, ông Lee Jong Wook nói.

Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: thành phố Đà Nẵng

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc: Nhiều cơ hội phát triển dịch vụ logistics xanh

Khai mạc Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024 tại Thái Bình

Hạ tầng số hiện đại - 'chìa khóa' để Quảng Ninh tăng tốc chuyển đổi số

Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Lạng Sơn: Phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Sau sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Thanh Hóa sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà